Khi Quảng trường biển đi vào hoạt động, Bãi Đất Đỏ sẽ chuyển mình thành một trung tâm du lịch đặc sắc mới của Phú Quốc. Nằm cạnh hệ sinh thái vui chơi, giải trí nổi tiếng thế giới như Thị trấn Hoàng Hôn và hệ sinh thái nghỉ dưỡng tại Bãi Kem, Quảng trường biển hứa hẹn gia tăng trải nghiệm cho du khách khi mở ra không gian vui chơi giải trí mới lạ, quy tụ các sự kiện và lễ hội hấp dẫn, gia tăng tiện ích cho người dân đảo Ngọc, đồng thời thu hút du khách trong và ngoài nước.
Đặc biệt, việc cải tạo Bãi Đất Đỏ thành quảng trường biển sẽ giúp Phú Quốc có thêm một bãi biển đặc sắc, giúp du khách có thêm trải nghiệm tắm biển khi chọn Phú Quốc là điểm đến. “Bãi đất đỏ An Thới được cải tạo thành bãi tắm sẽ giúp đồng bộ, tạo điểm nhấn rất tốt cho bà con và du khách”, ông Trần Minh Khoa đánh giá khi khảo sát khu vực này.
Được đầu tư bởi Sun Group, quảng trường biển sẽ được quy hoạch gồm đường đi bộ kéo dài 1,3km trải dài khắp bờ biển và trục quảng trường hướng biển kết nối từ đường chính. Trục quảng trường hướng biển sẽ tạo ra không gian công cộng lớn, phù hợp với trình diễn nhạc nước, ánh sáng, các lễ hội, carnival ngoài trời. Sau đó, du khách sẽ tới trục đi bộ sát biển, kết nối các công trình đặc sắc gồm Nhà hát Trai tai tượng, Trung tâm triển lãm quốc tế đại dương, các nhà hàng, quán bar và các không gian triển lãm ngoài trời… Trái tim của quảng trường biển sẽ là quảng trường Sao Biển, tôn vinh loài sao biển - một trong những sinh vật biểu tượng của Phú Quốc. Tổng diện tích của dự án này dự kiến lên tới 12ha, hứa hẹn là dự án thay đổi bộ mặt của phường An Thới.
Một dự án khác tại An Thới là bệnh viện quốc tế với các tiện ích chăm sóc sức khỏe đạt chuẩn quốc tế cùng thiết kế mang đậm dấu ấn Địa Trung Hải. Dự án khi ra mắt hứa hẹn sẽ hoàn thiện chuỗi tiện ích, tạo ra hạ tầng đồng bộ tại An Thới, đáp ứng nhu cầu bảo đảm về sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc y tế cao cấp cho toàn bộ người dân và khách du lịch tại Phú Quốc.
“Trên thực tế, hệ thống chăm sóc sức khoẻ luôn là vấn đề được du khách đưa lên hàng đầu. Một trung tâm nghỉ dưỡng du lịch được kết hợp với công tác chăm sóc sức khoẻ tốt sẽ tạo ra yếu tố đồng bộ để du khách yên tâm vui chơi, nghỉ dưỡng tại điểm đến”, ông Trần Minh Khoa chia sẻ và đặt nhiều kỳ vọng về dự án.
Theo ông Khoa, TP. Phú Quốc cũng có kế hoạch đẩy mạnh công tác xử lý rác thải, hệ thống xử lý nước thải và dự án cấp nước sạch. Những năm tới các dự án sẽ được triển khai rốt ráo để giữ hình ảnh Phú Quốc hấp dẫn với du khách, định hướng điểm đến hấp dẫn mới của thế giới.
Trong tương lai, Phú Quốc sẽ có một diện mạo mới xứng đáng hơn - như những gì mà truyền thông quốc tế liên tục ca ngợi đảo Ngọc trong thời gian gần đây - hòn đảo trong Top tuyệt vời nhất thế giới.
Lệ Thanh
" alt=""/>UBND TP Phú Quốc khảo sát dự án quảng trường biển, bệnh viện quốc tế tại An Thới
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Phát triển nhanh và bền vững thì giải pháp phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay là phát triển xanh và phát triển số, vì nó tiêu tốn ít tài nguyên nhất. Các công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tập trung chủ yếu cho phát triển xanh và số. Đổi mới sáng tạo thì cũng chủ yếu là trong lĩnh vực xanh và số. Phát triển xanh và phát triển số có thể coi là sự phát triển chủ đạo của nửa đầu thế kỷ 21. Quốc gia nào muốn bứt phá, vươn lên thay đổi thứ hạng thì phải tận dụng cơ hội này. Nhưng phải là đi trước người khác, đi trước quốc gia khác.
Phát triển kinh tế số và xã hội số thì cần một hạ tầng số hiện đại. Hạ tầng vật chất thì cần nhiều chục năm, cần rất nhiều tiền. Nhưng hạ tầng số thì có thể nhanh hơn nhiều, có thể chỉ một vài năm, và chi phí cũng nhỏ hơn hàng chục lần. Ngành TT&TT đặt mục tiêu hạ tầng số của Việt Nam sẽ vào top 30 thế giới trước năm 2025. Chiến lược phát triển Hạ tầng số Việt Nam mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành trong năm 2021 đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là hạ tầng số phải đi trước, phải lọt vào top đầu, để tạo nền tảng cho phát triển nhanh kinh tế số và xã hội số.
Kinh tế số kinh tế số hiện đang chiếm 15% GDP toàn cầu, tỷ lệ này của Mỹ là 21%, Trung Quốc là 30%, cao gấp 1,5 lần Mỹ. Tức là nước đi sau thì lại đi trước. Kinh tế số của Việt Nam là khoảng 10%. Chúng ta đặt mục tiêu 20% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này thì kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm như trong giai đoạn 2015-2020 thì kinh tế số của Việt Nam có thể chiếm tới 25% GDP vào năm 2025.
Lời giải của mục tiêu này nằm trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 6 năm 2020 và Chiến lược Phát triển kinh số và xã hội số mà Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt trong Quý 3 năm 2021. Nếu nói gọn lại về lời giải này thì là sự kết hợp của thị trường mạnh và Nhà nước mạnh. Thị trường thì mạnh trong ngắn hạn còn Nhà nước thì phải mạnh trong dài hạn, mạnh về tầm nhìn xa trông rộng, dùng chi tiêu công và đầu tư công, khoảng 1-1,5% ngân sách hàng năm, để kích hoạt và dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bất kỳ quốc gia nào đã hoá rồng, hoá hổ thì đều dựa vào sức mạnh tinh thần là chính. Mà sức mạnh này chỉ được kích hoạt khi quốc gia đó có một giấc mơ lớn, một khát vọng lớn. Đại hội 13 của Đảng lần đầu nói đến việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và hạnh phúc. Nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam, của truyền thông Việt Nam là khơi dậy khát vọng này ở tất cả mọi người dân Việt Nam, và từ khát vọng này thành sức mạnh tinh thần, và từ sức mạnh tinh thần này thành hành động phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày 5/8/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm vệc với Tổng công ty MobiFone về xây dựng chiến lược phát triển của MobiFone giai đoạn 2021-2025.
" alt=""/>Hạ tầng số đã sẵn sàng cho kinh tế số, xã hội số