Sau khi giới thiệu sản phẩm tại CES 2016, LG mới đây vừa công bố kế hoạch bán ra trên toàn cầu của dòng smartphone giá rẻ K series. Theo đó, hai mẫu K10 và K4sẽ được bán ra trên toàn cầu từ trong tuần này. Hiện K10 đã được bán ra ở thị trường quê nhà Hàn Quốc, còn K4 xuất hiện trên websitecủa LG tại Nga.
LG cho biết, cả K10 và K4 sẽ được bán ra ở châu Âu, Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) bắt đầu từ tuần này. Trong những tuần sau, sản phẩm sẽ lên kệ ở Mỹ Latin, Trung Đông, và châu Á. Hơi khó hiểu khi hãng không đề cập gì đến mẫu K7, model ra mắt cùng lúc với K10 tại CES và hiện cũng đã được bán tại thị trường Mỹ qua nhà mạng Boost Mobile dưới tên gọi Tribute 5.
"Những mẫu điện thoại với giá cả phải chăng và tính năng tiên tiến đang ngày càng trở nên quan trọng. Dòng K series mới của chúng tôi được thiết kế để khách hàng có thể trải nghiệm triết lý thiết kế cao cấp của LG và trải nghiệm mobile được tối ưu qua các dòng smartphone khác nhau" - Juno Cho, chủ tịch và CEO của LG Electronics Mobile cho biết.
" alt=""/>LG công bố thời điểm bán ra dòng smartphone giá rẻ K seriesTheo Register, một bài thuyết trình của Giám đốc điều hành Samsung bị rò rỉ đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc về văn hóa nội bộ "khủng khiếp" tại công ty này.
Tài liệu PowerPoint tập trung vào chiến lược của hãng điện tử Hàn Quốc nhằm ngăn chặn việc thành lập liên đoàn lao động cũng như những cách thức "tiêu cực" để "xử" những nhân viên có ý đồ đi ngược lại tôn chỉ hoạt động của Samsung.
Bài thuyết trình này cũng nói về việc "trừng phạt" các nhà lãnh đạo công đoàn, cô lập những nhân viên gây "rắc rối" và "gây mâu thuẫn nội bộ" như là một cách để đe dọa người lao động và ngăn chặn họ thành lập liên đoàn.
Tài liệu rò rỉ dưới dạng file PowerPoint và PDF ghi thời gian là năm 2012 nhưng dường như đã được Giám đốc điều hành của Samsung sử dụng nhiều lần cho đến thời điểm 2 năm trước đây. Tài liệu này được "khai quật" bởi Công đoàn Liên đoàn quốc tế (ITUC). Theo báo cáo của tổ chức này, điều kiện làm việc tại Samsung "đầy rẫy những điều vô nhân đạo" và các nhân viên phải làm việc quá sức. Họ phải chịu đựng nhiều thứ "kinh khủng" như đứng suốt 11 đến 12 giờ, bị chửi mắng, thiếu an toàn lao động và thậm chí bị phân biệt đối xử do giới tính.
Một công nhân tại hãng tiết lộ rằng cô từng trải qua khoảng thời gian 3 tháng vô cùng "khốc liệt" trước thời điểm giới thiệu một chiếc máy tính bảng Galaxy. Cô nói rằng mình chỉ được ngủ khoảng 2 hay 3 tiếng mỗi đêm và đứa con mới ba tháng tuổi của cô cũng không thể bú sữa mẹ trong thời gian này.
Nội dung của bài thuyết trình
Bài thuyết trình có những nội dung rất cứng rắn đối với việc thành lập liên đoàn lao động – trong thực tế, toàn bộ mục đích của bài thuyết trình dường như là để vạch ra chiến lược phối hợp giữa các phòng ban nhằm dẹp bỏ việc thành lập tổ chức lao động tại công ty. Rõ ràng công ty nhận thức được thứ văn hóa nội bộ mà họ đang triển khai và quyết tâm giữ vững.
Không những vậy, tài liệu rò rỉ cũng chứa đựng hàng loạt các từ ngữ cộc cằn, thô tục của lãnh đạo công ty nhắm vào các nhân viên của mình.
Thật ngạc nhiên, bài thuyết trình lại nhận được phản ứng khá mạnh mẽ từ chính một lãnh đạo cao cấp của hãng. Người này nói rằng: "Khi tôi nhìn thấy bạn đối xử như nô lệ với các nhà nghiên cứu, máu của tôi sôi lên. Tôi sẽ rời cái tổ chức bẩn này mà không có gì để hối tiếc".
Sự sống và cái chết
Bài thuyết trình cũng nêu bật những phát triển tích cực và thừa nhận những vấn đề nghiêm trọng kéo dài.
Một danh sách các nhân viên tử vong được cho là làm việc quá sức cũng được nêu ra. Một nhân viên tên Kim đã tự sát và để lại lời nhắn rằng ông phải tăng ca thêm 100 giờ mỗi tháng trong suốt 9 tháng. Trong khi đó, vợ một nhân viên quản lý của công ty cho rằng chồng mình chết do "làm việc quá sức".
Bài thuyết trình sau đó cung cấp các dẫn chứng để cho thấy việc làm thêm không bị lạm dụng và trong nhiều trường hợp nó còn giúp người lao động và công ty cùng phát triển. Song song đó, nội dung tài liệu cũng bày tỏ ý kiến về việc khắc phục nạn lạm dụng tình dục tại công ty: "Nếu chúng ta không có những hành động rõ ràng đối với nạn quấy rối tình dục, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của hãng" khi bị Ủy ban nhân quyền quốc gia kiến nghị hay các cơ quan báo chí khai thác.
Tài liệu Powerpoint này cũng khẳng định những món quà tặng sinh nhật cho nhân viên có chữ ký của lãnh đạo công ty cũng là một cách để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh. Họ nói: "Nếu văn hóa của công ty tạo ra được sự ấm áp và chu đáo, việc khiếu nại của người lao động sẽ giảm. Họ sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào về công ty và công việc của mình từ đó lợi ích của liên đoàn lao động sẽ tự nhiên biến mất".
Chứng cớ?
Mặc dù có nhiều nỗ lực tìm hiểu nhưng hiện tại người ta vẫn không phát hiện được các dấu hiệu cho thấy Samsung có cái nhìn tiêu cực về liên đoàn lao động. Một slide trình chiếu còn lưu ý rằng việc vi phạm luật công đoàn có thể dẫn đến án tù 2 đến 3 năm kèm theo một khoản tiền phạt cho công ty.
Theo tài liệu này thì các nhà lãnh đạo Samsung cũng lưu ý rằng: "trong trường hợp phải đối mặt với một vụ kiện liên quan đến việc thiếu công bằng trong lao động, sự tồn tại bằng chứng là mấu chốt của vấn đề". Nghĩa là họ ngầm ủng hộ cách đối xử tệ của những người đứng đầu miễn sao họ không để lại các chứng cứ cụ thể.
Văn hóa này tại Samsung một lần nữa được khẳng định bởi một bài viết trên tờ New York Timesgần đây. Họ khẳng định các thử nghiệm để kiểm tra khả năng cháy nổ của Galaxy Note 7 không được các thành viên cấp cao của Samsung trao đổi qua email, tin nhắn hay văn bản cụ thể nhằm tránh rò rỉ thông tin gây bất lợi cho công ty.
Môi trường làm việc và văn hóa ứng xử tại Samsung có lẽ đã được cải thiện trong những năm gần đây. Sau khi tài liệu này rò rỉ, Samsung vẫn chưa có phản ứng chính thức nào trên các phương tiện truyền thông.
Bạch Đằng
" alt=""/>Tài liệu hành xử khắc nghiệt nội bộ Samsung bị rò rỉ ra ngoàiNgày 3/11/2016, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo An toàn không gian mạng cho hôm nay với chủ đề “Phát hiện, phòng chống và ứng cứu khẩn cấp các tấn công mạng”.
Là sự kiện do Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phối hợp với các chuyên gia, doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc tổ chức, hội thảo An toàn không gian mạng cho hôm nay lần thứ nhất nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về ATTT mạng, giúp các đại biểu nắm vững các giải pháp tổng thể đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, chuẩn bị các nguồn lực về kỹ thuật, con người để sẵn sàng phản ứng với các sự cố.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhận định, thời gian qua, tình hình an toàn thông tin (ATTT) trên thế giới và tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, các hình thức tấn công ngày càng đa dạng, ảnh hưởng không chỉ với tổ chức, với quốc gia mà đến từng người dân.
Theo Thứ trưởng, sự kiện tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) và một số ngân hàng thời gian gần đây là hồi chuông nhắc nhở chúng ta về công tác phòng, chống, ngăn chặn cũng như khắc phục sau sự cố.
Trước tình hình đó, một mặt các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm đầu tư, áp dụng các giải pháp bảo đảm an toàn mạng cho các hệ thống thông tin; mặt khác các đơn vị làm về ATTT của Bộ TT&TT, đặc biệt là VNCERT đã triển khai tốt công tác điều phối và cảnh báo sự cố tới các cơ quan, tổ chức trong cả nước; trực tiếp hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, ứng cứu, khôi phục nhằm đối phó với các loại tấn công phá hoại trên môi trường mạng; đồng thời tổ chức nhiều đợt diễn tập trong nước và quốc tế về ứng cứu, phòng chống tấn công mạng để rèn luyện kỹ năng phản ứng, đối phó, cảnh giác với các kiểu tấn công mạng có thể xảy ra.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTT, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật ATTT mạng, trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định hướng dẫn Luật này và đang tiếp tục xây dựng các văn bản, chính sách hướng dẫn khác để ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác đảm bảo ATTT. Bên cạnh đó, Cục ATTT được thành lập từ năm 2014, đã đi vào hoạt động và có nhiều hoạt động tích cực cho công tác quản lý nhà nước về ATTT.
Thứ trưởng cho biết, do tấn công mạng là không phân biệt biên giới nên tất cả các cá nhân, tổ chức, quốc gia cần liên kết và phối hợp hành động. Các tổ chức ứng cứu sự cố máy tính (CSIRT) hiện nay chính là các đơn vị chủ lực tạo thành mạng lưới ứng cứu sự cố, chống lại các cuộc tấn công mạng hàng giờ, hàng ngày đang diễn ra khắp nơi trên thế giới hoặc ngay tại lãnh thổ Việt Nam nhằm vào Việt Nam.
“Có thể khẳng định, việc đảm bảo ATTT không phải là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức nào, nó cần có sự tin tưởng, chia sẻ và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhà nước, sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp và cá nhân trong toàn xã hội, cả trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định của đất nước”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Đảm bảo an toàn thông tin cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội