Tuy nhiên, mới đây, Lux đã bị người dùng mạng chỉ trích dữ dội sau khi chia sẻ video đi ăn buffet tại Las Vegas, Mỹ. Lux cho biết, hôm đó, anh đến ăn tại quán buffet tôm hùm trong khách sạn Palm, với giá vé 80 USD (khoảng 1,9 triệu đồng)/người.
Muốn có một bữa ăn tương xứng với số tiền bỏ ra, Lux lấy thật nhiều tôm hùm, xếp đầy lên các đĩa. Một nhân viên nhà hàng nhắc anh hãy ăn hết số tôm đã lấy, rồi mới lấy tiếp. Nhân viên còn chỉ cho Lux thấy tấm biển đề mỗi đĩa để một con tôm.
Tuy nhiên, khi nghe lời nhắc nhở, Lewis Lux tỏ vẻ khó chịu. Anh cãi rằng đi ăn buffet không có quy định nào phải ăn hết mới lấy thêm lượt nữa. Anh không đồng ý với lời nhắc và phản ứng của nhân viên nhà hàng.
Anh tiếp tục quay video ghi lại cảnh rưới bơ lên tôm hùm rồi thưởng thức và cười đùa. Anh khẳng định bữa ăn là đáng giá so với số tiền bỏ ra.
"Với mức giá như vậy, trải nghiệm ăn tôm hùm ở đây là đáng giá. Song, cách nhân viên phản ứng với tôi khiến tôi khó chịu, muốn rời đi ngay lập tức", anh nói.
Tuy nhiên, Lewis Lux không ăn hết phần thức ăn đã lấy. Anh thẳng tay trút bỏ gần hết đĩa tôm hùm còn chưa đụng đến vào thùng rác.
Video của anh đã thu hút hơn 2,4 triệu lượt xem và rất nhiều bình luận. Phần lớn các bình luận đều chỉ trích hành động của Lux. Anh bị lên án vì không tôn trọng nhân viên và lãng phí đồ ăn. Thậm chí có người đề nghị cấm anh đến các nhà hàng.
"Thái độ, hành vi của anh ta thật thô lỗ. Anh ta nên bị cấm vào tất cả các nhà hàng"; "Thật quá đáng. Vứt bỏ đồ ăn đắt tiền, trong khi ngoài kia có bao nhiêu người còn không có đồ ăn"; "Lãng phí thức ăn như vậy là không được"... dân mạng bình luận.
Thậm chí có cửa hàng niêm yết giá với mức tăng còn hơn giá vàng, từ ngày 26-28 Tết mỗi ngày tăng giá 20 ngàn đồng, đến ngày 29 Tết giá đã vọt lên 240-260 ngàn đồng/xe và ngày 30 Tết là 300-350 ngàn đồng/xe.
Theo các chủ tiệm rửa xe chia sẻ, việc tăng giá dịch vụ năm nào cũng như vậy do cửa hàng thiếu nhân công, phải huy động họ hàng, con cháu mới đủ. "Thợ làm công ai cũng muốn về quê ăn Tết sớm, những người ở lại đều được trả công từ gấp 3,4 lần ngày thường thì giá rửa xe không thể như cũ được", một chủ cửa hàng trên phố Láng Hạ nói.
![]() | ![]() |
Giá rửa xe tăng theo ngày. (Ảnh: Cao Khánh)
Anh Phạm Đức, chủ một cơ sở làm đẹp xe ở quận Long Biên cho biết đã đóng cửa hàng từ ngày 27 Tết nhưng giao lại chìa khoá nhà xưởng để những nhân viên ai còn ở lại 28-30 Tết tranh thủ rửa xe kiếm thêm. "Trong 3 ngày trước Tết, tôi dành để anh em thợ tự kinh doanh rửa xe kiếm thêm thu nhập, giá họ thu có tăng so với ngày thường nhưng đó là quy luật chung bao năm nay rồi", anh Đức kể.
Tăng giá, rửa bẩn nhưng vẫn phải chấp nhận
Càng sát ngày 30 Tết, dù đã tăng giá gấp 2, 3 lần so với ngày thường nhưng các cửa hàng rửa xe vẫn tất bật trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2024. Nhiều cửa hàng rửa xe đã phải huy động tối đa nhân lực để làm hết công suất để phục vụ lượng xe đến.
Một chủ cửa hàng rửa xe trên đường Nguyễn Khánh Toàn chia sẻ: “Những ngày này, người ở xa ai cũng mong về nhà sớm để đoàn tụ với gia đình, tránh cảnh đi tàu xe bị chèn ép. Những người đồng ý ở lại làm trong 3 ngày 28, 29, 30 Tết, chúng tôi đều trả công cao hơn nhiều so với ngày thường”.
Tuy nhiên, một số chủ xe cho biết những ngày này giá dịch vụ tăng nhưng đôi khi không đồng nghĩa chất lượng tương xứng.
Anh Trương Quốc Dũng (Đại Kim, Hoàng Mai) cho biết ngày thường rửa xe và hút bụi chiếc Honda CR-V của mình chỉ hết 70 ngàn đồng, và hôm 28 Tết anh đã phải trả tới 200 ngàn đồng, nhưng thợ rửa rất nhanh để xoay vòng các khách khác đang chờ. "Xe tôi rửa xong, họ xịt khô qua loa, lấy tay di ở mép cửa, vành bánh xe vẫn bẩn. Tôi yêu cầu rửa thêm thì thợ nói thế là sạch rồi, Tết không kỹ được", anh Dũng than thở, xong cho biết đành chấp nhận về lấy khăn mềm lau thêm.
Nhiều chủ xe cho rằng rửa xe là công việc kinh doanh cả năm, làm dịch vụ tốt thì lúc nào cũng đông khách nên nếu cứ lấy cớ nhân dịp Tết tăng giá dịch vụ, làm qua quít chất lượng đi xuống thì cũng chả lợi là bao, ngược lại có thể gây ra ấn tượng không tốt đối với khách hàng.
Anh Nguyễn Văn Toàn (Thành Công, Ba Đình) kể rằng bản thân luôn sửa và làm đẹp xe ở một cửa hàng quen đã 3 năm, ít có ý định đổi bởi đã quen cách làm của chủ, thợ. "Mới hôm 26 Tết tôi qua đánh bóng lại kính lái, cửa hàng còn rửa xe miễn phí. Việc nhỏ thôi nhưng tôi cảm thấy được chăm sóc tận tình, nên dù ở xa cửa hàng gần chục km nhưng có việc cần tôi vẫn mang xe đến chỗ họ", anh Toàn nói.
Trên một số diễn đàn mạng xã hội mấy ngày nay cũng tranh cãi kịch liệt xoay quanh chủ đề rửa xe. Bên cạnh những người phàn nàn giá rửa xe tăng bất hợp lý, thì nhiều người nhận xét những chủ xe “đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” là không biết đồng cảm với người lao động.
Một chủ cửa hàng rửa xe trên phố Tô Hiệu bức xúc: “Nếu thấy đắt thì có thể tự rửa xe, không ai ép buộc. Luật lao động có quy định tiền lương làm vào ngày nghỉ lễ Tết tăng 300% so với bình thường, chúng tôi tăng có 200% vẫn là còn ít”.
Anh Hoàng Quốc Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội), khách hàng đem xe đi rửa tại đây cho biết: “Ngày 29 tháng Chạp, mình đã nghỉ làm, còn họ vẫn phải phục vụ nhu cầu để mình có xe đẹp chơi Tết thì cũng nên vui vẻ chấp nhận giá rửa xe cao hơn bình thường. Thực tế, giá rửa xe 150-200 ngàn đồng không phải là mức tăng đột biến, vẫn giống như năm ngoái mà thôi.”
Còn chị Đào Kim Hồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng đồng ý việc tăng giá rửa xe những ngày cận Tết là chuyện hết sức bình thường, giá tăng bao nhiêu cửa hàng đều cho khách biết, có nơi còn dán thông báo rõ ràng, không mập mờ. Ngày này thuận mua vừa bán, thấy đắt thì không dùng dịch vụ nữa là xong.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Một năm trước, Hà Hoài nhận được “đề bài” từ Toong về một tác phẩm điêu khắc lớn sáng tác tại khu vực giếng trời thông 5 tầng lầu. Sau đó là quá trình làm việc miệt mài của người nghệ sĩ, từ xưởng tại TP.HCM đến khâu thực địa tại 51 Phan Bội Châu.
Bộ tác phẩm độc bản dần hình thành gồm 50 khối tượng điêu khắc lấy cảm hứng từ dị ứng bên trong cơ thể, rồi phản chiếu ra mỗi trường xung quanh. Sau hơn 1 năm sáng tác, Dị nhânhoàn thiện và trở thành tác phẩm sắp đặt tạo hình lớn nhất trong sự nghiệp của Đỗ Hà Hoài.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đỗ Hà Hoài cho biết không quan tâm nhiều đến việc dùng ngôn từ diễn đạt thay cho tác phẩm của mình. Vì anh quan niệm, mỗi người sẽ có cách cảm thụ khác nhau, tùy thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ cũng như góc nhìn cá nhân.
Tác phẩm sẽ “lung linh” theo những cách khác nhau khi bạn đứng nhìn từ dưới lên, trên xuống, hay từ từng tầng nhất định. Và quan trọng nhất, Hoài muốn để không gian và thời gian tô điểm cho tác phẩm. Ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng đèn tạo ra những cảm xúc khác nhau. Thời gian sẽ làm thay đổi màu tường, phủ lớp rong rêu lên tác phẩm, cũng làm thay đổi diện mạo của Dị nhân theo năm tháng…
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Đỗ Hà Hoài sinh năm 1994 tại Gia Lai, tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Thực hành nghệ thuật của anh gắn liền với những phản ứng và quan sát về tâm sinh lý cá nhân, liên kết với các vấn đề xã hội và môi trường xung quanh.
Sau triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên Dị ứng tại Toong (126 Minh Khai, TP.HCM) năm 2021 gây tiếng vang, các tác phẩm của anh lần lượt xuất hiện tại các triển lãm điêu khắc quốc tế như Sasaran International Art Festival/ Art Exhibition tại Malaysia và Vietnamese Wind The Debut Gathering ở Nhật Bản.