Thứ ba, là tạo ra sự cạnh tranh dẫn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu tốt hơn. Kết quả xếp hạng là một cách để các đại học tự nhìn lại mình, đối chiếu và so sánh, tìm ra những khía cạnh chưa tốt để cải tiến cho tốt hơn. Do đó, tôi nghĩ bảng xếp hạng đại học có giá trị kích thích sự cạnh tranh, kết quả là sinh viên và xã hội sẽ được hưởng lợi.
Trước đây, bảng xếp hạng đại học do nhóm ĐH Giao thông Thượng Hải (còn gọi là ARWU) thực hiện là để nhằm "đánh thức" và nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường đại học Trung Quốc, còn bảng xếp hạng QS thì mang tính thương mại và nhắm đến sinh viên chọn trường. Bảng xếp hạng này của Việt Nam thì chưa rõ mục tiêu, nhưng nhóm muốn đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp với tình hình ở Việt Nam.
Vậy theo ông bảng xếp hạng đại học nên dựa vào những tiêu chí nào?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Theo tôi, câu trả lời liên quan đến sứ mệnh của một đại học, bao gồm kiến tạo ra tri thức mới, đào tạo và phụng sự cộng đồng. Từ cách nhìn đó tôi nghĩ có 3 nhóm tiêu chí xếp hạng: nghiên cứu khoa học, giảng dạy và cơ sở vật chất.
Tuy nhiên, nói như thế là đơn giản, vấn đề khó khăn hơn là đề ra những tiêu chuẩn cụ thể và càng khó hơn là tìm trọng số cho mỗi tiêu chuẩn cụ thể. Ví dụ như nếu chúng ta lấy số bài báo khoa học được công bố làm 1 tiêu chuẩn (trong bộ tiêu chuẩn), thì câu hỏi đặt ra là trọng số cho tiêu chuẩn đó là bao nhiêu. Sẽ khó có trọng số hợp lí nếu chưa có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Tôi nghĩ đó là một lí do mà tất cả các bảng xếp hạng đại học trên thế giới đều bị phê bình: cơ sở khoa học cho trọng số. Ví dụ như bảng xếp hạng ARWU bị phê bình là tuỳ tiện và chẳng dựa vào phương pháp thống kê và nhóm xếp hạng cũng chấp nhận phê bình này.
Trường nổi tiếng nhưng hạng thấp là thường tình
Theo ông những trường nổi tiếng, chất lượng đào tạo được xã hội thừa nhận nhưng có hạng tương đối thấp, kết quả này có hợp lí không?
GS Nguyễn Văn Tuấn:Vấn đề 'xã hội' là ai? Tôi thấy nếu bảng xếp hạng đại học được thực hiện bài bản và có phương pháp có thể chấp nhận được. Còn kết quả thì có thể làm cho nhiều người ngạc nhiên, nhưng đối với tôi thì không ngạc nhiên. Tôi đã theo dõi và phân tích các ấn phẩm nghiên cứu khoa học từ các trường đại học Việt Nam, và kết quả của chúng tôi cũng rất nhất quán với bảng xếp hạng đại học. Những đại học lâu đời, qui mô lớn, và được nhà nước ưu đãi đầu tư lại là những đại học có năng suất khoa học kém hơn các đại học mới.
Ông có thể cho biết ở nước ngoài, việc xếp hạng được tiến hành như thế nào và tiêu chí ra sao? Các số liệu được thu thập thế nào hay dựa vào số liệu do chính các trường đưa ra và như thế có đáng tin cậy?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Có nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới, trong số này nổi tiếng nhất là ARWU, QS và THE – Times Higher Education. Nhóm AWRU dựa vào 4 tiêu chí chính là số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Fields, số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields, số nhà khoa học được trích dẫn nhiều lần, số bài báo khoa học trên hai tập san Nature và Science, số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI, và thành tựu của giáo sư và đội ngũ giáo sư.
Ngược lại, thay vì tập trung vào các tiêu chí nghiên cứu khoa học của ARWU, nhóm QS dựa vào sự đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác, số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ty toàn cầu, phần trăm giáo sư là người nước ngoài, phần trăm sinh viên là người nước ngoài, tỉ số sinh viên/giáo sư, và số lần trích dẫn tính trên đầu người giáo sư.
Phần lớn giới làm khoa học đều biết rằng những tiêu chí như số lần trích dẫn cao và số công trình 2 tập san danh tiếng Science và Nature là thước đo quan trọng của nghiên cứu khoa học. Giả dụ rằng chúng ta cho trọng số 30% cho những giáo sư có trích dẫn cao và bài báo trên 2 tập san danh tiếng Science và Nature, và trọng số 10% cho các tiêu chí còn lại, thì tổng số điểm của đại học A sẽ là 81.73 và đại học B là 65.56. Theo cách đánh giá này thì đại học A có chất lượng cao hơn đại học B. Ví dụ đơn giản trên cho chúng ta thấy một vấn đề nổi cộm, đó là vấn đề phương pháp xác định trọng số. Câu hỏi then chốt cần đặt ra là làm thế nào để xác định được trọng số cho mỗi tiêu chí?
Chẳng có bảng xếp hạng đại học nào là đáng tin cậy cả. Mối tương quan giữa xếp hạng của các bảng xếp hạng đại học rất thấp, thấp đến độ chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Một số trường trong danh sách Top 50 của ARWU thậm chí có năm không nằm trong danh sách Top 500 của THE. Tính tổng cộng, chỉ có 133 trường nằm trong cả hai danh sách. Phân tích này một lần nữa cho thấy cách xếp hạng của cả hai nhóm không đáng tin cậy.
Chính vì tính phi khoa học này nên trong thực tế đã xảy ra chuyện khôi hài như: Năm 2004, ĐH Malaya (một đại học lâu đời nhất của Mã Lai) được THE xếp hạng 89. Trước “tin vui” này, hiệu trưởng trường ra chỉ thị treo biển to tướng ở cổng trường với hàng chữ “University of Malaya a world’s top 100 university”. Nhưng chỉ một năm sau, khi THE xếp hạng lại thì ĐH Malaya tụt xuống hạng 169, dù trong thời gian ngắn đó đại học này chẳng có thay đổi gì về nghiên cứu khoa học hay nhân sự. Hệ quả là sau đó vị hiệu trưởng này mất chức.
Ba yêu cầu cho một bảng xếp hạng đại học
Xếp hạng ĐH là một trong những thước đo về chất lượng của trường ĐH đó. Làm thế nào để có thước đo chính xác về phân tầng cũng như xếp hạng ĐH thưa ông?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Sẽ không bao giờ có thước đo nào chính xác về chất lượng. Ngay cả khái niệm "chất lượng" trong giáo dục đại học đã khó có thể đi đến một sự đồng thuận. Theo tôi, một cách làm tốt hơn trong việc xếp hạng đại học là thu thập dữ liệu theo thời gian thì mới phản ảnh chính xác hơn cách thu thập dữ liệu chỉ một năm.
Vậy theo ông một bảng xếp hạng đại học phải đáp ứng những điều kiện gì để công chúng có thể tin vào và giới giảng viên chấp nhận?
GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi không dám nói là mình phản ảnh tiếng nói của giới giảng viên đại học nhưng tôi có quan điểm riêng. Quan điểm của tôi là một bảng xếp hạng đại học hợp lí phải đáp ứng 3 yêu cầu: khoa học, phương pháp và phương pháp luận, minh bạch.
Về khoa học, bất cứ bảng xếp hạng nào cũng phải mang tính khoa học, hiểu theo nghĩa phải có nghiên cứu và nghiên cứu phải được công bố. Nghiên cứu khoa học giúp quyết định tiêu chuẩn nào quan trọng và cần thiết, để xác định trọng số, vì nếu không có nghiên cứu thì trọng số sẽ rất tuỳ tiện và không thuyết phục được ai.
Về phương pháp và phương pháp luận, bảng xếp hạng đại học phải dựa trên cơ sở của một phương pháp phân tích thích hợp và phương pháp luận phải được xây dựng trên một cơ sở triết lí vững vàng. Những bảng xếp hạng như QS theo tôi là kém thuyết phục vì phương pháp luận không được đánh giá cao.
Về minh bạch, bất cứ bảng xếp hạng nào nên công bố tất cả số liệu cho mỗi đại học và cách mà họ xử lí số liệu. Trong thế giới khoa học mở ngày nay, minh bạch là điều kiện rất quan trọng. Các bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc và xếp hạng đại học, người ta đều công bố số liệu cụ thể để độc giả có thể đánh giá và các chuyên gia có thể phân tích.
Trong 8 trận liên tiếp trên sân nhà ở Premier League, Liverpool luôn để thủng lưới ít nhất 1 bàn. Họ không giữ sạch lưới kể từ khi hòa MU hồi tháng 12/2023.
Giờ đây, khi cuộc tiếp đón Crystal Palacemới trôi qua 14 phút, đội quân của Jurgen Klopp lần thứ 9 liên tiếp nhận bàn thua tại Anfield.
Không có bất kỳ cơ hội nào để Liverpool lội ngược dòng khi Crystal Palace thi đấu chăm chỉ, di chuyển hợp lý và một ngày may mắn của thủ môn Dean Henderson.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ dồn ép, Klopp rút Luis Diaz và Darwin Nunez đê thay bằng Cody Gakpo và Diogo Jota. Không có sự khác biệt nào. Liverpool thất vọng về mọi mặt.
Wataru Endo sút trúng cột dọc, Diogo Jota và Salah đá ra ngoài khó giải thích, Curtis Jones dứt điểm chệch cột khi đối mặt Henderson. Trước đó, bằng cách nào đó, cựu thủ môn MU cản phá xuất sắc những nỗ lực của Diaz và Nunez ở cự li gần.
Oliver Glasner rất được yêu thích ở phía nam London. Nhà cầm quân người Áo tiếp tục chinh phục CĐV Crystal Palace khi lấy 3 điểm tại Anfield, nơi họ hứng chịu 21 cú sút từ đội chủ nhà.
"Tôi cảm thấy mình như đống rác. Tôi cần thời gian để xử lý", Klopp thở dài sau thất bại. Ông thừa nhận, nếu Liverpool cứ đá như hiệp 1 với Crystal Palace thì sẽ không có cơ hội đạt được danh hiệu nào.
Giữa tuần này, đội quân của Klopp cần màn ngược dòng trên sân Atalanta, trước khi đấu Fulham, Everton và West Ham trong giai đoạn cuối đầy cam go ở Premier League.
2. Arsenal bước vào trận tiếp Aston Villa với niềm háo hức về cơ hội nới rộng khoảng cách trước Liverpool.
Thế nhưng, đội khách được dẫn dắt bởi Unai Emery không để điều đó xảy ra. Aston Villa có màn trình diễn ấn tượng trong chuyến đi đến London.
Ở Emirates, giữa sự hứng khởi của Arsenal, Aston Villa phản ứng khi lần lượt Ollie Watkins sút trúng cột dọc, còn Tielemans đưa bóng tìm đến xà ngang (sau đó bật tiếp vào cột dọc).
Khi trận đấu trôi vào những phút cuối, Leon Bailey và Watkins liên tiếp bùng nổ để giúp Villa thắng Arsenal lần thứ 2 trong cùng một mùa giải.
Arsenal thực hiện đến 18 pha dứt điểm, chỉ 4 đi trúng đích và không thắng được Dibu Martinez. Thủ môn người Argentina thực sự xuất sắc khi cản pha dứt điểm rõ ràng nhất của Trossard.
Trong giai đoạn đối mặt với lịch thi đấu nặng nề, phân tâm bởi Bayern Munich, Arsenal thiếu sự tinh tế trong cách triển khai những đường bóng cuối.
Trên khán đài Emirates là không khí cuồng nhiệt và phấn khích của những người hy vọng chấm dứt 2 thập kỷ không vô địch Ngoại hạng Anh. Sau đó là cảm giác thất vọng và không tin vào những gì mình chứng kiến.
3. Man City chuẩn bị cho vòng đấu cuối tuần với vị trí thứ 3, và bước vào tuần mới ở ngôi đầu bảng Premier League.
Đội quân của Pep Guardiola sớm có chiến thắng tưng bừng 5-1 trước Luton hôm thứ Bảy. Sau ngày Chủ nhật điên cuồng, nhà ĐKVĐ trở lại vị trí số 1 khi chỉ còn 6 trận đấu nữa.
Sau khi than thở về lịch thi đấu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và chấn thương của cầu thủ, Pep đang đứng trước cơ hội biến Man City thành CLB đầu tiên vô địch bóng đá Anh trong 4 mùa liên tiếp.
Tất nhiên, cờ đến tay Man City nhưng chưa có bất kỳ điều gì ngã ngũ vì hành trình phía trước còn rất nặng nề, với biến số cao.
Giữa tuần này, Man City tiếp Real Madrid trong trận lượt về tứ kết Champions League, sau đó di chuyển đến London đá bán kết FA Cup với Chelsea, trên sân Wembley.
Ngoài ra, Man City còn đối mặt Tottenham, đối thủ mà Pep Guardiola chỉ thắng 1 và thua 3 trong 5 lần chạm trán gần nhất ở Premier League.
2. Thông tin Kiatisuk trở thành HLV trưởng CAHN thay cho người tạm quyền Trần Tiến Đại cho tới lúc này vẫn chỉ là đồn đoán, với việc phía đội bóng ĐKVĐ V-League hay HAGL chưa phát đi thông báo chính thức.
Tất nhiên, nếu là thật cũng chẳng có gì bất hợp lý bởi ai cũng hiểu câu chuyện phía sau và mối quan hệ giữa bầu Đức cùng bầu Thuỵ là như thế nào. Thế nên việc Kiatisuk rời phố Núi ra Thủ đô nếu có giống như một cuộc... luân chuyển công tác chứ chẳng phải quá to tát.
Ngược lại, Kiatisuk vẫn ở HAGL thì đây cũng không phải chuyện mới, bởi trước đó từng có tin ông Trần Tiến Đại sẽ ngồi ghế GĐKT đội bóng phố Núi, nhưng cuối cùng hoá ra chỉ là một… phép thử dành cho dư luận.
3. Kiatisuk từng phát biểu sau thất bại ở vòng 7 V-League 2023/2024 rằng tương lai chiếc 'ghế nóng' của HAGL sẽ do bầu Đức quyết định và bất kể thế nào thì bản thân cựu danh thủ người Thái Lan cũng vui vẻ đón nhận.
Những gì Kiatisuk chia sẻ là thật, bởi ai cũng biết mối quan hệ giữa HLV trưởng HAGL và bầu Đức khăng khít như thế nào nên chuyện chia tay rõ ràng không dễ xảy ra, kể cả khi thành tích bết bát.
Chính vì điều khó xảy ra ấy, nên thông tin Kiatisuk rời phố Núi đưa ra khiến người hâm mộ đội bóng này… nghèn ngẹn và tiếc cho bầu Đức. Dường như ông chủ HAGL không còn có tiếng nói quyết định như trước đây với đội nhà, và đang phải chia sẻ quyền điều hành CLB với đối tác.
HAGL trên danh nghĩa vẫn do bầu Đức đứng tên chủ tịch CLB, nhưng sợ rằng một ngày nào đó khó mà giữ, sau hàng loạt câu chuyện xảy ra với đội bóng này kể từ đầu mùa 2023/2024. Đây mới là điều đáng tiếc lẫn lo âu từ người hâm mộ phố Núi.