Theo công bố của Brand Finance, MobiFone tiếp tục nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017. Nếu tính trong Top các doanh nghiệp ICT thì giá trị thương hiệu của MobiFone đứng thứ 3, nhưng xét về giá trị thương hiệu của các nhà mạng cung cấp dịch vụ di động thì MobiFone đứng thứ 2.
Theo công bố của Brand Finance, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 Việt Nam là 11,279 tỷ USD, tăng 32% so với năm ngoái. Trong đó, ngành viễn thông chiếm tỉ trọng cao nhất với 35% tổng giá trị; tiếp đến là ngành thực phẩm và ngân hàng lần lượt chiếm 15% và 11% tổng giá trị. Brand Finance nhấn mạnh rằng Top 10 thương hiệu đã tạo nên tới 68% giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam tương đương với 7,728 tỷ USD.
Ông Samir Dixit, Giám đốc Điều hành của Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương cho biết, Ấn bản xếp hạng thương hiệu của Brand Finance là bảng xếp hạng công khai duy nhất trên thế giới về các giá trị thương hiệu tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO. Giá trị Thương hiệu của mỗi thương hiệu là bản tóm tắt sức mạnh tài chính của thương hiệu đó. Mỗi thương hiệu cũng được xếp hạng, cho thấy sức mạnh, rủi ro và tiềm năng trong tương lai của thương hiệu đó so với đối thủ cạnh tranh. Báo cáo này đưa ra ý kiến định giá thời điểm về các thương hiệu Việt Nam có giá trị nhất tại ngày 1/1/ 2017. Quy mô của những giá trị thương hiệu này cho thấy mức độ quan trọng của tài sản thương hiệu này đối với chủ sở hữu tương ứng. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng phân tích định giá thương hiệu có thể cung cấp cho các nhà marketing và tài chính thông tin sâu về các nỗ lực quản lý thương hiệu của họ và ảnh hưởng của một thương hiệu mạnh lên các hoạt động tiếp thị và phân tích thương hiệu nên được coi là một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định.
" alt=""/>MobiFone nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017Trao đổi tại hội thảo phát triển phần mềm nguồn mở năm 2017 chủ đề “Chuyển đổi số và phần mềm nguồn mở đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” được Bộ TT&TT và CLB phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) tổ chức mới đây, ông Lâm Hồng Quang - Giám đốc sản phẩm Mobile của Bkav nhấn mạnh: “Việt Nam cần phát triển những hệ điều hành nguồn mở riêng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
Theo ông Quang, đã từ lâu, Việt Nam luôn muốn sở hữu những hệ điều hành do người Việt phát triển và làm chủ. Nhu cầu đó càng trở nên bức thiết hơn khi thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Nòng cốt của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 là sự xuất hiện và phổ biến của các thiết bị thông minh như: điện thoại thông minh, máy tính bảng thông minh, camera thông minh, tivi thông minh, loa thông minh… “Những thiết bị thông minh có thể được trang bị các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự vận hành; có thể được kết nối mạng để truyền dữ liệu về trung tâm hay tới các thiết bị thông minh khác. Để làm được như vậy, thiết bị cần có một hệ điều hành. Dễ dàng nhận thấy, nếu đây không phải là những hệ điều hành do người Việt phát triển và làm chủ, rõ ràng chủ quyền thông tin của Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ”, ông Quang phân tích.
Nhận định để làm chủ hoàn toàn một hệ điều hành là một việc rất khó song từ kinh nghiệm phát triển BOS - hệ điều hành của smartphone Bphone, vị Giám đốc sản phẩm Mobile của Bkav cho rằng đây là việc khả thi và các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Ông Quang cho biết, hệ điều hành BOS của điện thoại thông minh Bphone được Bkav phát triển dựa trên nguồn mở Android. Từ kinh nghiệm nhiều năm phát triển các sản phẩm dựa trên nguồn mở, Bkav đã đúc rút ra rằng các dự án nguồn mở như kiến thức chung của nhân loại. Nó giống như những cuốn sách chứa đầy kiến thức nhưng bản thân các cuốn sách lại không phải là sản phẩm cuối. Chúng ta đọc sách để làm ra các sản phẩm.
“Phần mềm nguồn mở cũng như vậy, là kiến thức chung của nhân loại, rất tốt nhưng chưa đủ tốt để thành sản phẩm cuối. Khó có chuyện cứ lấy nguồn mở về là có ngay sản phẩm tốt. Android cũng không là ngoại lệ. Nó đã rất tốt nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Google phải làm Android cho quá nhiều thiết bị khác nhau, họ không thể có sự trau chuốt, hoàn thiện cần có như Apple - hãng chỉ tập trung vào một số dòng thiết bị chính như iPhone, iPad…”, Ông Quang nhận xét.
![]() |
Tối ngày 17/12/2017, vòng chung kết Zalo Hackathon đã kết thúc với phần thắng thuộc về đội Trojans gồm 3 thành viên đến từ trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật và ĐH Bách Khoa TP.HCM. Về nhì trong cuộc thi là đội Knights gồm các bạn học sinh cấp 3 của trường Phổ thông Năng Khiếu TPHCM. Đồng hạng nhì còn có Botdy - đội thi gồm các lập trình viên trẻ đến từ Hà Nội.
Đánh giá về chất lượng thí sinh, Top Coder Khúc Anh Tuấn - thành viên của Hội đồng chuyên môn cho biết anh khá ấn tượng với khả năng của các đội thi. “Chỉ trong 24 giờ lập trình và không được biết trước đề thi nhưng các sản phẩm dự thi rất tốt. Nhiều bài thi đã đáp ứng được tốt cả 3 tiêu chí tính hoàn thiện, tính thực tế và tính sáng tạo”.
Vượt qua 70 đội đăng ký tham dự, 24 giờ lập trình liên tục để hoàn thành sản phẩm, trải qua 2 vòng trình bày ý tưởng thuyết phục trước Hội đồng chuyên môn gồm những tên tuổi lớn trong ngành CNTT, đội Trojans gồm 3 sinh viên năm cuối là Võ Minh Công (chuyên ngành Cơ Điện Tử, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM), Lê Anh Tú (Chuyên ngành Điện tử Viễn Thông - ĐH Bách Khoa) và Nguyễn Ấn Tín (sinh viên ngành Công nghệ phần mềm, ĐH Sư phạm Kỹ Thuật) đã xuất sắc giành chiến thắng tại Zalo Hackathon 2017 với phần thưởng 50 triệu đồng.
Chọn nhóm đề tài liên quan đến các ứng dụng sức khỏe, ý tưởng của đội Trojans dựa trên lượng thức ăn mỗi người nạp vào mỗi ngày và cảm biến cơ thể để tính ra lượng calo dư thừa, kết hợp với các thông số chuẩn về sức khỏe để đưa ra cảnh báo và lời khuyên cho người dùng. Theo đội trưởng Võ Minh Công, Trojans tập trung vào những tính năng ưu việt nhất, khắc phục những nhược điểm của các ứng dụng khác trên thị trường.
Ứng dụng HeaFri này được Ban giám khảo đánh giá rất cao ở khả năng hoàn thiện ý tưởng trong một khoản thời gian ngắn. Ông Nguyễn Quang Nam, Technical Director của Zalo cho biết chỉ với 24 giờ nhưngTrojans đã hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ hơn hẳn các đội thi khác và thuyết phục được sự khó tính của Hội đồng chuyên môn gồm top coder Khúc Anh Tuấn, Hiệp sĩ CNTT Phạm Kim Long, PGS.TS Trần Minh Triết, Trưởng nhóm R&D của Zalo Trần Công Thiên Qui, Zalo Product Director Đào Ngọc Thành, Zalo Technical Director Nguyễn Quang Nam và thầy Phạm Thi Vương.
Nói về Zalo Hackathon, bạn Lê Văn Ninh cho biết đã có một trải nghiệm thú vị vì các đội không hề biết trước đề thi cho đến thời điểm khai mạc. “Đây là cuộc thi duy nhất ở Việt Nam theo đúng luật của Hackathon”, Ninh cho biết thêm.
![]() |
Nói về lý do “bí mật đề thi đến phút chót”, ông Phạm Kim Long, Trưởng Ban tổ chức chia sẻ Zalo Hackathon mang đến cho các bạn lập trình viên trẻ một sân chơi xứng tầm với các bài toán lập trình thực tế, có độ khó dưới áp lực lớn về thời gian, trải nghiệm “Hack” và “Marathon” đúng nghĩa nhất.
" alt=""/>Học sinh cấp 3 giành giải cao ở Zalo Hackathon 2017