Epic 4G dự kiến được bán ra trên toàn thế giới vào ngày 31/8 với mức giá 200 USD kèm hợp đồng 2 năm với nhà mạng Sprint (Mỹ). Đây là sản phẩm có thiết kế giống Galaxy S như màn hình 4 inch Super AMOLED, chip tốc độ 1 GHz, hệ điều hành Android 2.1 và camera 5 megapixel. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 thiết bị này là Epic 4G có thêm bàn phím cứng Qwerty và hỗ trợ mạng 4G.
" alt=""/>Đập hộp điện thoại 4G đầu tiên của SamsungNhộn nhịp buôn bán đồ ảo game bằng tiền thật
Nếu nói về kinh doanh đồ ảo trong game, thì có thể nói rằng nó xuất hiện trước cả việc các công ty game đưa game bản quyền về phát hành trong nước. Ngay từ thời MU lậu, việc mua bán này đã diễn ra tấp nập và chuyện một game thủ bỏ ra hơn chục triệu đồng để sắm cho nhân vật của mình một bộ đồ ảo để có thể trở thành cao thủ trong game không phải là hiếm.
Nhưng thời đại hoàng kim của dân kinh doanh đồ ảo trong game online tại Việt Nam thì nó lại nằm ở giai đoạn từ năm 2005 trở đi, sau sự xuất hiện của game online Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK). Việc mua bán đồ ảo trong game từ đó diễn ra công khai và những giao dịch có giá trị rất lớn lên tới hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đồng. Những chuyện như một người chơi có nickname là excavator bỏ ra 285 triệu đồng mua một chiếc nhẫn ảo, hay game thủ Hắc Điểu bỏ hơn 1 tỷ đồng để mua một nhân vật Nga My, "đại gia" Phạm Trường Sơn bỏ 1,8 tỷ đồng mua 2 nhân vật game… trở thành bình thường trong giới game thủ.
Đầy tệ nạn và thiếu luật
Giá trị của những món đồ ảo quá lớn, khiến cho những tệ nạn sinh ra từ game cũng bắt đầu nảy sinh và khi vẫn còn thiếu những ràng buộc pháp lý thì việc các tệ nạn này ngày càng phát triển là một điều tất yếu.
" alt=""/>Tài sản ảo: Khi cuộc chơi vẫn thiếu luật