Ông Trúc cho biết, ký túc xá được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, lưu trú, học tập cho gần 1.000 sinh viên khoa y của trường, đặc biệt là những sinh viên năm thứ 5, 6 thường xuyên phải trực đêm ở bệnh viện.
Vì vậy, ký túc xá được xây dựng khá gần với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk (nay đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) để tiện lợi cho việc thực tập của sinh viên. Tuy nhiên vào đầu năm 2019, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được di dời đến trụ sở mới, cách ký túc xá khoảng 5km nên sinh viên rời ký túc xá đến trọ gần bệnh viện để đi thực tập thuận lợi, an toàn hơn.
Để tránh các phòng lâu không có người ở, nhà trường linh động cho viên chức, cán bộ, người lao động thuê để tránh lãng phí.
Ông Trúc chia sẻ thêm, theo quy định hiện hành, ký túc xá do Nhà nước đầu tư cho phép tất cả học sinh, sinh viên có nhu cầu thuê ở để đi học.
"Nhà trường đã đề xuất UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép mở rộng người thuê là các sinh viên, học sinh ngành khác để công trình không lãng phí, xuống cấp", ông Trúc chia sẻ.
Ký túc xá dành cho sinh viên y khoa của Trường ĐH Tây Nguyên có 5 tầng, rộng gần 3.000m2, tọa lạc ngay trung tâm phường Tân Thành (TP Buôn Ma Thuột) và được đầu tư đưa vào sử dụng từ năm 2013 với kinh phí 35 tỷ đồng.
Bằng thủ đoạn này, người đàn ông đã chiếm đoạt hơn 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 105 triệu đồng) tiền công đức do khách thập phương gửi cho ngôi chùa bằng phương pháp "quẹt" mã QR.
Trong video mà cảnh sát công bố sau đó, nghi phạm cẩn thận quan sát xung quanh trước khi thực hiện hành vi tráo đổi. Trước khi rời đi, nghi phạm còn quỳ lạy 3 lần rất thành khẩn.
Cảnh sát cho biết, nghi phạm khai nhận đã thực hiện thành công nhiều vụ trộm tiền công đức bằng trò tương tự tại các ngôi chùa ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh trước khi bị bắt tại Thiểm Tây.
Theo tờSing Tao Daily, nghi phạm còn có bằng thạc sĩ luật tại một trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc.
Hiện cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ số tiền bị chiếm đoạt bất hợp pháp và đang phối hợp với các đơn vị liên quan tại Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây để hoàn trả cho các ngôi chùa.
Một đoạn trong video được công bố
Chưa có một con số thống kê chính xác các doanh nghiệp của Trung Quốc núp bóng người Việt cho vay online với mức lãi suất “cắt cổ”. Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Nexttech từng chia sẻ, hiện có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online. Một doanh nghiệp Fintech khác cho rằng, số lượng doanh nghiệp của Trung Quốc đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam và lập đến gần 100 app cho vay nặng lãi.
Khác với cách làm của các công ty Fintech Việt, các công ty Trung Quốc có cách cho vay một cách dễ dãi, thiếu kiểm soát nhằm huy động tiền nóng. Sau khi “hớt váng” thành công, các công ty Trung Quốc dần rút khỏi thị trường và để lại không ít hậu quả cho thị trường Fintech Việt Nam.
Thực tế tại Việt Nam từng xuất hiện nhiều hội nhóm trên Facebook hướng dẫn nhau cách lợi dụng app cho vay P2P, thực hiện khoản vay ngang hàng rồi "bùng" nợ. Chính điều này đã tác động không nhỏ và dẫn tới sự sụp đổ của nhiều công ty vay và cho vay ngang hàng.
Mới đây nhất, thị trường vay ngang hàng P2P Việt Nam đang xôn xao với vụ việc khủng hoảng của Công ty cổ phần Công nghệ tài chính VO247. Đây là ứng dụng kết nối người vay và người cho vay được thành lập từ năm 2019.
VO247 bị khủng hoảng về dòng tiền và mất khả năng thanh khoản. Trong thông báo mới nhất, VO247 cho biết sẽ tạm ngừng cho phép người đầu tư rút tiền về. Sự vụ của VO247 đang gây nên một “cơn địa chấn” ảnh hưởng chung đến thị trường vay ngang hàng và tâm lý của các nhà đầu tư tài chính.
Giữa bối cảnh khủng hoảng của VO247, Fiin Credit tuyên bố sẽ tham gia tìm phương án giải quyết cho người đầu tư trong vụ việc của VO247.
Theo ông Trần Việt Vĩnh - CEO Fiin Credit, việc Fiin tham gia giải quyết vụ việc của VO247 có nhiều nguyên nhân. Fiin muốn giúp đỡ doanh nghiệp cùng ngành, góp phần bảo vệ thị trường chung bởi các khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực này vẫn chưa được hình thành đầy đủ.
"Trong trường hợp VO247 phá sản, rất có thể điều này sẽ tác động tới cả thị trường chung, dẫn đến sự sụp đổ chung của thị trường và tâm lý của người đầu tư, đó là lý do Fiin vào cuộc trợ giúp", ông Trần Việt Vĩnh cho hay.
Hiện tài sản cầm cố trên hệ thống của VO247 ước tính còn khoảng 120 tỷ. Số tiền mà VO247 cần phải trả cho nhà đầu tư trên hệ thống là khoảng 150 tỷ đồng.
Fiin sẽ tham gia vào việc duy trì hoạt động của VO247 để thực hiện việc thu hồi nợ, thanh lý tài sản và hoàn trả tiền. Nếu VO247 không trả được hết số tiền mà nhà đầu tư tham gia vào hệ thống, cá nhân ông Vĩnh và công ty Fiin sẽ đứng ra trả lại số tiền này cho nhà đầu tư. trong lộ trình 12 tháng.
Bình luận về đề nghị trên, theo ông Tạ Thanh Long - CEO VO247, trước khi có sự trợ giúp của Fiin, ông từng có dự định để công ty VO247 phá sản sau sự cố mất thanh khoản.
Bùng nổ mạnh trong vài năm trở lại đây, thế nhưng thị trường cho vay ngang hàng Việt Nam đang tồn tại nhiều lỗ hổng lớn do thiếu hành lang pháp lý. Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro trong trường hợp đơn vị đứng ra vay và cho vay gặp sự cố mất khả năng thanh khoản.
Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính và mở rộng khả năng tiếp cận khoản vay, nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Thế nhưng trên thực tiễn, hoạt động P2P Lending tại Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.
Để giải quyết câu chuyện này, rất cần đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung pháp lý bao gồm cả những biện pháp chế tài để xử lý vi phạm trong lĩnh vực vay và cho vay ngang hàng.
" alt=""/>Hậu quả tín dụng đen, startup vay ngang hàng Việt dìu nhau trước nguy cơ sụp đổ