Trước đó, nhiều đại học đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2022-2023, trong đó tăng mạnh học phí, đặc biệt ở khối ngành kỹ thuật và Y, Dược.
Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023 và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025.
Tuy nhiên, với khoá tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh, vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).
Năm học này, học phí chương trình chính quy đại trà từ khoá 2020 về trước vẫn ổn định ở mức 14,15 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên, từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi, trường thu học phí theo Nghị định 81 và Đề án Định mức Kinh tế - Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể, mức học phí dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và năm học 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí vẫn là 60 triệu đồng/năm với khóa 2020 trở về trước. Còn từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi, dự kiến học phí năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 80 triệu đồng/năm vào năm tiếp theo.
Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.
Trước đề xuất lùi việc tăng học phí 1 năm, PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho rằng nếu thực hiện, chắc chắn các trường sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên nếu cả xã hội đồng lòng thì phải cùng nhau vượt khó. Các trường sẽ tuân thủ sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, miễn là có sự đồng thuận cao của cả xã hội và phải cho phép huy động tối đa nguồn lực xã hội phục vụ phát triển.
Trong khi đó, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhận định hiện nay học phí của các trường đại học vẫn thấp hơn so với quy định, nếu có tăng thì sẽ tăng chưa tới mức trần nên về cơ bản các trường vẫn đảm bảo về khoản thu chi ổn định trong năm 2022.
Dù vậy, các trường chắc chắn cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định khi giá cả vật tư để thực hành, thực tập đã tăng lên. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7, lương giảng viên cũng tăng, mỗi phần tăng một ít nhưng nhiều phần thì các trường sẽ khó khăn trong việc sử dụng ngân sách để thu chi.
Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, chung quan điểm khi cho rằng nếu đề xuất này được thông qua, chắc chắn các trường sẽ gặp khó khăn, song dù sao cũng là câu chuyện chung.
“Thực ra năm học 2021-2022 đã không tăng học phí rồi. Tới năm học 2022-2023 tăng học phí thì các trường mới có kinh phí hoạt động, còn nếu lùi tiếp thì chắc chắn sẽ khó khăn”.
Ông Chương cho hay, theo quy định về học phí của Chính phủ, năm học 2021-2022 áp dụng cho chương trình đại trà: các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng/1 tín chỉ, khối Kinh tế là 275.900 đồng/1 tín chỉ. Chương trình tiên tiến, chất lượng cao: các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 616.520 đồng/1 tín chỉ, khối Kinh tế là 557.140 đồng/1 tín chỉ (học phí giữ nguyên như năm học 2020-2021). Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ cho phép, nhà trường đã xây dựng trong Đề án mức học phí năm học 2022-2023 tăng khoảng 23% so với năm học 2021-2022. Nếu đề xuất lùi thời điểm tăng học phí được thông qua, nhà trường sẽ tính toán lại để phù hợp.
Còn với Trường ĐH Ngoại thương, theo bà Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng nhà trường - thì đề xuất này có trở thành hiện thực hay không cũng sẽ không quá ảnh hưởng tới trường bởi mức thu theo Đề án hiện nay của trường dù tăng vẫn thấp hơn so với mức trần quy định. Vì vậy trong năm 2022, dù theo hướng nào, cơ bản nhà trường vẫn đảm bảo về khoản thu chi.
Bà Đặng Thị Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội - cũng cho hay cá nhân bà rất chia sẻ với đề xuất này của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, theo bà Hương, đối với các chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, các trường vẫn cần được tự xác định mức thu học phí của chương trình. Việc xác định sẽ trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Mặc dù chọn ngành liên quan đến tài chính nhưng trong suốt quá trình học, Dũng Linh đã nhận thấy niềm yêu thích với truyền thông, marketing nên đã 'gap year' sau kì học đầu tiên của năm nhất để theo đuổi đam mê.
“Mình nhận thấy bản thân là người hướng ngoại, thích những công việc liên quan đến sáng tạo, thích làm truyền thông, quảng cáo,...Xung quanh mình luôn hiện hữu những chủ đề xoay quanh câu chuyện ngành với tần suất dày đặc. Lúc gap year mình sợ lắm, nhưng nghĩ lại mình còn nhiều hoài bão mà cứ phải chạy theo những thứ không thuộc về bản thân là đang tự phí hoài tuổi trẻ” - Dũng Linh nói điều may mắn chính là bố mẹ và bạn bè luôn ủng hộ lựa chọn của bản thân.
Chia sẻ về quá trình tham gia cuộc thi In Your Eyes 2022, Dũng Linh kể rằng việc thành lập đội thi cũng khá tình cờ: “Sau khi được giải bạc Vietnam Young Lions 2022 thì mình được nhiều người biết đến hơn, tạo dựng được các mối quan hệ và rủ nhau để tham dự cuộc thi lần này” - Dũng Linh nói.
Cậu bạn cho biết cuộc thi có 3 vòng và ý tưởng cho mỗi vòng chỉ thực sự bật ra khi còn 1 ngày trước hạn nộp.
Trong vòng thứ nhất, đội thi được yêu cầu nộp video về chủ đề “Khuôn mẫu giới”. Cả nhóm cãi nhau rất nhiều chỉ mới thực sự chốt ý tưởng vào sáng ngày hạn nộp.
“Chúng mình lấy ý tưởng “lá đơn” từ 1 vụ việc xảy ra trên mạng xã hội và biến nó thành ý tưởng lớn “đơn xin từ khuôn mẫu giới”, có nghĩa là phá bỏ mọi định kiến về giới tính: “con gái phải như thế này, con trai phải như thế kia”. Sau đó, cả nhóm đã phải quay dựng trong vòng 1 buổi sáng và tiến hành chỉnh sửa để nộp bài vào ban đêm. Clip này sau đó đã lên xu hướng trên Tiktok và được ban giám khảo đánh giá khá cao.
Khi bước đến vòng thứ 2, cả đội phải làm 1 bản kế hoạch truyền thông - marketing tích hợp để trình bày trước ban giám khảo và tranh biện với đội bạn. Đội bạn đã xuất sắc vượt qua đối thủ và giành tấm vé vào Vòng 3 - Chung kết.
Thách thức lại một lần nữa được nâng lên do ở vòng này, ngoài kế hoạch truyền thông tích hợp đã chuẩn bị, đội thi cần phải giải một đề bài đến từ nhà tài trợ bằng cách quay TVC với thông điệp: “đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Thời gian từ vòng 2 đến vòng 3 chỉ có vỏn vẹn 4-5 ngày nên các thành viên đã làm việc đến tận đêm muộn.
“Ý tưởng lại 1 lần nữa được nảy ra trước 1 ngày hạn nộp bài. Thế nên chúng mình đã lên kịch bản, quay dựng và chỉnh sửa video chỉ trong 1 buổi sáng và nộp sản phẩm vào thời gian áp chót” - Dũng Linh nói.
Hiện tại, Dũng Linh đã "gap year" được gần 1 năm và làm việc tại 1 công ty truyền thông với mức lương 8 chữ số. Với thu nhập hiện tại, Dũng Linh đã có thể độc lập tài chính, tự chi trả cho cuộc sống của bản thân.
“Khi mình "gap year", mình đã lên kế hoạch để tham gia nhiều cuộc thi về quảng cáo, truyền thông, marketing và đi làm. Mình bắt đầu bằng những công việc nhỏ như làm sales, chăm sóc khách hàng để cải thiện kỹ năng mềm, học hỏi kiến thức từ các cuộc thi rồi dần dần xin thực tập tại các công ty truyền thông” - Dũng Linh chia sẻ.
Một kỉ niệm cậu bạn nhớ nhất trong những ngày đầu tiên đi làm chính là việc ứng tuyển đúng vào 1 công ty truyền thông yêu cầu kiến thức về công nghệ tài chính. “Mình nhớ nhất lần đi thực tập vào 1 dự án yêu cầu có kiến thức về tài chính. Do bản thân cũng đã học sơ qua về ngành nên mình trả lời phỏng vấn khá tốt và được nhận vào làm luôn” Dũng Linh chia sẻ.
Tuy vậy, cậu bạn không cổ xúy cho việc "gap year" để đi làm nếu như không có kế hoạch vạch ra từ trước. “Mình quyết định như vậy để cọ xát với thực tế, “làm đẹp” cho CV của mình. Theo mình, việc học đại học đến năm 3, 4 mới đi làm, thực tập là khá muộn vì đi làm sớm sẽ biết mình cần gì, thiếu gì để có kế hoạch học tập tốt hơn, chủ động hơn trong việc học. Việc gần ra trường mới bắt đầu đi làm với mình là khá muộn và mình không thể chờ được” - Dũng Linh chia sẻ.
Trong tương lai, cậu bạn chắc chắn rằng sẽ apply học bổng để quay trở lại việc học tập với đúng đam mê của mình.
Doãn Hùng
" alt=""/>Nam sinh 'gap year' đi làm truyền thông, lương 8 chữ số