![]() |
Thông kê về Bạo lực học đường đã đến mức báo động |
Từ những con số thống kê biết nói
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, dựa trên những thông tin được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra hàng năm, đã xảy ra khoảng 1.600 vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, tương đương khoảng 5 vụ/ngày. Theo đó, tỉ lệ xảy ra đánh nhau đối với con bạn là 1/5.200 học sinh, và tỉ lệ buộc thôi vì đánh nhau học là 1/11.000 học sinh. Nghĩa là cứ 9 trường học trong cả nước thì có một trường có xảy ra học sinh đánh nhau.
![]() |
TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu nêu các nguyên nhân gây nên tình trạng đánh nhau trong trường học |
Còn nhiều trường hợp xảy ra Giáo viên đánh học sinh hay ngược lại dù số lượng không nhiều. Điều này càng đúng ở các trường có quy mô học sinh lớn, nhưng lại hiếm thấy ở các Trường học quy mô nhỏ.
Chúng ta có thể kể đến nguyên nhân từ sự tác động mạnh mẽ và thiếu kiểm soát của văn hóa bạo lực đầy rấy hiện nay như những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện. Vai trò của nhà trường, gia đình và phụ huynh đang dần giảm sút, kỷ cương quá lỏng lẻo, nhiều trường học mức độ kỷ luật không có tác dụng và có tính răn đe cao.
![]() |
Các bạn học sinh TIS nói lên suy nghĩ về bạo lực học đường |
Theo thống kê điều này lại đúng với các trường học có quy mô lớn, khi số lượng học sinh quá đông làm mất tính kỷ luật, và các trường học quy mô nhỏ lại tỏ ra vượt trội về khía cạnh này.
Con bạn có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo
Ở lứa tuổi học sinh hiếu động và luôn có những biến đổi phức tạp về tâm sinh lý thì việc va chạm, đánh nhau là không thể tránh khỏi. Hình ảnh trẻ đi học về với quần áo bị rách và dính bẩn, với những vết trầy xước có lẽ không quá xa lạ đối với nhiều phụ huynh. Và với những gì đang diễn ra thì có thể con bạn đã hoặc sắp rơi vào những trường hợp như vậy.
![]() |
Học sinh và Phụ huynh giao lưu sôi nổi với diễn giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu |
Nhưng đừng để chuyện xảy ra mới lên tiếng. Những thương tích nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tâm lý năng nề cho con trẻ về sau. Vậy làm thế nào để con không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, để con an toàn đến lớp và bố mẹ yên tâm hơn?
Vấn đề báo động bình đẳng giới và bạo lực học đường đã được đưa ra tại buổi chia sẻ tại trường Quốc Tế TIS do tiến sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu là diễn giả.
![]() |
Chuỗi hoạt động tư vấn cho Phụ huynh và Học sinh cần được xem trọng |
Buổi nói chuyện đã đưa ra các giải pháp mà điểm mấu chốt là phải rèn luyện sự bình tĩnh và khả năng kiềm chế cảm xúc của con khi nóng giận. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng có thể tránh được nhưng mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp, nhà trường và phụ huynh không thể có mặt can thiệp và bảo về các em mọi lúc.
Vì vậy, điều quan trọng là Nhà trường thì phải tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, nhiều hoạt động bổ ích còn Phụ huynh nên dành nhiều hơn thời gian cho con, chia sẻ nhiều điều để con cởi mở và giúp con gỡ bỏ những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày.
Nhiều phụ huynh có thể đẩy toàn bộ trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ con trẻ cho nhà trường nhưng việc chọn những ngôi trường phù hợp với con cần phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó phụ huynh cũng phải phối hợp để có thể luôn nắm bắt được những thay đổi tâm sinh lý và cùng với các thầy cô đưa ra những giải pháp phù hợp cho con trẻ.
Bằng những câu chuyện thực tế và gần gũi, buổi chia sẻ đã trở nên thật sinh động với sự tham gia đóng vai cũng như đặt câu hỏi đầy hào hứng của các em học sinh TIS dành cho thầy Khắc Hiếu.
Buổi chia sẻ lần này nằm trong chuỗi chương trình TIS Conference 2017 - Gieo hạt cho tương lai do Trường Quốc Tế TIS tổ chức với mục tiêu gắn kết và sẻ chia cùng Phụ huynh trong quá trình giáo dục con trẻ, nhằm đưa ra những phương pháp giáo dục tối ưu đến từng em học sinh.
Phụ huynh quan tâm có thể truy cập Website: http://tis.edu.vn/tisconference/ hoặc liên hệ đăng ký tham gia:
- Ngày 20/03/2017: Có nên đi du học?
- Ngày 10/04/2017: Con nghĩ đi - Mẹ không biết
- Ngày 08/05/2017: Chọn Học tốt hay Giỏi kỹ năng?
Địa chỉ:
- Trường Quốc Tế TIS (305 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM)
- Tel: (848) 3844.2345- 0917.545.116. Fax: (848) 38 452 678.
- Email: [email protected]
Tấn Tài" alt=""/>Thầy Khắc Hiếu chia sẻ bí quyết tránh bạo lực học đườngTrực tiếp phụ trách đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ; phụ trách theo dõi chung các thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng cũng phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các Ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng, hội, hiệp hội, quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Là chủ tài khoản số 1 của bộ; thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
Tại quyết định này cũng phân công nhiệm vụ cho 4 thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi được giao phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi đồng thời phụ trách công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Giúp bộ trưởng chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cũng phụ trách các đơn vị: Vụ giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục thể chất; Vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục dân tộc.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phụ trách các lĩnh vực Giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia và quốc tế; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; kế hoạch tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí; xã hội hóa giáo dục; xuất bản, chuyển đổi số...
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng chứng chỉ...
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...
(Theo Lao Động)
" alt=""/>Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thứ trưởng