Theo dự kiến, chuyến bay của hãng hàng không này sẽ cất cánh, bay từ Hà Nội về Huế chở theo 159 hành khách lúc 19h35. Tuy nhiên, khi toàn bộ hành khách đã lên máy bay, phi hành đoàn thông báo máy bay chưa thể cất cánh vì đang thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Họ cùng chờ một trái tim từ Hà Nội về Huế để ghép cho người bị bệnh tim.
"Có một cuộc đời ở Huế, đêm nay, hy vọng sẽ được viết tiếp, nhờ một trái tim đã gấp gáp chạy đua với thời gian để lên tàu cùng chúng ta, cùng ê-kíp ghép tạng, bền bỉ từng nhịp đập đợi hạ cánh và đến được tới cửa phòng cấp cứu", trang Facebook nhắn gửi. Hãng hàng không gọi đây là hành khách thứ '160' cùng lên tàu bay.
"Ngày hôm nay, 23 phút quý giá của bạn có thể sẽ làm nên kỳ tích".
Trái tim này được lấy từ người hiến tạng chết não ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Người được ghép tim tại Huế là nam giới. Thông tin từ người nhà của bệnh nhân cho biết, anh 32 tuổi, phát hiện mắc bệnh giãn cơ tim từ hơn 10 năm trước.
Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ vào14h14 ngày 5/7, ngay khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, kíp ghép tạng của bệnh viện lập tức được kích hoạt.
17h30 cùng ngày, các bác sĩ mang theo mẫu máu của bệnh nhân xuất phát bay ra Hà Nội. Phương án điều phối tạng liên tục thay đổi do phải tính toán sự phù hợp giữa thời điểm lấy tim và các chuyến bay trong ngày 6/7.
Ngay khi chính thức có kế hoạch phẫu thuật lấy tạng lúc 17h20, thì chuyến bay Hà Nội - Huế chỉ còn một chuyến cuối cùng cất cánh vào lúc 19h35, nhưng thời gian lấy tim ra khỏi lồng ngực thực tế dài hơn dự kiến.
“Tim đang ra”, “Tim đã lên xe”, “Tim đã xuất phát ra sân bay chưa?”, “Hy vọng kịp”… là những tin nhắn vội vàng, đầy lo lắng của các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế, đang nỗ lực để đưa tim ra sân bay Nội Bài kịp thời gian.
Sau khi trái tim lên máy bay, chuyến bay đã về Huế an toàn lúc 21h25. Trái tim được đưa xuống máy bay, lên xe cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Huế đang chờ sẵn dưới sân bay Phú Bài rồi chạy thẳng về bệnh viện, ghép cho một bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch trẻ tuổi đang đếm từng phút giây để được ghép. Người được nhận tim để ghép là anh T.V.G, sinh năm 1991, trú tại Thừa Thiên Huế.
Thông tin từ người nhà anh chia sẻ với VietNamNet, anh mắc bệnh cơ tim giãn - suy tim phát hiện cách đây 13 năm. Thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết dù anh được điều trị nội khoa tối ưu nhưng đến nay chức năng tim không cải thiện và chờ đợi cơ hội để được ghép tim.
Được biết, ca mổ kết thúc, trái tim đã đập trở lại trong lồng ngực người được ghép ở Huế lúc hơn 23h30 tối 6/7. Cập nhật thông tin mới nhất, gần 24 giờ sau ghép tim, bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt…
Với mỗi nhóm yêu cầu, Bộ TT&TT đưa ra các tiêu chí, điều kiện mà sản phẩm NAC cần đáp ứng để đảm bảo chất lượng. Theo đó, cũng như các sản phẩm khác, NAC cần đáp ứng yêu cầu về tài liệu gồm hướng dẫn triển khai, thiết lập cấu hình và hướng dẫn sử dụng, quản trị.
Về quản trị hệ thống, NAC cần cho phép quản lý vận hành đáp ứng các yêu cầu như cho phép thay đổi thời gian hệ thống, đăng xuất tài khoản người dùng có phiên kết nối còn hiệu lực, xem thời gian hệ thống chạy tính từ lần khởi động gần nhất…
NAC cũng cần cho phép quản lý cấu hình tài khoản xác thực và phân quyền người dùng đáp ứng các yêu cầu: hỗ trợ phương thức xác thực bằng tài khoản - mật khẩu; hỗ trợ phân nhóm tài khoản tối thiểu theo 2 nhóm là quản trị viên và người dùng với những quyền hạn cụ thể đối với từng nhóm; hỗ trợ phân nhóm thiết bị và gán quyền quản trị nhóm cho các người dùng.
Với nhóm yêu cầu về chức năng tự bảo vệ, NAC cần có khả năng tự bảo vệ và ngăn chặn các dạng tấn công phổ biến vào giao diện bên ngoài của chính sản phẩm; đồng thời cho phép cập nhật bản vá để xử lý điểm yếu, lỗ hổng bảo mật được phát hiện trên chính sản phẩm.
Về chức năng cảnh báo và tích hợp, yêu cầu với sản phẩm NAC là cho phép tự động cảnh báo tới người dùng theo thời gian thực với các loại sự kiện: có thiết bị đầu cuối mới truy cập vào mạng, có thiết bị đầu cuối chuyển vùng mạng, có thiết bị chuyển mạch bị mất kết nối, có sự gián đoạn với tính năng sao chép lưu lượng mạng.
Thông tin với VietNamNet, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, việc ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm kiểm soát truy cập mạng (NAC) là nhằm đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho sản phẩm NAC, khuyến nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển để cân nhắc và lựa chọn khi sử dụng sản phẩm.
Đồng thời, tạo chuẩn mực chung với các sản phẩm an toàn thông tin trong nước, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Thí điểm, đánh giá thực tế việc áp dụng yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.
Tính đến nay, Bộ TT&TT đã ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho cả 11 sản phẩm và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng: Tường lửa ứng dụng web (WAF); hệ thống quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin (SIEM); nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin (TIP); hệ thống phòng, chống xâm nhập lớp mạng (NIPS); mạng riêng ảo (VPN); hệ thống điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin (SOAR); phòng, chống mã độc (AV); phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối (EDR); phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ (Anti-DDoS); phân tích và phát hiện hành vi bất thường của người dùng trên mạng (UEBA); kiểm soát truy cập mạng (NAC).
Vân Anh
" alt=""/>Ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm kiểm soát truy cập mạng