Theo đại diện BTC, cuộc thi mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc đến với học sinh và phụ huynh yêu thích bộ môn piano. Thông qua đó, BTC hy vọng sẽ phát hiện và bồi dưỡng nhiều tài năng âm nhạc hướng tới sự chuyên nghiệp theo xu thế chung của xã hội.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng BTC cuộc thi, Chủ tịch Viện phát triển Giáo dục và Văn hoá Việt Nam cho biết: Một số nghiên cứu ở Mỹ chứng minh, trẻ em học piano hay một loại nhạc cụ nào đó trước 7 tuổi không những có thể tăng khả năng nhận thức trước những giai điệu, tăng sự kết nối lên hệ thần kinh mà còn tăng tốc độ sử dụng não bộ, kích thích trí não. Ngoài ra, còn có khả năng tăng chỉ số IQ, giúp trẻ học tập tốt hơn.
“Học nhạc cụ cũng giúp các bé rèn luyện tính kiên nhẫn, dễ dàng tiếp nhận những ngôn ngữ mới và cảm xúc của người khác vì âm nhạc là một ngôn ngữ vượt qua mọi rào cản về tuổi tác, sắc tộc", ông Tuấn nói.
Cuộc thi được chia thành 5 bảng theo độ tuổi với ba vòng: Vòng tìm kiếm tài năng; Vòng toả sáng; Vòng chung kết và Gala trao giải. Trong đó, Vòng tìm kiếm tài năng được tổ chức online từ ngày 2/1/2024 đến hết ngày 16/1/2024.
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết, các thí sinh sẽ gửi bài dự thi bằng cách quay video trực tiếp không chỉnh sửa tại nhà hoặc nơi mình học gửi vào hòm thư của BTC. Ban giám khảo sẽ chấm với những tiêu chí cụ thể được thông báo trên nền tảng truyền thông của chương trình.
Thành phần BGK gồm: TS Đào Trọng Tuyên, Trưởng khoa Piano, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam; Thạc sĩ âm nhạc Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở; NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội.
NSND Trung Hiếu bày tỏ mong muốn có nhiều chương trình như thế này bởi đó là cách gieo mầm, làm tiền đề để có những thế hệ tương lai mang tâm hồn đẹp.
Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, bản thân là một nghệ sĩ và đạo diễn sân khấu nên tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc. Với một tác phẩm âm nhạc, không nhất thiết phải thẩm thấu hoặc chấm điểm theo góc nhìn chuyên môn. Nếu đánh giá chuyên môn thì trong đội ngũ giám khảo đã có nhiều vị giảng viên, nghệ sĩ chuyên về piano. Anh sẽ chấm các tác phẩm dự thi về mặt cảm xúc.
Cuộc thi Piano mở rộng toàn quốc diễn ra từ ngày 2/1/2024 đến hết ngày 24/3/2024. Đêm chung kết được tổ chức tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng ban Tổ chức, khẳng định: "Mùa Vu Lan nhắc nhở mỗi chúng ta luôn sống cho vẹn tròn hiếu hạnh, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Báo đáp tri ân đấng sinh thành trong dịp này cũng chính là biểu hiện cho phẩm hạnh đạo đức của mỗi người. Chương trình Ơn nghĩa sinh thành 2024là đêm nghệ thuật xúc động, sâu lắng, với ca khúc, câu chuyện ca ngợi công trời biển của cha mẹ".
Tại họp báo, NSND Lê Chức bày tỏ xúc động mỗi khi nhắc về cha mẹ bởi "phận mồ côi rất tội, lúc nào cũng thiếu thốn tình cảm".
"Năm 1996, bố tôi qua đời. Tôi thật sự trống trải vì mất đi chỗ dựa vững chắc. Năm 2005, tôi cũng mất mẹ. Nỗi buồn đau khiến tôi chia sẻ trên Facebook một câu: 'Từ hôm nay, tôi mồ côi', để thể hiện sự cám cảnh của phận mồ côi, lúc đó tôi gần 60 tuổi", NSND Lê Chức chia sẻ.
NSND Lê Chức cho rằng, chương trình Ơn nghĩa sinh thànhdiễn ra vào dịp lễ Vu Lan rất ý nghĩa vì dùng âm nhạc để ca ngợi công lao của bậc sinh thành và nhắc nhở thế hệ cháu con sống biết ơn và hiếu thảo.
Tổng đạo diễn Mai Thanh Tùng cho biết, Ơn nghĩa sinh thành 2024 được đầu tư công phu nhất từ trước đến nay với sự tham gia của các nghệ sĩ như: Hồ Quỳnh Hương, Hương Giang, Vũ Thắng Lợi, Minh Quân, Randy, Ái Phương, Quách Mai Thy, Tuấn Ngọc, Ngọc Khánh Chi, Lê Anh, Lê Trang, Thái Sơn... và các tiết mục kịch nói.
Chương trình nghệ thuật Ơn nghĩa sinh thành 2024sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 15/8 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.
Ảnh: BTC
Trong một video khác vào tháng 7/2023, cặp đôi tiết lộ việc mang thai là ngoài dự kiến, chỉ 10 tháng sau khi họ chào đón đứa con gái thứ ba.
Khi đó, người chồng lo sợ việc có thêm con gái, vì anh từng bị xã hội chế nhạo không có con trai. Còn người vợ nói sẽ phấn đấu và tiếp tục cố gắng, tỏ lòng biết ơn trước hành động của anh.
Trong một video khác đăng tải vào ngày 25/2, người phụ nữ lên cơn co thắt đau đớn, đi lại khó khăn dọc hành lang bệnh viện và dựa vào lan can để được hỗ trợ. Mỗi bước đi, chồng đều đưa cho cô vài trăm nhân dân tệ.
"Hai năm trước, khi tôi sinh con gái thứ ba, anh đã thưởng cho tôi 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) để khuyến khích tôi đi bộ nhiều hơn, với mức thưởng 200 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng) mỗi bước", cô kể.
Lần này, cô được chồng thưởng nóng 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng) sau khi sinh con trai. Nhìn thấy nhiều tiền như vậy, cô nói các cơn co thắt "chợt bớt đau đớn hơn".
Ngoài ra, người phụ nữ còn chia sẻ một đoạn video bày tỏ lòng biết ơn đối với chồng vì đã chăm sóc cô trong thời kỳ hậu sản.
"Đây là những điều anh chưa bao giờ làm sau khi tôi sinh ba cô con gái. Có con trai dường như khiến anh trân trọng sự hi sinh của tôi hơn", cô nói.
Tuy nhiên, dư luận Trung Quốc nổ ra tranh cãi, nhiều người cho rằng tình yêu đích thực sẽ không buộc người phụ nữ phải mạo hiểm sức khỏe và chịu đựng nhiều lần sinh nở đau đớn chỉ để người đàn ông có được con trai.
"Nếu chồng bắt tôi sinh 4 đứa con chỉ để anh ấy có con trai thì dù có quỳ 100 lần tôi cũng không quan tâm", một người bình luận.
"Những người bị ám ảnh như thế này không phải quỳ trước vợ mà là quỳ trước đứa con trai mới sinh của họ", một người khác bày tỏ.
Trả lời Jiupai Newsvào ngày 26/2, người chồng cho biết cặp đôi đã bên nhau 13 năm, 4 lần sinh nở vì gia đình.
"Việc tôi quỳ trước vợ mình là điều bình thường", anh nói.
Để bảo vệ chồng, người vợ cũng lên tiếng, cho rằng việc chồng quỳ gối không phải chỉ để diễn cho người khác xem. "Anh ấy hiểu sự hi sinh của tôi", cô nói.
Theo Dân trí