![]() |
George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ, được miêu tả là người rất mê rượu whisky. Andrew Jackson, Martin Van Buren, Zachary Taylor, và Andrew Johnson cũng yêu thích món đồ uống này. Cũng theo Will-Weber, Johnson - khi đó là phó Tổng thống Mỹ, trong lễ nhậm chức năm 1865 của Tổng thống Lincoln đã say xỉn đến mức ông bị kéo ra khỏi sân khấu. |
![]() |
John Adams, phó Tổng thống đầu tiên của Mỹ và cũng là Tổng thống thứ 2 của quốc gia này, thường uống một ly rượu táo (hard cinder) vào buổi sáng. Tại Mỹ và Canada, người ta uống cider đặc biệt vào lễ Halloween và lễ Tạ Ơn. Loại cider này thường sơi sánh đặc, sẽ thêm mùi quế trước khi uống. William Henry Harrison - vị Tổng thống thứ 9 của Mỹ cũng thích loại nước này. |
![]() |
Theo tiết lộ của tác giả Will-Weber, Tổng thống Thomas Jefferson dành quá nhiều tiền để mua rượu khiến ông lâm vào tình trạng “cháy túi”. |
![]() |
James Madison, James Monroe, John Tyler, James K. Polk, và Ulysses S. Grant đều là những Tổng thống mê rượu sâm banh. Trong số này, James K. Polk - tổng thống thứ 11 của Mỹ là người uống “khiêm tốn” nhất. Dưới thời của Tổng thống James Monroe, một scandal nhỏ xảy ra khi 1200 chai Burgundy và rượu sâm banh của Pháp được tính vào chi phí của Nhà Trắng. |
![]() |
Franklin D. Roosevelt - Tổng thống thứ 32 của Mỹ lại ưa thích những ly cocktail. |
![]() |
Cũng theo những thông tin trong cuốn sách của Will-Weber, Franklin Pierce - vị Tổng thống thứ 14 của Mỹ là ông chủ Nhà Trắng nghiện rượu nhất trong lịch sử. Ông qua đời vì bệnh xơ gan ở tuổi 64. |
![]() |
Tổng thống Abraham Lincoln uống rất ít rượu khi còn làm việc ở Nhà Trắng. Trong khi đó, các đời Tổng thống như Rutherford B. Hayes, William Howard Taft, Benjamin Harrison, và Calvin Coolidge cũng không phải là người mê rượu. |
![]() |
Hai Tổng thống James Garfield và Grover Cleveland chọn bia là món đồ uống ưa thích của mình. |
![]() |
Tổng thống William McKinley lại mê món đồ có tên McKinley's Delight. Đây là đồ uống làm hỗn hợp pha chế giữa rượu whiskey, rượu vermouth ngọt, cherry brandy và absinthe. |
![]() |
Teddy Roosevelt - vị tổng thống thứ 26 của Mỹ thường dùng lá bạc hà tươi trồng tại Nhà Trắng phục vụ món đồ uống có cồn ưa thích của mình. |
![]() |
Ronald Reagan - ông chủ Nhà Trắng thứ 40 lại ưa chuộng món cocktail đặc biệt, pha chế từ nước cam ép với vodka và một chút rượu vermouth. |
![]() |
Tổng thống Bush cha uống tất cả mọi món đồ uống có cồn, từ bia cho tới vodka. Trong khi đó, Tổng thống Bush con lại không uống trong nhiệm kỳ của mình. |
![]() |
Tổng thống Obama là tín đồ của bia. Khi ông còn trong nhiệm kỳ, đầu bếp Nhà Trắng còn ủ một loại bia với mật ong. |
Bên cạnh những tiết mục âm nhạc trữ tình, ngợi ca tinh hoa văn hóa xứ Thanh, chương trình còn có sự góp mặt của những ca sỹ hàng đầu như: Min, Đức Phúc, nhóm Oplus với các ca khúc “Take me away”, “Yêu”… mang đến không khí trẻ trung, sôi động trong đêm khai mạc.
Tại chương trình khai mạc Lễ hội Du lịch biển 2024, Sầm Sơn cũng công bố sự kiện khánh thành "Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội".
Được biết, công trình Quảng trường biển Sầm Sơn có thiết kế kiến trúc, cảnh quan ấn tượng, có sức chứa lên tới hơn 10.000 người.
Ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn cho biết, với việc chính thức đưa quảng trường vào vận hành, khai thác, Sầm Sơn đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi có thêm một không gian công cộng, không gian tổ chức sự kiện ngoài trời hiện đại, mới mẻ nhưng vẫn giàu bản sắc xứ Thanh với biểu tượng Hòn Trống Mái hay họa tiết trống đồng Đông Sơn… được đan cài trong kiến trúc tổng thể.
“Công trình quảng trường biển đưa vào hoạt động cùng với nhiều công trình, dự án khác, sẽ tăng sức hấp dẫn cho du lịch, thu hút du khách đến thành phố Sầm Sơn, sớm hiện thực hóa mục tiêu đón gần 10 triệu khách của thành phố trong năm nay. Qua đó, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để xây dựng Thanh Hóa thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước”, ông Tú chia sẻ.
" alt=""/>Du khách chen chân xem pháo hoa ở quảng trường biển lớn nhất Thanh HóaTrao đổi với thầy và trò Học viện, Tiến sĩ Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Theo Thứ trưởng, là cơ quan được Chính phủ tin tưởng và giao trách nhiệm dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, ngay từ những ngày đầu khởi động chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã đặt ra yêu cầu với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là phải trở thành hình mẫu trong đào tạo nhân lực chất lượng cao và lan toả những kết quả thành công đến các cơ sở giáo dục đại học khác để cùng chung tay chuyển đổi số quốc gia.
Clip 'Dấu ấn năm học 2023 - 2024 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông'. Nguồn: PTIT
Thứ trưởng Phan Tâm nhận xét: Thời gian qua, Học viện đã nỗ lực để trở thành hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi số giáo dục đại học, hướng tới mục tiêu thành đại học hàng đầu Việt Nam bằng giải pháp dấn thân vào những không gian mới.
Không chỉ là một trong những cơ sở đào tạo đầu tiên chuyển đổi số, xây dựng mô hình đại học số, Học viện còn là trường đại học đầu tiên thành lập khoa Trí tuệ nhân tạo và mở nhiều chuyên ngành mới phục vụ cuộc cách mạng chuyển đổi số; và cũng là trường đại học đầu tiên mở các văn phòng hợp tác nghiên cứu tại nước ngoài để nhanh chóng đưa tri thức thế giới về với Học viện, về với Việt Nam phục vụ chuyển đổi số quốc gia.
Cùng với đó, Học viện là đại học đứng đầu trong xếp hạng về đổi mới sáng tạo, thuộc top 3 các trường đại học đào tạo về ICT theo xếp hạng của Schimago; là đại học có điểm trúng tuyển đầu vào thuộc nhóm cao của cả nước; có nhiều sinh viên đạt giải cao các kỳ thi Olympic. Nhiều doanh nghiệp đã, đang cam kết đồng hành cùng học viện trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu của trường, cấp học bổng cho sinh viên và ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Học viện.
“Đây chính là thành quả quan trọng trên con đường thực hiện tầm nhìn của Học viện, là minh chứng cho cam kết về các giá trị cốt lõi trong hoạt động của trường: Tiên phong - Sáng tạo, Chất lượng - Hiệu quả, Uy tín - Trách nhiệm, Tận tụy - Nghĩa tình”, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá.
Trong diễn văn khai giảng, từ việc điểm ra những kết quả nổi bật đã đạt được, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc PTIT tự hào cho biết: Đến nay, Học viện đã là trường đại học uy tín, top đầu tại Việt Nam và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của đất nước, đặc biệt là về đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cuộc cách mạng chuyển đổi số.
“Sinh viên PTIT có quyền tự hào về mái trường mình theo học và sẽ là những công dân số tiêu biểu làm nên thành công của cuộc cách mạng chuyển đổi số, xây dựng nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045, khi chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Học viện cũng đang có kế hoạch cụ thể để đào tạo phát triển các thế hệ nhân tài trẻ PTIT kết nối khắp cả nước và trên toàn cầu, cụ thể nhà trường đang xây dựng đề án Viện đào tạo quản trị lãnh đạo trong kỷ nguyên số”, Phó Giáo sư Đặng Hoài Bắc thông tin thêm.
Đào tạo lực lượng chính chuyển đổi số đất nước trong 20 năm tới
Tại lễ khai giảng, Thứ trưởng Phan Tâm và lãnh đạo Học viện cũng đã dành những lời nhắn nhủ tâm huyết đến các tân sinh viên của nhà trường.
Thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm cho hay, các tân sinh viên Học viện trong 20 năm tới sẽ là lực lượng chính thực hiện chuyển đổi số quốc gia, hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao; và mong muốn các sinh viên nhận lấy trách nhiệm lớn lao này để bắt đầu quá trình học tập của mình với quyết tâm cao nhất.
Qua phân tích rõ cơ hội, thách thức cùng những khác biệt của đội ngũ thầy cô và các sinh viên Học viện trong kỷ nguyên số so với thầy cô, sinh viên truyền thống, Thứ trưởng Phan Tâm mong rằng: Các thầy cô và sinh viên sẽ cùng nhau thay đổi thói quen, cùng nhau rèn luyện những kỹ năng thích hợp, bởi chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đó là, trang bị các kỹ năng số cơ bản, nâng cao để việc học tập trên môi trường mới mang lại hiệu quả cao cho các sinh viên; rèn luyện kỹ năng tự quản lý kế hoạch, kỹ năng sử dụng các công cụ số trên nền tảng của Học viện để chủ động trong quá trình học tập; có các quy tắc ứng xử chuẩn mực trên môi trường số để trở thành công dân số; với văn hoá số chuẩn mực...
Giám đốc PTIT Đặng Hoài Bắc nhắc nhở các tân sinh viên tránh xa những cám dỗ, cạm bẫy, những điều tiêu cực và nghiêm túc từ những việc nhỏ nhất trong ứng xử, sinh hoạt, học tập để luôn hoàn thiện bản thân, tự tin khẳng định giá trị bản thân về tri thức, kỹ năng và thái độ của mình, đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho gia đình bạn bè, người thân, cho mái trường PTIT và cho những gì gần gũi thân thương nhất xung quanh mình.
“Công nghệ thay đổi nhanh như vũ bão, AI có thể can thiệp nhiều mặt cuộc sống. Tuy nhiên, điều chắc chắn không thay đổi là sự ham học hỏi, khám phá khoa học công nghệ, là có những giấc mơ hoài bão lớn lao của tuổi trẻ, thái độ tích cực và trưởng thành trong học tập, nghiên cứu cũng như công việc. Đây chính là chìa khóa thành công và 4 - 5 năm tới chính là khoảng thời gian để các em trải nghiệm điều này”, đại diện lãnh đạo PTIT chia sẻ.
Trong khuôn khổ lễ khai giảng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã công bố quyết định thành lập Ban hợp tác đào tạo hội tụ ảo PTIT và khai trương, đưa vào vận hành chính thức mô hình 'Khoa ảo hội tụ PTIT VCC'. Đây là dự án liên kết đào tạo trực tuyến giữa 2 trường đại học của Việt Nam và Hàn Quốc.