Mới đây, Trường ĐH Tài chính - Marketing (TP.HCM) đã ban hành, quy định sinh viên khi đến trường mặc áo sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục truyền thống của trường, mặc quần tây hoặc quần jeans lịch sự, váy dài đến gối, đi giày hoặc dép có quai hậu.
Ngoài ra, trường này cũng quy định sinh viên không được mặc các trang phục không phù hợp với môi trường giáo dục, gây phản cảm, không nhuộm tóc quá nhiều màu nổi bật, không được cắt theo kiểu không bình thường hoặc cạo đầu (trừ trường hợp tu sĩ).
Ngay lập tức, quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của sinh viên.
![]() |
Trường ĐH Tài chính - Marketing yêu cầu sinh viên tới trường mặc áo thun có cổ, không cạo đầu... |
Trên các diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Tài chính - Marketing, nhiều ý kiến bức xúc với quy định về trang phục này đã được sinh viên nêu ra.
"Chưa bao giờ thấy một trường đại học nào lại có nội quy kì cục đến như vậy. Học đại học là để lấy kiến thức, để ứng dụng cho công việc trong tương lai chứ đâu phải đến để chấm tác phong ạ? Mỗi ngày bước vào trường qua ải bảo vệ mặt nghiêm nghị đã ngán lắm rồi, đằng này còn áo có cổ, mang dép quai" - một sinh viên phản ứng.
Nhiều sinh viên khác cũng lên tiếng về điều này. "Em không hiểu tại sao nhà trường lại không cho mặc áo thun không cổ, miễn sao lịch sự kín đáo là được rồi chứ. Các trường đại học khác có cấm việc này đâu mà trường mình lại cấm".
"Em là sinh viên K16 và thật sự rất bức xúc về quy định mới của nhà trường ở chỗ cấm mặc áo thun không có cổ. Trang phục thường ngày và phổ biến nhất của em và các bạn sinh viên trong trường nói chung là quần jean và áo thun. Mùa này nóng lại bắt mặc áo có cổ. Không hiểu mặc áo thun bình thường bất lịch sự chỗ nào?" - sinh viên đặt vấn đề.
Liên quan đến phản ứng của sinh viên, lãnh đạo Trường ĐH Tài chính - Marketing khẳng định, trường ban hành nội quy theo thông tư của Bộ GD-ĐT. Theo ông Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng nhà trường, nội quy của trường hoàn toàn không quy định để làm khó sinh viên. Theo ông Đạo, nội quy ghi sinh viên mặc áo thun có cổ, chứ hoàn toàn không cấm sinh viên mặc áo thun không cổ.
Ông Đạo cho rằng, trên thực tế đã có nhiều sinh viên ăn mặc phản cảm, áo thun cổ khoét sâu, hở hang đến trường, không phù hợp với môi trường sư phạm. Do vậy, trường đưa ra quy định này để khuyến cáo sinh viên nên mặc áo lịch sự hơn.
"Nếu sinh viên ăn mặc lịch sự sẽ tạo được thiện cảm cũng như thương hiệu của trường. Những quy định nói trên là cách giúp sinh viên tự rèn luyện ý thức bản thân để thích nghi với quy định ở các công ty, doanh nghiệp sau này".
Lãnh đạo trường này cũng cho hay, hàng năm trường tổ chức 2 lần hội nghị công tác sinh viên. Tại hội nghị sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới đây, tất cả sinh viên có quyền đóng góp ý kiến. Nhà trường sẽ giải quyết những phản hồi vì quyền lợi của số đông sinh viên.
Tuệ Minh
" alt=""/>Trường ĐH Tài chínhBuổi truyền thông tại huyện Đồng Văn dành cho đối tượng là cán bộ xã, trưởng, phó thôn, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên thôn, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học và người dân các thôn gần UBND xã. Cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh đã giới thiệu, cung cấp kiến thức về nguyên nhân và cơ chế gây di truyền bệnh, cách phòng bệnh để không sinh ra những đứa con mắc bệnh; tư vấn khám sàng lọc phát hiện và điều trị bệnh...
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cũng tổ chức truyền thông về bệnh Thalassemia cho người dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn. Điểm đặc biệt là buổi truyền thông được tổ chức một phần tại phiên chợ trung tâm xã với hơn 300 người dân tham gia, sau đó, giáo viên, trưởng thôn, y tế thôn, nam nữ thanh niên chưa kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn được mời đến hội trường UBND xã để nghe tư vấn về bệnh di truyền này.
Tại Hà Giang, hiện bệnh nhân Thalassemia được điều trị ở 2 bệnh viện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang. Khoa Huyết học lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện quản lý khoảng 300 bệnh nhân Thalassemia thể phụ thuộc truyền máu, hàng tháng bệnh nhân được truyền máu và điều trị thải sắt định kỳ.
Từ tháng 10/2022 phòng khám Huyết học thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập, từ đó phòng khám thực hiện các hoạt động chuyên môm như: tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn cho những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu làm xét nghiệm sàng lọc Thalassemia...
Chỉ tiêu chuyên môn hàng năm đến năm 2025- 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia
- Có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng (giáo viên, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên dân số, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản...) được nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia tại 5 tỉnh dịch tễ.-
- Tập trung can thiệp trên nhóm nam nữ trước kết hôn (có thể chọn học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện huyện và tỉnh.
Trích hướng dẫn thực hiện Nội dung 2: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Dự án 7, do Bộ Y tế ban hành.
" alt=""/>Hà Giang linh hoạt truyền thông bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân tộc miền núiBáo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá năng lực ĐMST quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia sẽ thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình.
Báo cáo cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST khi tăng 4 bậc so với năm 2023, từ vị trí 57 lên xếp hạng 53. Đầu vào ĐMST bao gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường, Trình độ phát triển của doanh nghiệp.
Về đầu ra ĐMST, Việt Nam tăng 4 bậc so với 2023, từ vị trí 40 lên xếp thứ hạng 36. Đầu ra ĐMST gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.
Đáng chú ý, trong năm 2024, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là Nhập khẩu công nghệ cao, Xuất khẩu công nghệ cao và Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo (theo % tổng giao dịch thương mại).
Trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 của WIPO, Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 8 quốc gia thu nhập trung bình cải thiện thứ hạng nhiều nhất tính từ năm 2013. Các quốc gia này bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Iran và Morocco.
Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục, có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 14 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Moldova và Việt Nam).
Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả ĐMST cao hơn so với mức độ phát triển. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra ĐMST.
Điểm số các trụ cột ĐMST của Việt Nam cao hơn các quốc gia ở nhóm thu nhập trung bình thấp và thậm chí còn cao hơn nhóm thu nhập trung bình cao, ngoại trừ trụ cột về Nguồn nhân lực và nghiên cứu.
Việt Nam hiện duy trì vị trí thứ 2 về ĐMST trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp duy nhất xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 39.
Ngoài ra, có 5 quốc gia thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam gồm Trung Quốc (hạng 11), Malaysia (hạng 33), Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 37), Bulgari (hạng 38) và Thái Lan (hạng 41). Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu hiện được chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó xây dựng chính sách.
Chia sẻ về việc Việt Nam tăng bậc trên bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, kết quả này có được là nhờ những chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các phó thủ tướng.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức KH&CN, các tổ chức hỗ trợ ĐMST và cộng đồng doanh nghiệp những năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang có sự phục hồi tương đối sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.