Khởi tranh từ ngày 9/5/2009 đến 14/6/2009, giải đấu THĐNB5 đã thu hút gần 7.000 game thủ tham gia với 68 cụm máy chủ trên khắp cả nước đăng ký thi đấu. Các đội bước vào giải đấu với sự đầu tư khá kỹ lưỡng về nhân lực và kỹ thuật chơi game, trong đó nổi bật là hai đội Châu Giang và Nam Giang.
Chiến thắng trước tất cả các đối thủ từ vòng loại trực tiếp đến bán kết, Châu Giang đã bước lên ngôi vô địch giải Siêu cấp trong khuôn khổ THĐNB5 sau khi thắng thuyết phục cụm máy chủ Thiên Sơn với hơn 30 ngàn điểm tích lũy. Cũng như Châu Giang, cụm máy chủ Nam Giang cũng đã không để thua một trận nào và vượt qua Thục Sơn trong trận chung kết để giành lấy chức vô địch giải Cao cấp. Cả hai chức vô địch của mùa giải năm nay đều thuộc về các cụm máy chủ ở khu vực phía Bắc.
" alt=""/>VLTK trao cup cho Châu Giang và Nam GiangTheo kết luận thanh tra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện không đúng một trong số các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Cụ thể, hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải không được tách biệt, nước thải sau hố thu gom và tách rác chảy tràn vào hệ thống thoát nước mưa bên cạnh bể điều hòa...; Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải. Năm 2023, bệnh viện này quan trắc chất lượng nước thải không đúng tần suất giám sát theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Về xử lý chất thải, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại; không báo cáo tổng khối lượng phát sinh chất thải rắn thông thường có thể tái chế năm 2020, 2021; không báo cáo tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2021.
Ngoài ra, theo kết luận, bệnh viện này không báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước năm 2020 cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không quan trắc từ 75% các thông số quan trắc, giám sát chất lượng nước ngầm.
Cụ thể, năm 2020, bệnh viện không thực hiện việc quan trắc chất lượng nước dưới đất đối với 25/32 thông số; khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép (năm 2020, 2021) do bệnh viện cung cấp (đến 25/4/2021) thể hiện bệnh viện khai thác vượt lưu lượng được cấp phép (theo giấy phép 650m3/ngày đêm).
Tuy nhiên, các hành vi vi phạm này đã hết thời hiệu xử phạt nên cơ quan Thanh tra không xử phạt.
Với các hành vi vi phạm đã nêu, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 370 triệu đồng đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.
Ngoài quyết định xử phạt, Thanh tra Bộ kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo Sở TN&MT giám sát chặt chẽ hoạt động của bệnh viện này; hướng dẫn bệnh viện thực hiện các thủ tục theo quy định trong quá trình khắc phục các tồn tại trên; yêu cầu bệnh viện thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Nằm cách trung tâm thị xã khoảng 36km, Nậm Cang (thuộc xã Liên Minh, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là nơi có vị trí xa xôi, hẻo lánh nhất ở Sa Pa song vẫn trở thành địa điểm du lịch được nhiều tín đồ ưa xê dịch yêu thích và ghé thăm bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, bình yên, nhất là vào mùa lúa chín.
Mùa lúa chín ở đây thường bắt đầu từ giữa tháng 8 đến hết tháng 9. Thậm chí, thời điểm lúa chín nhuộm vàng khắp các thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa cũng khác nhau, phụ thuộc vào địa điểm và thời tiết từng năm.
Cuối tháng 7 vừa qua, Hoàng Thùy Dương (32 tuổi) có chuyến đi ngắn ngày đến Sa Pa "săn" lúa chín sớm. Đây là lần thứ hai đến Sa Pa vào mùa lúa song nữ travel blogger người Bắc Giang vẫn cảm thấy thích thú, ấn tượng và bị mê hoặc bởi khung cảnh tràn ngập sắc vàng tươi như lần đầu tiên.
Ngoài ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sa Pa như Tả Phì, Tả Van, Hầu Thào, hồ Séo Mý Tỷ,... Thùy Dương còn dành thời gian trải nghiệm cảnh sắc mùa thu ở Nậm Cang. 9X nhận xét, Nậm Cang vào mùa lúa chín mang nét đẹp dịu dàng, bình yên hơn rất nhiều so với vẻ sôi động như thời điểm gieo mạ hay đổ ải nước.
Du lịch Nậm Cang thời điểm này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh lúa chín nhuộm vàng khắp các thửa ruộng bậc thang, tỏa hương thơm khắp không gian núi rừng mà còn được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ rất dễ chịu, trải nghiệm các hoạt động hòa mình với thiên nhiên.
Nữ travel blogger cho biết, năm nay, lúa ở Nậm Cang chín sớm hơn mọi năm. Thời điểm này, người dân đã bắt đầu gặt lúa. Từng đợt sóng lúa màu vàng óng tại Nậm Cang, thấp thoáng đôi ba nếp nhà bình yên nép mình bên những thửa ruộng bậc thang khiến 9X thấy mê mẩn, tranh thủ chụp những bức hình giữa khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh ở nơi đây.
Từng thửa ruộng bậc thang tràn ngập sắc vàng tươi như đua nhau uốn lượn, kéo dài đến tận chân trời, ẩn mình giữa thung lũng của những dãy núi cao hùng vĩ. Phóng tầm mắt ra xa, du khách thả hồn vào từng đợt gió mát, hít hà hương lúa mới, cảm nhận trọn vẹn thiên nhiên Tây Bắc đang chuyển mình.
Theo người dân địa phương, độ tháng 7, tháng 8, thời tiết ở Sa Pa rất mát mẻ, nhiệt độ dao động ở mức 20-25 độ C. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để du khách ghé thăm Sa Pa, khám phá những địa điểm tuyệt đẹp và đón mùa lúa chín.
![]() | ![]() |
Trong chuyến đi khám phá Sa Pa lần này, Thùy Dương ấn tượng nhất với trải nghiệm ngồi xe máy, thả mình trên cung đèo uốn lượn ở thung lũng mường Hoa, bản Lao Chải Tả Van, Bản Hồ,... Du khách tới đây cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô, song "phượt" bằng xe máy vẫn mang lại những cảm giác tuyệt vời khó tả và giúp tận hưởng trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
![]() | ![]() |
Ngoài các trải nghiệm thú vị, ẩm thực địa phương với nhiều món ngon hấp dẫn cũng là yếu tố níu chân du khách khi du lịch Sa Pa mùa lúa chín. Thùy Dương cho biết, tới Nậm Cang, cô có cơ hội được thưởng thức một số đặc sản nổi tiếng như xôi ngũ sắc, cá nướng, gà bản bên suối, lẩu cá tầm,…
Phan Đậu - Ảnh: Dương Dương Blog
" alt=""/>Ghé Sa Pa mùa lúa chín, khách mê mẩn cảnh ruộng bậc thang hoang sơ đẹp như tranhDiện tích toàn bộ tuyến đường là 253 ha, trong đó công trình mới khoảng 5,56 ha và mật độ cây xanh tăng 25% so với hiện trạng, nơi đây được thiết kế thành khu vực hiện đại, tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Thiết kế nhà hát Đại dương giữa phố biển
Theo thiết kế, khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng sẽ có các công trình điểm nhấn, biểu tượng, như: Nhà hát Đại Dương nằm ở quảng trường đại dương và khu đô thị trung tâm (khu vực sân bay Nha Trang cũ) với sự kế hợp giữa bảo tàng tỉnh, nhà hàng trong nhà và ngoài trời.
Nơi đây định hình trung tâm hội nghị, biểu tượng mới của thành phố. Nhà hát Đại Dương lấy cảm hứng thiết kế từ tổ chim én đặc trưng của vùng đất Nha Trang – Khánh Hòa dự kiến xây dựng trên khu đất rộng hơn 12 ha (diện tích xây dựng gần 4,3 ha).
Các khu vực này còn có cầu An Viên; ngôi làng ven biển; khu phức hợp bảo tàng Yersin…
Cầu Trần Phú sẽ được mở rộng để thêm làn đi xe đạp và làn đi bộ. Ngoài ra phía giữa cầu có bậc ngồi ngắm cảnh. Gần đó, nhà nghỉ dưỡng 378 của Bộ Công an, dự kiến dời ra khu vực bắc bán đảo Cam Ranh. Công trình hiện hữu được tháo dỡ.
Trong tương lai, nơi này định hình khu phức hợp mới có các công trình bảo tàng Yersin (4.000 m2), là nơi tôn vinh di sản của Bác sĩ Yersin; khám phá lịch sử, văn hóa; khu thương mại và khu vực sàn ngắm cảnh, cafe, bar biển. Song song đó, tỉnh sẽ cải tạo bờ kè, đường dạo biển, tạo bãi tắm công cộng và bến tàu, cải tạo công viên Yersin…
Nhiều công trình điểm nhấn, đặc trưng địa phương miền biển
Khi ý tưởng thiết kế đô thị khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng được thông qua, thành phố sẽ có nhiều công trình cải tạo và xây mới hạng mục cảnh quan, đô thị đẳng cấp phục vụ cộng đồng. Các công trình được phân bố theo 4 khu, gồm Công viên tịnh dưỡng và du thuyền (khu 1); công viên di sản văn hóa (khu 2); công viên bờ biển dài (khu 3) và công viên thưởng ngoạn (khu 4).
Phía Bắc thành phố (khu 1) được thiết kế ý tưởng công viên tịnh dưỡng, bến du thuyền với điểm nhấn là quảng trường Ánh Sáng, nhạc nước nghệ thuật, thiên đường ẩm thực, điểm ngắm hoàng hôn trên biển…
Khu vực biển gần Hòn Đỏ - khu đất thu hồi Dự án Nha Trang Sao (khu 2) sẽ xây dựng công viên di sản văn hóa với nhiều điểm check-in, quảng trường di sản văn hóa có sức chứa hơn 11.000 người, sân trượt ván tầm cỡ quốc tế rộng hơn 1ha. Đáng chú, khu vực này sẽ có cầu kính bắc qua chùa Từ Tôn, tượng đá khổng lồ cao 15m đối diện chùa Từ Tôn.
Khu 3 là các công trình, nhà hàng Bốn Mùa, Sailing Club, nhà hàng Louisiane… được đề xuất tháo dỡ công trình kiên cố để cải tạo hiện trạng công viên, tạo không gian mở, thân thiện với khu vực xung quanh. Mật độ xây dựng toàn khu này được khống chế khoảng 2,17%; mật độ cây xanh sẽ tăng thêm 25% so với hiện tại; giao thông được thiết kế thông minh, kết nối thuận lợi, có nhiều bãi đỗ xe và trạm trung chuyển.
Đối với khu 4 thì có điểm nhấn là cầu An Viên bắc qua Cửa Bé kết nối với khu đô thị An Viên hiện hữu như một cổng chào ở phía Nam của Nha Trang. Khu vực này còn có công viên biển kết hợp với làng chài; bến du lịch; cảng dân sinh; cổng chào và đường ven biển…
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, thiết kế ý tưởng đô thị khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng là tâm huyết của lãnh đạo tỉnh với mong muốn nâng Nha Trang lên tầm cao mới.
UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP Nha Trang phối hợp với đơn vị tài trợ và đơn vị tư vấn thiết kế lập các quy hoạch phân khu dân cư các phường có phạm vi ranh giới liên quan khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng gửi Sở Xây dựng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý 4/2023.
Hồng Hạnh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Nhà hát Đại Dương, quảng trường Ánh Sáng: Biểu tượng mới của phố biển Nha Trang