Yan My chia sẻ, khi cô tới Pháp vào đầu tháng 7, điều khiến cô ân tượng là ở đây lúc 10h tối nhưng trời sáng và mát dịu như 5h chiều ở Việt Nam. Con người của Pháp thì vô cùng thân thiện và mến khách. Còn tại Luân Đôn, Yan My thấy rõ nhịp sống nơi đây vô cùng sôi động.
Hiện tại, ngoài công việc diễn xuất, Yan My có thu nhập thường xuyên từ quay quảng cáo và chụp hình, chính vì thế cô đã dần ổn định cuộc sống. Mọi vất vả cho cuộc sống thường nhật trước kia đã qua. Ngoài ra, Yan My cũng khá mát tay với bất động sản, nhờ những cơ may đó mà cô đã mua cho mình một căn hộ nhỏ xinh tại Tp.HCM và đang tiếp tục phấn đấu dành dụm để có thể đưa mẹ đi du lịch vòng quanh thế giới.
Có thể thấy, mục đích sống mỗi thời điểm lại khác nhau, nếu như trước kia, Yan My chỉ mong có công việc ổn định khi mới “chân ướt, chân ráo” vào Sài Gòn, hay những tối cô độc ngồi khóc một mình trong căn hộ thuê thì giờ đây cuộc sống của Yan My đã tươi sáng nhờ vào những nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của cô.
Dù thu nhập đã tốt hơn nhưng không vì thế mà cô cho phép mình sống hoang phí. Việc đi xe ôm hay xe bus đi làm là việc rất bình thường với cô.
Yan My cũng chia sẻ, cô luôn mong muốn làm việc để kiếm tiền, có cơ hội đi nhiều, mở mang tầm mắt, chia sẻ với những người thân và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Đây là khu cầu tháp nổi tiếng của Luân Đôn. |
Người ta thường đánh mất rồi mới biết quý
Có một câu nói: “Tốc độ thành công của bạn bắt buộc phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ”. Cha mẹ thì ngày càng già đi, và dù không muốn, chúng ta buộc phải chấp nhận rằng một ngày nào đó, ta không còn cơ hội được chăm sóc, yêu thương và hiếu kính với cha mẹ nữa. Vậy thì tại sao phải đợi tới lúc mất đi rồi mới ăn năn, hối hận và nuối tiếc?
Người xưa có câu: “nước mắt chảy xuôi” - những gì cha mẹ làm cho chúng ta thường được coi như điều hiển nhiên phải thế! Chúng ta cứ nhận tình thương ấy, quan tâm ấy mà không hề biết quý trọng, biết đáp đền. Trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì, chỉ có cha mẹ là yêu thương con cái vô điều kiện. Con cái thường đòi hỏi ở cha mẹ là nhiều, chứ cha mẹ nhận lại từ con cái được bao nhiêu?
Mỗi ngày trôi qua vô tâm như thế là một ngày tóc cha thêm sợi bạc, khóe mắt mẹ hằn nếp nhăn. Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi: Nếu một ngày cha mẹ không còn nữa, ta sẽ cảm thấy thế nào? Những câu trách mắng của mẹ, những trận đòn của cha,ngày xưa ghét cay ghét đắng mà bây giờ có muốn cũng đâu còn.
![]() |
Mỗi ngày trôi qua là cha mẹ lại già thêm một chút |
Lúc ấy mới biết trân trọng để làm gì, hối hận, tiếc nuối về những điều chưa làm cho cha mẹ thì có tác dụng không? Tại sao cứ phải đánh mất rồi mới biết quý, cần thêm bao nhiêu mất mát nữa thì người ta mới chịu ghi nhớ bài học này?
Chữ "Hiếu" không đợi ngày
Thế giới có ngày của mẹ, ngày của cha, đâu có nghĩa là hơn 360 ngày còn lại chúng ta không cần hiếu kính với cha mẹ! Lời hỏi thăm khi trái gió trở trời, sự quan tâm kịp thời khi cha mẹ đau ốm, thậm chí chỉ là sự xuất hiện của con vào một ngày bình thường còn đáng giá hơn hàng ngàn món quà vào những ngày đặc biệt.
Có một câu nói: “10 năm trước người ta dựa vào thu nhập của cha mẹ bạn để đối xử với bạn. 10 năm sau người ta dựa vào thu nhập của bạn để đối xử với cha mẹ bạn”. Đạo hiếu với cha mẹ cần làm tròn từ những việc nhỏ nhất, trong những ngày bình thường nhất. Bởi vì cha mẹ đâu cần món quà đắt tiền hay những sự kiện đao to búa lớn từ con cái của mình.
![]() |
Cha mẹ chỉ cần được con quan tâm từ những điều nhỏ nhất |
Thường ngày ta cứ lấy lý do bận rộn với công việc, vợ chồng, con cái mà ít quan tâm chăm sóc cha mẹ. Nhưng điều đó cũng không khiến cha mẹ bớt yêu thương ta hơn, cũng không hề có bất kì những lời trách móc hay than phiền nào từ cha mẹ. Chữ “Hiếu” đọc thì nhẹ nhàng, nhưng mấy ai dám nói mình đã làm tròn đạo hiếu?
Chữ “Hiếu” vốn không phải là thứ quà tặng khi thường ta lãng quên hay đem đi cất, đợi tới ngày kỉ niệm mới mang ra để giữ đạo làm tròn. Chữ “Hiếu” cần được vun đắp từ yêu thương và những hành động quan tâm nhỏ nhất tới cha mẹ mỗi ngày.
Chúng ta khó nói trực tiếp lời yêu thương, nhưng có thể chia sẻ tất cả tâm tư, tình cảm và kỉ niệm đến với cha mẹ mình.Hiểu được điều đó, Nhãn hàng Hoạt Huyết CM3 thuộc Công ty cổ phần Dược Phúc Vinh đã tổ chức cuộc thi “Chữ “Hiếu” không đợi ngày” dành cho tất cả công dân Việt Nam cả trong và ngoài nước - cơ hội để bạn chia sẻ kỉ niệm, tình cảm với cha mẹ và nhận giải “Chữ Hiếu Vàng” (tương đương 2 chỉ vàng) cho những chia sẻ từ tận đáy lòng mình.
![]() |
Cuộc thi “Chữ “Hiếu” không đợi ngày” |
Tham gia chia sẻ tình cảm dành cho những người thân yêu để có cơ hội nhận ngay Chữ Hiếu vàng - trị giá 2 chỉ vàng.
Giải thưởng chung cuộc:
- 01 Giải chữ hiếu vàng: 02 chỉ vàng/giải
- 02 Giải Bình chọn: 01 chỉ vàng/giải
Giải thưởng tuần:01 cân phân tích sức khỏe + 02 hộp Hoạt huyết CM3/giải
Cách thức tham gia vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Like Fanpage Hoạt huyết CM3 - Dược Phúc Vinh https://www.facebook.com/hoathuyetcm3/?fref=tsvà chia sẻ công khai post thông tin cuộc thi
- Bước 2: Truy cập vào link: http://chuhieuvang.duocphucvinh.com/tham-gia-chia-se.html, đăng nhập Facebook và Click vào nút “Tham gia ngay” để tham gia cuộc thi
- Bước 3: Chia sẻ những tình cảm và kỷ niệm về người thân (ông bà/cha mẹ,…) của mình + đính kèm một bức ảnh của họ (có thể là ảnh riêng hoặc ảnh chụp cùng người dự thi)
- Bước 4: Sau khi BTC duyệt bài cho đăng lên Microsit, người dự thi kêu gọi bình chọn bằng cách chia sẻ link bài dự thi công khai với hashtag:#Hoathuyet #CM3 #Chuhieukhongdoingay
Tham khảo thể lệ chi tiết tại: http://chuhieuvang.duocphucvinh.com/ve-cuoc-thi.html
Doãn Phong" alt=""/>Chia sẻ yêu thương với ‘chữ Hiếu không đợi ngày’