Mnemosyne là một sản phẩm cao cấp của hãng SolidAlliance (Nhật Bản) được hai nhà thiết kế Toshi Satoji và Katsuya Masaki sáng tạo lấy cảm hứng từ trò chơi ru-bích. Khối lập phương này được tạo nên từ 5 khối nhỏ màu bạc và một khối màu đen, đây chính là chiếc USB dấu trong thiết kế lập phương ru-bích này.
Chiếc USB này được đặt theo tên nữ thần Mnemosyne trong thần thoại Hy Lạp.
" alt=""/>USB 16 GB đắt nhất hành tinh“Ăn sáng xong, mẹ sẽ nghĩ trò gì chơi với con, dạy con viết chữ, vẽ tranh, tập yoga… Nói chung, cả ngày chỉ có 2 mẹ con cùng nhau ăn, ngủ, chơi. Mặc dù thu nhập không được như trước nhưng tôi cảm thấy đây cũng là cơ hội thảnh thơi hiếm có để có thể dành thời gian cho con”.
Giống như chị Trang, cuộc sống của gia đình chị Ánh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng thay đổi đáng kể kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.
Hai vợ chồng chị đều làm công việc văn phòng nên công ty chỉ yêu cầu lên cơ quan 1 buổi/tuần, còn lại anh chị làm việc ở nhà.
“Con gái về quê ngoại, vì dịch chưa lên được nên ngoài thời gian làm việc, 2 vợ chồng khá rảnh rỗi. Cả tuần tôi chỉ đi chợ hoặc siêu thị 1 lần, nếu thiếu gì tôi xuống mấy siêu thị tầng 1 mua thêm”.
![]() |
Anh Huy có nhiều thời gian vào bếp hơn từ khi được làm việc tại nhà. |
Những bữa ăn gia đình cầu kỳ hơn ngày thường một chút. |
Chị Ánh cho biết, vì ở chung cư nên việc mua bán cũng rất tiện. Trên hội cư dân nhà chị có bán đủ các mặt hàng, từ đồ ăn nấu sẵn cho đến các mặt hàng gia dụng, đồ ăn tươi sống.
“Nhưng từ khi dịch bệnh căng thẳng hơn, chúng tôi thống nhất người bán sẽ treo hàng ngoài cửa, bấm chuông cho chủ nhà biết để ra lấy rồi về luôn. Hai bên không tiếp xúc trực tiếp, sau đó người mua sẽ thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển khoản sau” - chị Ánh chia sẻ.
Cũng nhờ khoảng thời gian này, vợ chồng chị có thời gian để “bày vẽ” một số món ăn cầu kỳ hơn cho gia đình mà trước đây chị ít khi có thời gian để làm.
Anh Huy chồng chị cũng phải thích nghi với cuộc sống mới khi không được ra khỏi nhà như trước đây. Mọi khi, chiều nào anh cũng ra ngoài chạy bộ quanh khu dân cư vài cây số, nhưng bây giờ anh chọn những bài tập tại chỗ. “Mấy ngày đầu cũng bí bách khó chịu lắm, nhưng dần cũng quen” - chị Ánh kể.
![]() |
Thói quen chạy bộ của anh Huy được thay bằng những bài tập tại chỗ. |
Với vợ chồng trẻ - anh Tuấn, chị Hoài (Hà Đông, Hà Nội), khoảng thời gian này hoá ra lại là quãng thời gian lý tưởng để học cách chi tiêu tiết kiệm.
Trước dịch, cặp đôi thỉnh thoảng cũng lười nấu nướng nên hay gọi đồ ăn online, mỗi lần mất 100-200 nghìn đồng. Nhưng bây giờ, hoàn cảnh bắt buộc phải tự nấu ăn hoàn toàn nên cứ cuối tuần chị Hoài lại ra chợ đầu mối gần đó mua đồ ăn cho cả chục ngày. Với 200 nghìn đồng/bữa như trước thì bây giờ chị có thể mua thức ăn được cho 2-3 ngày.
“Hồi chưa dịch, 2 vợ chồng lười nấu đồ ăn sáng lắm, toàn ngủ dậy muộn rồi mua đồ ăn sáng ở ngoài. Mỗi tháng cũng tốn từ 1 đến 1,5 triệu tiền ăn sáng. Bây giờ thì tiện làm đồ ăn tối hôm trước, làm dư ra để sáng hôm sau nấu ăn nên khá tiết kiệm. Nói chung dịch bệnh làm thu nhập cắt giảm, nhưng ngược lại chúng tôi biết cách chi tiêu tiết kiệm hơn nên cũng không quá khó khăn về mặt tiền bạc”.
![]() |
Để hạn chế ra ngoài, chị Hoài đi siêu thị 1 lần mua thực phẩm cho 1 tuần. |
Mới cưới nhau được tròn 7 tháng, thời gian này cũng là cơ hội để vợ chồng trẻ bù đắp cho tuần trăng mật chưa thể thực hiện vì công việc bận rộn.
Chị Hoài cho biết, đây là lần đầu tiên 2 vợ chồng được ở nhà cùng nhau 24/24. “Đợt này giống như trăng mật tại gia - hai đứa cố gắng giải quyết xong hết việc trong giờ hành chính để tối đến ngồi đàn hát cho nhau nghe.
Chồng tôi còn đầu tư cả thiết bị chiếu phim lên tường để tối đến cùng nhau xem phim. Nghỉ dịch nên làm gì 2 đứa cũng làm cùng nhau - vợ nấu cơm thì chồng ngồi đánh đàn cổ vũ, còn chồng rửa bát thì vợ sẽ bật nhạc cho vui”.
“Nói chung, cuộc sống giãn cách cũng có những niềm vui riêng, chưa đến nỗi tệ lắm” - chị Hoài chia sẻ.
Đăng Dương
Đại dịch đặt chúng ta vào những tình huống đầy thử thách, nhưng cũng là dịp để bản thân học cách thích nghi, thay đổi theo mọi thứ và hài lòng với những gì có thể.
" alt=""/>Muôn kiểu thích nghi với cuộc sống giãn cách của người Hà NộiChủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi trả lời chất vấn tại kỳ họp (Ảnh: Q.Huy).
Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt đặt vấn đề, dự án chống ngập 10.000 tỷ của TPHCM được khởi công từ năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ông mong muốn lãnh đạo thành phố nêu rõ nguyên nhân cụ thể của sự chậm trễ và đưa ra mốc thời gian dự án vận hành chính thức.
Người đứng đầu chính quyền thành phố bày tỏ, dự án chống ngập 10.000 tỷ là vấn đề thường được nhắc tới trong mỗi buổi tiếp xúc cử tri. Dự án này cũng được lãnh đạo cấp cao nêu ra như một điển hình của vấn đề kéo dài, lãng phí.
"Thủ tướng nói thành phố cùng các bên cần tập trung giải quyết để tháng 12 năm sau hoàn thành dự án. Vừa qua, TPHCM cũng báo cáo Thủ tướng các giải pháp gỡ vướng cho dự án này", ông Phan Văn Mãi thông tin.
Trong đó, TPHCM đề nghị được điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án vì thời gian thực hiện kéo dài, tổng mức đầu tư của dự án đã thay đổi. Nếu không điều chỉnh chủ trương, thành phố sẽ không ký lại được hợp đồng, phụ lục và không có cơ sở thanh toán cho nhà đầu tư.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ điều hành phiên chất vấn (Ảnh: Q.Huy).
Thành phố cũng đề nghị Thủ tướng có ý kiến để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tái cấp vốn, gia hạn thời gian tái cấp vốn. Các ngân hàng cũng cần cơ cấu lại kế hoạch trả nợ của nhà đầu tư và TPHCM liên quan đến dự án.
"Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng BIDV. Nếu Thủ tướng có ý kiến, tôi nghĩ rằng các ngân hàng sẽ sẵn sàng hỗ trợ", ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Chủ tịch UBND TPHCM thông tin thêm, dự án chống ngập 10.000 tỷ được TPHCM thanh toán bằng tiền từ kế hoạch đầu tư công trung hạn và 3 vị trí đất. Năm nay, thành phố đã bố trí 6.800 tỷ vốn đầu tư cho dự án nhưng chưa thanh toán được. Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng thống nhất phương án dùng 3 vị trí đất để thanh toán cho nhà đầu tư, ủy quyền cho TPHCM định giá và thực hiện thanh toán.
"Dự án đã hoàn thành 90% tổng khối lượng và hoàn tất kiểm toán 3.000 tỷ đồng. Thành phố đề xuất thanh toán trước phần tiền này để nhà đầu tư hoàn thành phần còn lại của dự án, khoản chênh lệch vốn sẽ dùng để trả nợ ngân hàng để giảm lãi", Chủ tịch UBND TPHCM nêu giải pháp.
Ông Phan Văn Mãi khẳng định, địa phương sẽ nghiên cứu các phương án để giải quyết các vướng mắc đối với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng trong tháng này. UBND TPHCM cũng nhiều lần ngồi lại với nhà đầu tư để làm rõ việc điều chỉnh phụ lục hợp đồng, pháp lý quỹ đất, tiến độ công việc cụ thể.
"Nếu tháo gỡ xong các vấn đề, nhà đầu tư cam kết hoàn thành dự án trong vòng 12 tháng. Nếu trong tháng 12 chúng ta giải quyết được các vướng mắc, dự án sẽ khởi động đầu năm sau và có thể hoàn tất vào cuối năm sau", Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
" alt=""/>Đại biểu chất vấn Chủ tịch TPHCM về tiến độ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng