Năm ngoái, bà Jacinda Ardern - nguyên Thủ tướng New Zealand - tuyên bố từ chức, một phần vì muốn dành thời gian cho gia đình, phần khác cảm thấy mình "không còn đủ năng lượng" để tiếp tục công việc "đòi hỏi trách nhiệm to lớn". Trên The Guardian, bà từng nói về tác động công việc gây ra cho sức khỏe tâm thần và tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Bà mong mọi người luôn hạnh phúc tại nơi làm việc, đồng thời nơi ấy không làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng.
WHO cũng công nhận căng thẳng tại nơi làm việc là "đại dịch sức khỏe toàn cầu", cứ bốn người, sẽ có một người rơi vào trạng thái stress. Tình trạng này tác động tiêu cực cả nhân viên lẫn tổ chức như: giảm năng suất, không hài lòng công việc, vắng mặt, tỷ lệ nghỉ việc cao. Căng thẳng cũng dẫn đến loạt vấn đề thể chất như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường...
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng, tương đương khoảng 15 triệu người. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy căng thẳng, kiệt sức liên quan công việc khiến nền kinh tế Anh thiệt hại 28 tỷ bảng mỗi năm, dẫn đến 23,3 triệu ngày nghỉ ốm.
Tại Nhật, nhiều trường hợp tử vong vì đau tim, đột quỵ khi làm việc nhiều giờ. "Ví dụ cực đoan này nêu bật nguy cơ căng thẳng tại nơi làm việc và tầm quan trọng của việc nhận ra vấn đề, giải quyết nó trước khi trầm trọng hơn", cây viết Juliette Burton nói trên MQ Mental Health.
Nhóm ngành stress nhất
Một nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về Quản lý căng thẳngchỉ ra nhân viên y tế, nhân viên xã hội, giáo viên chịu stress cao hơn hẳn nghề khác. Trong khi đó, Tạp chí tâm lý Sức khỏe nghề nghiệpkhẳng định ngành công nghệ, tài chính đặc biệt gây căng thẳng.
Nhân viên y tế: Năm 2018, Hiệp hội Y khoa Anh từng thực hiện một khảo sát, hơn 80% bác sĩ nói luôn trong trạng thái căng thẳng hoặc kiệt sức do giờ làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn.
Trên trang chủ, WHO cũng nhấn mạnh áp lực thời gian, thiếu kiểm soát công việc, làm việc theo ca, thiếu sự hỗ trợ và tổn thương về mặt đạo đức là yếu tố khiến đội ngũ y tế luôn căng thẳng, mệt mỏi.
Trong 1 tiết học, cô Amanda bị hết bút chì và yêu cầu những em nào có nhiều bút chì có thể phát cho các bạn khác trong lớp.
Một bạn nam đã sẵn sàng chia sẻ những chiếc bút chì do mẹ mình chuẩn bị cho các bạn cùng lớp. Sau đó, cô Amanda tình cờ phát hiện ra những lời nhắn dễ thương mẹ cậu bé đã viết trên từng chiếc bút chì của con mình.
"Khi tôi đang gọt bút, tôi để ý thấy vài dòng chữ lạ trên thân. Tôi nhận ra mẹ học sinh đã dành thời gian để viết lên trên thân bút chì của con. Tôi đã hỏi con cho xem những cây bút còn lại. Những gì tôi đọc được thực sự khiến trái tim tôi tan chảy", cô Amanda viết.
![]() |
Những dòng chữ đặc biệt người mẹ viết trên 21 cây bút chì của con. |
Mẹ cậu bé đã gửi những lời động viên hết sức dễ thương như "Mẹ yêu con"; "Đừng bao giờ bỏ cuộc"; "Hãy thực hiện những giấc mơ của con", "Năm nay sẽ là một năm tuyệt vời"; "Con sẽ thay đổi thế giới"; "Mẹ tự hào về con"; "Con có thể làm được mà"...
Người mẹ ấy cũng luôn dành những lời khen cho con như: "Con là một người hiểu biết"; "Con rất thông minh đấy"; "Con thật phi thường"; "Con là người rất quan trọng"...
Ấn tượng với những lời động viên của vị phụ huynh dành cho cậu con trai nhỏ, cô Amanda đã chia sẻ bức ảnh này trên trang cá nhân của mình và viết rằng: "Nhờ mẹ mà cậu bé đã biết được giá trị của bản thân mình".
"Hãy thử tưởng tượng khi có người khen con bạn học giỏi và chúng xứng đáng được yêu thương, các bé sẽ có biểu cảm gì. Cho nên, mỗi đứa trẻ đều cần biết được giá trị của bản thân. Đây chính là lý do mà tôi làm giáo viên", cô Amanda nói.
Bài viết của cô Amanda sau khi được đăng tải đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ. Có người còn quyết định sẽ hưởng ứng hình thức này nhằm khích lệ con của mình: "Đây là một ý kiến rất hay. Tôi mong người mẹ này sẽ không để ý nếu tôi làm theo cô ấy".
Khi trở thành một người cha, bạn sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ.
" alt=""/>Mẹ viết những lời đặc biệt lên cây bút chì để khích lệ con traiNhà cửa ổn định, công việc tốt nên cuộc sống hôn nhân của chúng tôi ít sóng gió, va chạm. Thi thoảng, 2 vợ chồng bất đồng về cách giáo dục con nhưng chỉ một lúc là làm hòa.
![]() |
Ảnh: B.N |
Từ khi mẹ đẻ tôi dưới quê lên chữa bệnh, nhiều chuyện mới nảy sinh.
Mặc dù mẹ tôi ốm nhưng hàng ngày vẫn hỗ trợ con dâu nấu nướng, đón cháu ở trường mầm non. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu không quá thân thiết nhưng ít xảy ra mâu thuẫn.
Mẹ tôi ít nói, tôn trọng con dâu. Bà hầu như không tham gia vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng.
Hai tháng trôi qua, bệnh tình mẹ tôi thuyên giảm, chỉ còn đầu gối vẫn đau do thoái hóa khớp.
Mẹ tôi thấy sức khỏe khá hơn, ngỏ ý muốn về quê. Bà nói, dưới đó có hàng xóm láng giềng, gặp gỡ trò chuyện thấy khuây khỏa hơn. Ở thành phố, nhà nào biết nhà nấy, ít khi giao lưu, cuộc sống buồn tẻ.
Tâm tư tôi lại không muốn mẹ về mà muốn bà ở hẳn trên này với vợ chồng mình. Bố tôi mất đã nhiều năm. Ông bà chỉ sinh được tôi.
Họ hàng dưới quê cũng ít. Giờ bà về, không ai chăm sóc, tôi cảm thấy day dứt. Vài năm trước, bà khỏe mạnh, tôi còn yên tâm. Nay bệnh tật tuổi già ập xuống, cần phải có con cái bên cạnh.
Tôi cũng thừa hiểu, bà muốn sống bên con cháu cho vui vầy năm tháng tuổi già nhưng ngại con dâu.
Tôi bàn bạc với vợ về ý định của mình. Vợ tôi không phản đối. Cô ấy nói rất sẵn lòng. Tuy nhiên, vợ đưa ra yêu cầu, hàng tháng bà nội phải đóng góp khoản tiền lương hưu 3 triệu cho cô ấy lo phí sinh hoạt gia đình.
“Bà có tuổi rồi, lương hưu chẳng tiêu pha gì, đưa cho vợ chồng mình là hợp lý. Bà cần gì mình mua cho bà.
Nhà thêm 1 miệng ăn là thêm 1 khoản chi phí. Lương em với anh 30 triệu, cho 2 đứa đi học tiếng Anh, học ở trường, ăn uống, quần áo, điện nước... chỉ tạm đủ”, vợ tôi rạch ròi chi ly từng khoản tiền sinh hoạt.
Tôi ngã ngửa khi vợ thốt ra lời lẽ như vậy. Căn nhà vợ chồng tôi ở hiện tại, là do mẹ bán mảnh đất, mua tặng.
Cả đời bà dành dụm, chắt chiu, dành hết cho con cái. Việc phụng dưỡng, chăm sóc bà là điều đúng đắn và cần thiết, thể hiện tấm lòng hiếu thuận. Hơn nữa, bà đã già yếu, chúng tôi không sống cùng, làng xóm sẽ dị nghị, điều tiếng.
Tôi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với vợ nhưng cô ấy phớt lờ. Hôm sau, tôi đi vắng, cô ấy không ngần ngại, mang chuyện đó ra nói với mẹ chồng. Mẹ tôi sầu não, thu dọn hành lý bỏ đi.
Tôi chạy ra các bến tàu, bến xe tìm mẹ nhưng vô vọng. Sau đó, dì ruột tôi gọi điện, thông báo mẹ đang ở với dì. Dì tôi lấy chồng trên Hà Nội.
Tôi sang đón mẹ về nhưng mẹ không chịu. Vợ chồng tôi cãi nhau 1 trận khá to. Tôi bắt vợ sang xin lỗi mẹ nhưng cô ấy từ chối.
Trong lúc nóng giận, tôi lỡ tay tát cô ấy. Hiện, gia đình tôi đang căng thẳng, có nguy cơ tan vỡ.
Lúc này, tôi rất rối ren, xin hãy cho tôi lời khuyên!
Tôi hoảng sợ hủy hôn khi biết người bố xa cách nhiều năm của Huy là người từng bao nuôi mình.
" alt=""/>Con dâu yêu cầu mẹ chồng đóng góp phí sinh hoạt 3 triệu/tháng