Trả lời:
Theo Bộ Y tế, khi nghi ngờ nhiễm viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona (nCoV), người bệnh sẽ được tiếp nhận khám, theo dõi, cách ly triệt để tại địa phương (tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh).
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đến khám tại 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi, điều trị cách ly bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV được Bộ Y tế công bố, bao gồm:
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
- Bệnh viện E
- Bệnh viện Nhi trung ương
- Bệnh viện Phổi trung ương
- Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
- Bệnh viện Trung ương Huế
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội
- Bệnh viện Đà Nẵng
- Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM
- Bệnh viện Nhi đồng 1
- Bệnh viện Nhi đồng 2
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn
Mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV sẽ được chuyển đi xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực Miền Trung; Viện Pasteur TP HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.
![]() |
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, nơi tiếp nhận, cách ly các trường hợp nghi nhiễm virus corona khu vực Hải Phòng |
Khi có diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus corona mới, bệnh nhân sẽ được điều trị tại bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) là bệnh viện tuyến cuối, sẽ tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bênh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.
Với một số địa phương ở xa các bệnh viện tuyến cuối, để ngăn khả năng lây lan dịch bệnh dọc đường, bệnh nhân dương tính nCoV có thể được điều trị cách ly ngay tại Khoa Nhiệt đới (Khoa Truyền nhiễm) của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tất cả phác đồ điều trị đều theo đúng chuẩn của Bộ Y tế.
Câu hỏi: Nếu phát hiện người thân nghi ngờ mắc virus corona tôi có thể phản ánh đến ai?(Trần Thị Lụa - 42 tuổi, Quận 2, TP.HCM)
Trả lời:
Hiện nay, Bộ Y tế có 2 đường dây nóng miễn phí 1900 3228 và 1900 9095 tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (nCoV) trên toàn quốc cũng như tư vấn cách phòng chống dịch.
Ngoài ra, 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi, điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV cũng đã có đường dây nóng riêng như sau:
Sau 10 ngày cách ly, theo dõi điều trị vì dương tính với corona, bệnh nhân N, quê Yên Định, Thanh Hóa có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính và đã được ra viện.
" alt=""/>Hỏi đáp về virus CoronaNgay trong ngày 30/1, Sở Y tế Hải Phòng đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Công an Thành phố Hải Phòng điều tra, xác minh địa chỉ cư trú hiện tại của nữ hành khách để ngành y tế thực hiện hoạt động giám sát sức khỏe, điều tra dịch tễ, quản lý điều trị theo quy định.
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế cũng đã yêu cầu hãng hàng không Vietjet cung cấp danh sách các trường hợp ngồi cùng hàng ghế và trên dưới với hàng ghế ngồi của trường hợp Cao Thị Thu Thủy để điều tra, giám sát chặt chẽ.
Với một số nguồn tin trên mạng cho rằng nữ hành khách này đã được xét nghiệm virus corona mới và cho kết quả âm tính, đại diện Sở Y tế Hải Phòng khẳng định: hiện ngành y tế chưa được tiếp cận với bệnh nhân nên chưa thể có kết quả xét nghiệm.
Trong tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đang diễn biến phức tạp, ngành y tế Hải Phòng đang triển khai liên tục các biện pháp ứng phó với dịch.
Tại sân bay Cát Bi, Sở Y tế Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với cảng vụ, phân công trực 24/24, kiểm tra thân nhiệt của tất cả các chuyến bay đi đến, ngay lập tức cách ly các trường hợp nghi ngờ.
Nguyễn Liên
Chuyên gia cho biết những đặc điểm cơ bản giúp bạn phân biệt được những dấu hiệu của việc mắc virus corona hay chỉ đơn giản là căn bệnh cảm lạnh thông thường
" alt=""/>Chưa tiếp cận được với nữ hành khách nghi nhiễm virus corona bỏ trốn tại sân bay Hải PhòngDù còn trẻ và chăm tập thể thao, anh Schuchman vẫn mất nhiều thời gian để phục hồi. Ảnh: Telegraph
Để tăng cường sức khỏe, anh tham gia các hoạt động tập luyện hàng ngày cùng gia đình. Anh có thể đi bộ khoảng 4 km, giúp đỡ việc nấu nướng, làm việc nhà, dạy các con học.
“Trong ngày đẹp trời thế này, tôi buồn khi không đủ sức để đạp xe. Nhưng tôi hy vọng trong vài tuần tới, phổi khỏe hơn và tôi có thể bắt đầu đạp xe”, anh Schuchman nói.
Các nhà khoa học chưa thể dự đoán chính xác mất bao nhiêu lâu để bệnh nhân Covid-19 phục hồi bởi đây là căn bệnh mới và có rất nhiều điều chi phối.
Trong số những yếu tố đó có mức độ nặng nhẹ của bệnh, tuổi tác, giới tính, cân nặng, việc luyện tập thể thao và lượng virus bạn bị nhiễm. Việc chăm sóc và tốc độ can thiệp cũng ảnh hưởng nhiều.
“Nếu bệnh nhân 25 tuổi, cơ thể khỏe mạnh và khi nhập viện chỉ cần một chút oxy, họ có thể trở về nhà sau ít ngày và phục hồi sau 2 tuần”, bác sĩ Asif Munaf, làm việc ở tuyến đầu của ba bệnh viện tại East Midlands (Anh), cho hay.
“Nhưng nếu bạn đã 92 tuổi, thời gian khỏi hẳn sẽ lâu hơn nhiều. Nhưng đó chỉ là con số gần đúng - tỷ lệ sống sót và bình phục còn phụ thuộc vào nhiều điều khác”.
Tác động sau khi dùng máy trợ thở
Nhưng khi bệnh nhân cần đặt ống nội khí quản, thời gian chữa trị và phục hồi có thể lên tới một vài tháng hoặc lâu hơn anh Schuchman rất nhiều. Khi sử dụng máy thở xâm lấn, bệnh nhân không chỉ luồn ống vào khí quản mà còn tiếp nhận một lượng thuốc lớn. Trong số đó có thuốc giảm phản xạ họng, thuốc giãn cơ và giảm đau liều mạnh.
“Thậm chí nếu chỉ dùng máy thở xâm lấn trong 48 tiếng, bạn sẽ mất tới một tháng để trở lại tình trạng bình thường”, bác sĩ Asif cho hay.
Theo báo cáo từ vùng Lombardy (tâm dịch của Italy), thời gian trung bình ở Khu Chăm sóc Đặc biệt của một người nhiễm Covid-19 là 8 ngày. Tuy nhiên, một phần tư số bệnh nhân cần tới 12 ngày hoặc hơn.
Thời gian bình phục của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Telegraph
Hình thức hỗ trợ hô hấp cao nhất là ECMO - can thiệp tim phổi nhân tạo.
“Khi bệnh nhân không dùng ECMO nữa, họ có thể sẽ phải duy trì máy thở xâm lấn ở một mức độ nào đó. Nếu đáp ứng tốt, họ cần thêm thời gian để rút máy thở cho tới khi phổi có thể hoạt động gần như trước đây”, Christopher Sparkes, nhà khoa học có kinh nghiệm trong việc vận hành ECMO, cho hay.
Bệnh nhân sẽ mất thêm một vài tuần trước khi chuyển về khu điều trị thông thường hoặc chăm sóc tại nhà. Tùy thuộc vào độ tuổi, họ sẽ cần các bác sĩ thăm khám để hỗ trợ việc thở và vận động. Nằm trên giường quá lâu có những tác động lớn tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Phục hồi sau khi điều trị ECMO và máy thở xâm lấn liên quan tới tuổi, sức khỏe, khả năng miễn dịch cũng như những can thiệp y tế đã được áp dụng. Điều này cũng phụ thuộc liệu bệnh nhân có bị tổn thương thần kinh do thiếu oxy tới não không.
Vẫn còn quá sớm để dự đoán ảnh hưởng lâu dài nhưng các nhà nghiên cứu ở Hong Kong phát hiện những người chữa khỏi Covid-19 có thể còn sẹo ở phổi. “Ở một số trường hợp, chức năng phổi suy yếu khoảng 20-30% sau khi hết bệnh”, bác sĩ Owen Tsang Tak-yin, Giám đốc Y tế của Trung tâm Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Princess Margaret, cho hay.
" alt=""/>Tại sao mất hàng tháng để bệnh nhân Covid