Đi xích lô 1km, bị thò tay lấy mất 2,9 triệu đồng
![]() |
Ông Oki Toshiyuki - du khách người Nhật Bản bị 'chặt chém' gần 3 triệu đồng cho một cuốc xích lô 1km ở TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên |
Vụ việc mới đây nhất, một du khách Nhật Bản bị thu gần 3 triệu đồng cho một cuốc xích lô dài hơn 1km.
Vị khách là ông Oki Toshiyuki (83 tuổi, người Nhật Bản). Được biết, khi ông Oki đang đi dạo quanh khu vực trung tâm Quận 1 (TP. HCM) thì được một người đạp xích lô mời đi nhưng ông từ chối.
Người đi xe xích lô này kiên trì đi theo ông đến chợ Bến Thành (Quận 1). Lúc này, ông Oki đồng ý lên xe để người lái xích lô chở về khách sạn.
Đoạn đường chỉ dài hơn 1km, ông Oki vẫn trả người lái xích lô 500 nghìn đồng. Nhưng người lái xích lô không đồng ý và muốn đòi thêm tiền.
Khi ông Oki chưa kịp lấy tiền thì anh này thò tay vào ví tự ý lấy thêm các tờ tiền 500 nghìn và 200 nghìn.
Mặc dù là nạn nhân, nhưng khi chia sẻ với phóng viên báo Thanh Niên, ông Oki luôn miệng nhận phần lỗi về mình vì đã không hỏi giá trước khi đi.
Đại diện Công an Quận 1 cho biết, dù chưa nhận được đơn trình báo của nạn nhân nhưng Công an Quận đã chỉ đạo Công an phường Bến Nghé vào cuộc điều tra, đồng thời mời nạn nhân và người lái xe xích lô đến làm việc.
Đánh một đôi giày, ‘chém’ 350 nghìn đồng
Hồi đầu tháng 7 năm nay, trường hợp ‘đánh một đôi giày giá 350 nghìn đồng’ ở TP. Đà Nẵng đã bị lực lượng chức năng xử phạt mạnh tay.
Trước đó, ngày 1/7, anh Viên Đình Phương, 27 tuổi (quê Thanh Hóa) mời khách ở một quán mỳ Quảng (quận Hải Châu) đánh giày. Sau khi anh Phương đánh giày xong cho khách, vị khách này đưa tờ 500 nghìn đồng nhưng anh Phương chỉ trả lại 150 nghìn đồng, tức giá đánh một đôi giày là 350 nghìn đồng.
Vị Khách gọi điện báo sự việc cho Công an phường Hải Châu 1. Ngay lập tức, anh Phương đã được triệu tập về làm việc tại phường.
Được biết, anh này từng ‘chặt chém’ một lần khác cũng với hành vi trên và đã bị công an phường mời về làm việc.
Trứng xào cà chua 500 nghìn/ đĩa gây choáng váng
![]() |
Hóa đơn 9,2 triệu đồng của đoàn khách người Malaysia ở TP. Nha Trang. Ảnh: Facebook |
Đầu tháng 2/2019, một hóa đơn trị giá 9,2 triệu đồng được cho là của một đoàn khách Malaysia ở Nha Trang gây xôn xao cộng đồng du lịch.
Được biết, nhóm khách gồm 10 người này đi ăn ở nhà hàng Hưng Phát (Trần Phú, Nha Trang). Các món ăn trong hóa đơn gồm: mỳ xào hải sản, tôm chiên, nghêu hấp, tôm hấp, cá hồng nướng cùng 2 món rau và trứng xào cà chua. Tổng hóa đơn thanh toán là 9,2 triệu đồng, trong đó có những món ăn có giá quá cao như trứng xào cà chua: 500 nghìn đồng/ phần, đậu bắp luộc: 300 nghìn đồng/ phần, đậu Hà Lan xào tỏi: 300 nghìn đồng/ phần…
Khi đoàn khách này về khách sạn, có than phiền với nhân viên về việc giá đồ ăn đắt. Một nhân viên của khách sạn đã đăng ảnh hóa đơn lên Facebook.
Sau khi bức ảnh hóa đơn được lan truyền, nhà hàng Hưng Phát bị chỉ trích, các cơ quan chức năng của TP. Nha Trang đã vào cuộc.
Trong cuộc họp khẩn của UBND TP. Nha Trang về việc xảy ra liên tiếp các vụ du khách bị ‘chặt chém’, ông Trương Hải Đắc – quyền Đội trưởng Đội QLTT số 1 (thuộc Cục QLTT Khánh Hòa) đã khẳng định, nhà hàng Hưng Phát chưa đăng ký giấy phép kinh doanh và chắc chắn không có giấy tờ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đại diện Trung tâm Y tế TP. Nha Trang cho biết, nhà hàng này sẽ bị phạt từ 20-30 triệu đồng nếu không đủ điều kiện kinh doanh ăn uống.
Cháo 400 nghìn/ bát, khổ qua xào 500 nghìn/ đĩa
Cũng tại TP. Nha Trang, một hóa đơn khác của quán Tháp Bà Làng Chài (phường Vĩnh Thọ) cũng gây bất bình khi tính giá một đĩa rau khổ qua xào giá 500 nghìn đồng, mồng tơi xào 250 nghìn/ đĩa, cháo 400 nghìn/ bát…
Tuy nhiên, theo giải thích của nhân viên nhà hàng thì do đoàn khách trên ăn vào thời điểm Tết Nguyên đán, quá đông khách nên nhân viên đã bấm nhầm tên món. Món rau xào thực chất là rau xào thịt bò, còn món cháo là cháo tôm hùm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch TP. Nha Trang khẳng định, dù giá những ngày lễ Tết có cao hơn ngày thường vài chục nghìn nhưng nếu giá quá cao như vậy cũng không thể chấp nhận được.
Nam tài xế đối diện với bản án 6 tháng tù và nộp phạt 10.000 đô la Hong Kong (gần 30 triệu đồng).
" alt=""/>Chặt chém du khách, từ đĩa trứng 500 nghìn tới cuốc xích lô gần 3 triệu30 tuổi mẹ sinh tôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ nghe mẹ nói, bố tôi là người đàn ông trí thức. Dù tò mò về bố, nhưng tôi không nhắc đến, sợ mẹ buồn.
Ngày học cấp ba, tôi được thầy giáo dạy thể dục quan tâm, dúi cho tôi ít tiền. Tôi nghĩ, chắc thầy thấy mẹ con tôi nghèo nên quan tâm. Mẹ khi đó nhìn tôi ngưỡng mộ thầy đã rất vui.
Hôm nay, mẹ nói với tôi, đám cưới của con nên mời thầy dạy thể dục đến dự. Trong đám cưới phải có cả bố và mẹ tiếp đãi nhà thông gia. Câu nói của mẹ làm tôi khựng lại.
Mẹ kể, 31 năm trước, mẹ là người tình của thầy. Dù biết thầy đã có gia đình, mẹ vẫn chấp nhận làm người tình trong bóng tối của ông. Mẹ muốn có với ông một đứa con.
Khi mẹ mang thai tôi thì vợ thầy biết. Thầy bị trường kỷ luật. Mẹ bị vợ thầy, những người dân trong làng chửi bới, gia đình xa lánh.
Mẹ phải đến TP.HCM, ở trong một ngôi chùa chờ ngày sinh. Mãi đến khi tôi 5 tuổi, câu chuyện lắng xuống, ông bà ngoại mới vào đón mẹ về ở cùng. Vì mẹ và thầy ở cùng xã, nên khi học cấp ba, tôi được bố mình dạy mà không biết.
Mẹ nói, dù suốt thời gian qua bố tôi không ở bên tôi, trực tiếp chăm sóc tôi, nhưng ông luôn dõi theo tôi từng ngày. Mẹ muốn, ngày vui của tôi sẽ có bố dự, cùng mẹ tiếp đãi khách mời.
Suốt mấy chục năm qua, tôi mang tiếng là thằng con không cha, chịu sự trêu đùa của đám bạn ngày nhỏ. Có những lúc, tôi hận người đàn ông đã làm mẹ mang thai và sinh ra tôi. Nhưng nhờ có tình yêu, sự hi sinh của mẹ tôi mới có ngày hôm nay.
Tôi nói với mẹ, ông ấy không đáng được làm bố của con. Mẹ đã khóc vì câu nói đó, thương lắm. Liệu tôi mời ông đến, vợ ông, các con ông sẽ như thế nào. Tôi nên làm gì bây giờ. Mong mọi người giúp tôi có cách giải quyết hợp lý. Tôi xin cảm ơn.
Nhìn những hình ảnh mình và nhân viên trong khách sạn, anh bảo tôi là người đàn bà nham hiểm.
" alt=""/>Tâm sự tôi sinh ra từ cuộc tình vụng trộm của mẹ và thầy giáo dạy thể dụcNhiều người trẻ Mỹ đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì bữa ăn miễn phí. Ảnh: Earth.
Thực tế, việc không hứng thú hẹn hò mà chỉ nhằm mục đích được bao ăn diễn ra ở cả phía phái mạnh.
Esteban Rosas, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, cho biết anh thường nhận được những tin nhắn gạ gẫm đi chơi từ các bạn hẹn trên mạng mà anh chẳng có mấy hứng thú gặp mặt ngoài đời.
Song vài lần một tháng, Rosas lại nhận lời, dành nguyên một buổi tối để gặp những người anh vừa làm quen trên mạng, nếu anh không có kế hoạch gì khác.
Gần đây, anh chàng “tiêu tốn” hơn 200 USD của bạn hẹn, người mà Rosas miêu tả là anh chẳng có cảm xúc đặc biệt gì. Mặt khác, chàng trai 26 tuổi vẫn khẳng định trong trường hợp mình là người mời, anh luôn sẵn sàng chi tiền hoặc tự trả lấy phần mình.
“Trong thời buổi hẹn hò trực tuyến ngày càng được nhiều người tìm đến, kiểu hẹn hò ‘vật chất’ này chẳng có gì lạ, hầu hết mọi người đều chẳng thấy tội lỗi gì khi làm vậy”, Rosas khẳng định.
“Đấy chỉ là một buổi gặp mặt, nếu không có khả năng kiếm được một anh chàng hay cô gái nào cho mình, ít ra bạn cũng được một bữa ăn ngon”, anh kết luận.
![]() |
"Kể cả không kiếm được người yêu nào, ít ra cũng lợi được một bữa ăn". Ảnh: Cosmo. |
Song, chính anh chàng cũng thừa nhận nhược điểm của việc sử dụng các ứng dụng tìm kiếm bạn hẹn trên mạng khiến nhắn tin, gặp mặt ai đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Chuyện hẹn hò từ đó cũng dần trở nên mất đi ý nghĩa khi ai cũng nghĩ rằng cơ hội thừa mứa.
“Cuối cùng, mọi chuyện kết thúc với một kịch bản quen thuộc, khi không ai có ý định nghiêm túc tìm hiểu đối phương”, Rosas than thở.
Năm ngoái, một người đàn ông 45 tuổi ở Los Angeles bị buộc tội lừa đảo hàng loạt phụ nữ anh ta quen trên mạng. Cụ thể, người này chủ động hẹn gặp mặt các bạn hẹn ăn tối, rồi lẳng lặng biến mất trong bữa ăn, để lại hóa đơn cho các cô gái thanh toán.
Một nạn nhân đã phải chi trả số tiền ăn hơn 100 USD cho buổi hẹn đầu tiên, với đồ ăn chủ yếu do người đàn ông kia yêu cầu. Sau cùng, kẻ chuyên lừa gạt phụ nữ để được ăn miễn phí bị kết án 4 tháng tù giam.
Hẹn ăn và không bao giờ gặp lại
Trên thực tế, suy nghĩ chấp nhận gặp gỡ, hò hẹn chỉ vì được mời đi ăn, hoàn toàn không phải là câu chuyện hiếm hay khó hiểu.
Các chuyên gia gọi hiện tượng này là “foodie call” (tạm dịch: tiếng gọi từ đồ ăn) để chỉ những người sẵn sàng đánh đổi bữa ăn miễn phí dưới “vỏ bọc” của một buổi hẹn hò lãng mạn.
Nói cách khác, những người này lợi dụng bạn hẹn và các “đối tác” của họ không hề biết điều đó.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học tâm lý và Nhân cách xã hội của Mỹ, khoảng 25% trong số 1.000 phụ nữ được hỏi cho biết họ từng hẹn hò với những đối tượng mình không thích, với lý do thuần túy là được mời ăn miễn phí.
Trong đó, nhiều người thừa nhận họ từng làm chuyện này ít nhất 5 lần và có đến một phần tư số người cho biết họ thường xuyên làm vậy.
Mặt khác, số đông tham gia khảo sát cho biết họ sẽ không bao giờ đồng ý cách hẹn hò vậy chỉ để đổi lấy một bữa ăn không phải trả tiền.
![]() |
Trong suy nghĩ của nhiều cô gái, chuyện đàn ông trả tiền khi hẹn hò là việc đương nhiên. Ảnh: Scoopnest. |
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế khi mới chỉ tập trung khảo sát trên bình diện phụ nữ và những cuộc hẹn hò giữa nam và nữ đơn thuần.
“Chúng tôi lấy phái yếu làm trọng tâm tìm hiểu vì tính cách phụ nữ liên quan mật thiết đến các kịch bản hẹn hò truyền thống”, các chuyên gia cho biết.
Theo các nhà tâm lý học, những “foodie call” thường có bộ ba đặc điểm cơ bản về tính cách, bao gồm: sẵn sàng thao túng người khác, thiếu sự đồng cảm và tập trung quá mức vào bản thân mình.
Song, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những đặc trưng trên chưa chắc đều tồn tại trong những người sẵn sàng hẹn hò đùa vui để được ăn miễn phí.
“Trải nghiệm tình cảm tồi tệ trước đấy như bị lừa dối liên tục hay bị ngược đãi trong mối quan hệ khiến nhiều người buộc phải tính toán thiệt hơn khi bắt đầu với ai đó”, Brian Colliion, giáo sư tại Đại học Azusa Pacific, phân tích.
![]() |
Nhiều người cho biết họ không thể chấp nhận việc đồng ý hẹn hò, gặp mặt chỉ vì không phải trả tiền bữa ăn. Ảnh: The Guardian. |
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra những người phụ nữ hẹn hò chủ yếu vì bữa ăn miễn phí, có niềm tin mãnh liệt hơn về vai trò giới. Theo đó, phái yếu có thói quen để đàn ông trả tiền vào buổi hẹn đầu tiên và họ cho rằng đối phương nên hành xử thế.
Khi Olivia Balsinger lần đầu tiên chuyển đến New York sau khi tốt nghiệp đại học, cô muốn trải nghiệm cuộc sống sôi động ở thành phố song số tiền eo hẹp không cho phép cô gái thoải mái chi tiêu.
Olivia quyết định tìm kiếm bạn hẹn trên Tinder với mục đích duy nhất là được đi ăn ở những chỗ sang trọng. Cô gái nhanh chóng kiếm được một anh chàng mà cô miêu tả là “trông có vẻ thành công và cô đơn”.
Hai người gặp mặt tại một nhà hàng đắt tiền. Đến khi thanh toán, Olivia rụt rè rút ví, nỗ lực giả vờ muốn chia sẻ chi phí. Đúng như dự đoán, người đàn ông tự động trả toàn bộ số tiền.
“Mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch của tôi. Nếu phải bỏ tiền, tôi có nguy cơ nhịn ăn để tiết kiệm trong nhiều tuần sau đó”, cô gái cho biết.
Olivia và bạn hẹn của mình không bao giờ gặp lại nhau sau đó.
Sau khi kết hôn, vợ chồng Diệu Trâm chọn Hội An là nơi sinh sống, xây dựng tổ ấm. James đặc biệt thích các món ăn Việt Nam.
" alt=""/>Giới trẻ Mỹ đồng ý gặp mặt, hẹn hò để được mời 'ăn chùa'