![]() |
Trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, TTC Land vẫn bám sát kế hoạch Lợi nhuận |
Cũng theo TTC Land, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 theo đó dự kiến sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận đề ra là 340 tỷ đồng. Trong bối cảnh thị trường BĐS còn nhiều thử thách, TTC Land vẫn đang bám sát kế hoạch Lợi nhuận với EPS dự kiến sẽ đạt 957 đồng với mức tăng trưởng 52% so với số liệu kiểm toán 2018.
Dự kiến năm 2020, lợi nhuận trước thuế sẽ có sự tăng trưởng ổn định trong khoảng 15% đến 25% và doanh thu sẽ tăng mạnh đến từ việc bàn giao các sản phẩm dân dụng, dòng tiền ổn định thu được từ vận hành khai thác bất động sản thương mại - khách sạn và tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Năm 2020, dân dụng vẫn sẽ là loại hình sản phẩm chủ lực với 7 dự án dự kiến được giới thiệu ra thị trường sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, TTC Land cũng sẽ triển khai nhiều hơn các dự án bất động sản thương mại - khách sạn để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định hàng năm.
Trước đó ngày 21/12/2019 TTC Land cũng mở bán mở bán đợt 1 lô J với 83 căn dự án Panomax River Villa. Doanh thu dự kiến cho đợt mở bán đầu tiên của dự án khoảng 535 tỷ đồng. Tổng doanh thu đến từ dự án sẽ đạt hơn 1.500 tỷ đồng với 210 sản phẩm dự kiến ghi nhận trong 2 năm 2020 và 2021 theo lộ trình bàn giao sản phẩm. Dự án được TTC Land kỳ vọng đáp ứng nhu cầu về không gian sống chuẩn mực với các tiêu chí về căn hộ thông minh 4.0.
![]() |
Dự án Panomax River Villa được TTC Land mở bán ngày 21/12 vừa qua thu hút đông đảo khách hàng |
TTC Land hiện đang phát triển 12 Dự án với gần 6.441 sản phẩm, xấp xỉ 1 triệu m2 sàn xây dựng. Vị trí của các dự án được phân bổ đa dạng tại Khu Trung tâm (Quận 4, 5); Khu Nam (Quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè); Khu Tây (Quận Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú), Thành phố vệ tinh Đồng Nai và Thành phố Du lịch Đà Nẵng, Lâm Đồng.
Xuân Thạch
" alt=""/>TTC Land thu về 500 tỷ đồng từ các khoản đầu tưTrong khuôn khổ sự kiện Toàn cảnh TMĐT Việt Nam được tổ chức sáng nay (20/4), Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2021.
Theo Vecom, thị trường thương mại điện tử(TMĐT) Việt Nam tăng trưởng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD trong năm 2020. Hiệp hội dự báo TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.
“Các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn đến kinh doanh trực tuyến. Cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh đem tới sự tăng trưởng cho nhiều ngành như: bán lẻ hàng hóa, gọi xe, giao đồ ăn, thanh toán trực tuyến, tiếp thị và đào tạo trực tuyến”, Vecom đánh giá.
Về xếp hạng chỉ số TMĐT giữa các địa phương, Hiệp hội cho biết từ năm 2020, Chính phủ điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương, nhiều dịch vụ công trực tuyến liên quan đến TMĐT do các bộ, ngành cung cấp. Khoảng cách Chính phủ điện tử giữa các tỉnh thành ngày càng được thu hẹp, do đó Hiệp hội sẽ ngừng sử dụng trụ cột về Giao dịch giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) khi tính Chỉ số TMĐT.
Năm 2021, Chỉ số TMĐT sẽ được tổng hợp từ 3 tiêu chí gồm: nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Báo cáo cho thấy điểm trung bình Chỉ số EBI 2021 của các địa phương là 8,5 điểm. Chỉ số này phản ánh rõ khoảng cách giữa các địa phương khi điểm trung bình của Hà Nội và TP.HCM cách xa với phần còn lại.
![]() |
Xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử 2021 các địa phương. |
TP.HCM tiếp tục đứng đầu về xếp hạng chỉ số TMĐT với 67,6 điểm; Hà Nội xếp vị trí thứ 2 với 55,7 điểm. Đà Nẵng xếp vị trí thứ 3 với 19 điểm, cách một khoảng rất xa so với hai thành phố đứng đầu.
Top 5 các địa phương đứng đầu cũng có thay đổi so với năm trước khi Đồng Nai đã vươn lên vị trí thứ 5 ngay sau Bình Dương, với 11,14 điểm (năm ngoái đứng thứ 7). Hải Phòng từ xếp hạng thứ 3 xuống vị trí thứ 6.
Các địa phương thuộc khu vực phía Bắc và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển TMĐT thấp nhất khi đứng ở cuối bảng xếp hạng.
Chỉ số EBI trong những năm qua cho thấy mức độ chênh lệch về chỉ số TMĐT giữa Hà Nội và TP.HCM chưa có nhiều dấu hiệu thay đổi. “Điểm số trung bình của các địa phương còn lại rất thấp và không có sự chênh lệch đáng kể. Điều này cho thấy thứ hạng của nhóm thứ ba có ý nghĩa tương đối và có thể nhanh chóng thay đổi qua từng năm nếu các địa phương nỗ lực triển khai hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp triển khai TMĐT”, Vecom bình luận.
Giai đoạn 2016 - 2020, khoảng cách TMĐT giữa Hà Nội, TP.HCM và các địa phương còn lại hầu như không thay đổi. Thực tế này chứng tỏ nhiều địa phương chưa khai thác được cơ hội do TMĐT mang lại, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến chậm mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trưởng bền vững.
Dù khoảng cách trong phát triển TMĐT giữa 2 thành phố lớn và các địa phương trong 6 năm qua vẫn liên tục kéo dài song đại diện Vecom cũng cho biết năm 2020 nhiều địa phương đã có chuyển động tích cực và có thể thu hẹp dần khoảng cách.
Theo dự đoán của Vecom, 2021- 2025 sẽ là giai đoạn phát triển nhanh. Để đạt được mục tiêu các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc thì cần có sự phối hợp chặt chẽ, hành động quyết liệt của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online VOBF 2021) là sự kiện thường niên do Hiệp hội Vecom tổ chức. Với chủ đề "Chuyển đổi từ hôm nay", VOBF 2021 mang đến bức tranh toàn cảnh và những thông tin dự báo cho các doanh nghiệp TMĐT có những chiến lược thay đổi để thích ứng, sinh tồn và phát triển.
Duy Vũ
Trong 10 ngày đầu tháng 4, hai sàn thương mại điện tử của Vietnam Post và Viettel Post đã ghi nhận hơn 2.600 đơn nông sản và có thêm 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mở mới gian hàng.
" alt=""/>Công bố chỉ số thương mại điện tử 2021: Cơ hội để các địa phương thu hẹp khoảng cách số