Theo bệnh nhân này, cô không ăn các loại thịt sống hay thực phẩm làm từ thịt sống, tái. Tuy nhiên, bệnh nhân lại nghiện rau sống. Dù ăn ở nhà hay hàng quán cô cũng chọn ăn thêm nhiều rau sống. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiễm ký sinh trùng.
Bác sĩ Thiệu cho biết với các loại ký sinh trùng này, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc trị giun sán các loại và tiếp tục theo dõi.
Bệnh nhân chỉ phát hiện sán và ký sinh trùng gây tổn thương trên da, chưa có tổn thương trong cơ và não.
Theo bác sĩ Thiệu, số lượng ca nhiễm ký sinh trùng trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên. Ngoài môi trường sống, thói quen ăn uống, tiếp xúc với đất, cát làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi có biểu hiện ngứa lâu ngày, rối loạn tiêu hóa… nên kiểm tra ký sinh trùng để điều trị dứt điểm, hạn chế ăn thực phẩm sống, rau sống đặc biệt là rau thủy sinh, quản lý phân của chó, mèo để tránh nhiễm giun sán từ vật nuôi này.
Để kịp tiến độ tốt nghiệp cho sinh viên cuối khóa, trong 2 tuần đầu của học kỳ 2 (22/2/2021 – 7/3/2021), trường cũng yêu cầu các khoa tổ chức ôn tập, hướng dẫn đồ án, khóa luận tốt nghiệp bằng hình thức trực tuyến thông qua MS Team.
Nhà trường cũng cho hay, việc thực tập cuối khóa có thể đổi sang hình thức khác, do đó, sinh viên cần chú ý theo dõi thông báo từ khoa. Tuy vậy, thời gian thi tốt nghiệp, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp vẫn thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo năm học 2020 - 2021.
Chấm luận văn online: Hoàn toàn khả thi
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo các hội đồng chấm đồ án/khóa luận tốt nghiệp đại học kỳ 2020.1B có thể họp và chấm theo phương thức online.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, việc tổ chức bảo vệ tốt nghiệp qua hình thức trực tuyến hoàn toàn vẫn có thể đảm bảo chất lượng, khách quan và công bằng.
“Việc này hoàn toàn khả thi và nếu phải tiến hành cũng sẽ không có vấn đề gì. Thậm chí không khác gì nhiều so trực tiếp bởi sinh viên, học viên vẫn phải trình bày slide, thảo luận trả lời câu hỏi”.
Ông Điền nhận định, hình thức này còn khách quan hơn bởi khi đó sinh viên sẽ không bị phân tâm bởi các yếu tố ngoại cảnh và cũng... không được ai nhắc.
“Khi thuyết trình trực tiếp có thể các em sẽ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh như thầy hoặc ai đó nhắc nhở. Nhưng trong trường hợp này, sinh viên sẽ ở nhà thuyết trình cho các thầy đánh giá, hội đồng ngồi ở một nơi xa và tất cả đều độc lập, khách quan. Khi sinh viên trả lời, chủ tịch hội đồng chấm sẽ tắt mic của các thầy. Như vậy, việc có thể “được nhắc” hay hỗ trợ là rất khó và hoàn toàn phải tự lập”, ông Điền nói.
Tuy nhiên, ông Điền cho hay, để đảm bảo không gián đoạn, chất lượng, thì khi tổ chức, cần mua phần mềm có bản quyền, có thể kết nối cùng lúc nhiều người dùng.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Một cán bộ nhiều năm làm công tác đào tạo cũng cho hay: “Quan trọng là người hướng dẫn trực tiếp theo dõi, đánh giá ra sao trong quá trình làm khóa luận, đồ án trước ngày bảo vệ.
Bởi giai đoạn này, thầy trò sẽ làm việc trực tiếp, cụ thể với nhau về thí nghiệm, phân tích số liệu,… Còn phần hỏi đáp, chất vấn sinh viên, học viên ở buổi bảo vệ thì hoàn toàn có thể thực hiện qua trực tuyến”.
Thanh Hùng
Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu các sinh viên không di chuyển khỏi nơi đang cư trú, học trực tuyến đến hết ngày 6/3/2021.
" alt=""/>Trường đại học cho bảo vệ tốt nghiệp trực tuyếnHệ thống PCCC chưa xong thì còn 1% cũng không có giá trị
Ngày 16/6/2015, Vland – Chuyên trang bất động sản báo VietNamNet có đăng tải thông tin về dự án Sakura 47 Vũ Trọng Phụng (quận Thanh Xuân) do Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư “Dự án Sakura: Chủ đầu tư sắp phá sản, cư dân bơ vơ”.
Sau đó, Vland có nhận được CV số 19 của công ty Hùng Tiến Kim Sơn. Công văn viết: “Tiếp thu ý kiến của báo điện tử VietNamNet tại bài đăng “Dự án Sakura: Chủ đầu tư sắp phá sản, cư dân bơ vơ” để có được thông tin hai chiều khách quan liên quan đến phản ánh của một số cư dân tại tòa nhà và quý báo, công ty xin được cập nhật các thông tin như sau:
Việc quý báo đưa thông tin về một số trách nhiệm của chủ đầu tư tại tòa nhà Sakura chưa hoàn thành là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế khó khăn về phía doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh không được thuận lợi dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu thi công và hoàn thiện hệ thống PCCC theo thiết kế được thẩm duyệt có những sai sót và đã hai lần lựa chọn nhà thầu kém năng lực thực hiện dẫn đến việc chậm trễ trong việc nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, công ty chúng tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”.
Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành toàn bộ khối lượng và đưa hệ thống PCCC vào vận hành giữa tháng 7/2015.
![]() |
Tiếp thu ý kiến của chủ đầu tư, PV Vland đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với đại diện cư dân về vấn đề này. Phía đại diện cư dân cho biết, hệ thống PCCC thì họ bảo bây giờ họ vẫn đang làm. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sinh mạng. Hệ thống chưa xong thì còn 1% không hoạt động thì vẫn không có giá trị gì để bảo vệ người dân cả.
Chủ đầu tư phải hoàn thành hết trách nhiệm với cư dân
Còn về vấn đề thành lập BQT, trong CV gửi đến Vland, chủ đầu tư cho biết, theo quy định, trong giai đoạn BQT nhà chung cư chưa được thành lập, để tôn trọng và tiếp thu ý kiến kiến nghị của dân cư trong khi một số hạng mục chưa hoàn thành, công ty chúng tôi đã tiến hành thành lập BQT lâm thời để quản lý, vận hành nhà chung cư và hoạt động từ ngày 1/3/2013. Trong quá trình thành lập và hoạt động đều tiếp thu nghiêm túc ý kiến của cư dân. Và các thành viên do cư dân bầu ra có 7 thành viên trong đó có ông Nguyễn Duy Thọ (căn hộ 1703) được cư dân tín nhiệm và bầu ra BQL tòa nhà. Trên thực tế, cty đã bàn giao hết cho BQL vận hành tòa nhà từ 2 năm nay.
Việc chậm thành lập BQT là do cư dân. Trước đó, ngày 8/11/2013, chủ đầu tư dự định họp Hội nghị nhà chung cư theo quy định. Tuy nhiên, đến ngày 16/11/2013, cty nhận được đơn của cư dân (ghi ngày 13/11/2013) về chưa họp hội nghị nhà chung cư như lịch trên. Như vậy, việc thành lập BQT sớm hay muộn là phụ thuộc vào cư dân, chủ đầu tư luôn tôn trọng và ủng hộ.
Trao đổi với ban đại diện cư dân về vấn đề này, đại diện cư dân cho biết, việc thành lập BQT, theo các thông tư mà nhà nước hướng dẫn khi chủ đầu tư có các loại giấy tờ hoàn công, PCCC phải hoàn thiện. Diện tích sinh hoạt chung tại tầng 1 thì chủ đầu tư tự ý đóng cửa thông với chung cư và làm siêu thị cho thuê. Theo thiết kế là ở khu vực này 121m2 nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao cho cư dân. Điều này khiến cho cư dân rất bức xúc. Và còn nhiều diện tích khác đang được chủ đầu tư sử dụng sai mục đích.
Chủ đầu tư cho biết đã bàn giao tất cả quyền quản lý cho cư dân của mình. Thực tế là chúng tôi chưa hề được bàn giao gì cả. Làm gì đã có BQT của cư dân. Về mặt tư pháp chủ đầu tư phải hoàn thành xong về mọi thứ thành lập BQL của dân để vận dụng tòa nhà. Nhưng hiện tại chủ đầu tư người ta không làm vẫn tự thuê người điều hành.
Ban quản trị lâm thời là ai? Đại diện của cư dân là chúng tôi có được bàn giao đâu. Người thuộc ban quản lý hiện nay chỉ là một cư dân ở đây do chủ đầu tư thuê. Thành lập được BQT của chung cư thì mới là bàn giao. Muốn thành lập được BQT thì chủ đầu tư vào giúp để họp, bầu ra BQT được phê duyệt của chính quyền thành lập tổ dân phố hoặc như thế nào đó, sinh hoạt Đảng nhưng ở đây không có gì cả. 2% phí bảo trì chung cư cũng chưa được bàn giao vì chưa có BQT. Những điều đó là thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Đại diện cư dân cho biết thêm, ngày xưa có một lần cư dân được triệu tập nhưng người dân thấy chủ đầu tư muốn sắp đặt theo ý đồ của họ nên cư dân hủy không tổ chức. Lý do chủ đầu tư đưa ra cũng không đúng. Việc thành lập BQT được tiến hành khi mọi vấn đề tại chung cư đã được hoàn thành và nghiệm thu nhưng đến thời điểm này nhiều hạng mục tại chung cư đã xong đâu. Như vậy thì thành lập BQT cái gì phải hoàn thiện hạ tầng hoàn thiện. Chưa xong thủ tục pháp lý thì sao có thể bầu được?
Phía cư dân cũng cho rằng, một chung cư sau khi chủ đầu tư làm bán cho dân thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm làm sổ đỏ. Chủ đầu tư đã từng thông báo dân cư chuẩn bị hồ sơ làm sổ đỏ. Cư dân có chuẩn bị các giấy tờ liên quan nhưng khi mang tới văn phòng nhà đất thì họ bảo không làm được vì giấy phép sai, chưa nghiệm thu PCCC thì không thể làm được. Thực sự cư dân rất bức xúc.
Để làm sổ đỏ chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thành cho cư dân. Cư dân ai cũng rất mong muốn chuyện đó. Trong khi đó chủ đầu tư lại nói chuẩn bị phá sản mình không biết thông tin thực sự là như thế nào.
Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, công ty đang khẩn trương nỗ lực hết sức trong việc hoàn thành hệ thống PCCC cũng như các công việc cần thiết khác để đảm bảo quyền lợi của cư dân đang sinh sống và sinh hoạt tại đây. Khi hoàn thành xong trách nhiệm và nghĩa vụ của mình công ty sẽ tự giải thể và ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
“Còn nhiều vấn đề khác mà chủ đầu tư chưa hoàn thành trách nhiệm với cư dân. Như việc bàn giao diện tích chung – riêng cho cư dân. Rõ ràng là chủ đầu tư phải bàn giao nhưng không thấy chủ đầu tư nói gì về vấn đề này cả. Chủ đầu tư cứ nói mồm. Đưa ra 1 chút diện tích chưa đến 40m2 ở ngay sảnh chung cư khu vực cư dân đang đánh bóng bàn và nói rằng đó là diện tích sinh hoạt chung. Dù có làm gì thì chủ đầu tư cũng phải hoàn thành hết trách nhiệm với cư dân” – đại diện cư dân nêu ý kiến.
Hồng Khanh
>>Dự án Sakura: Chủ đầu tư sắp phá sản, dân không biết thực hư" alt=""/>Dự án Sakura: ‘Rũ bỏ để thoái thác trách nhiệm’?