Trên thế giới, các mô hình báo chí thu phícũng phải đau đầu giải quyết vấn nạn này khi nó được giúp sức một cách gián tiếp bởi chính các trình duyệt lớn như Safari, Chrome hay Firefox. Một số tổ chức phi chính phủ còn được lập ra để tìm cách vượt tường phí trên quan điểm bài viết là tri thức khoa học cần được mở ra cho cả nhân loại.
Do đó, một số cơ quan báo chí phương Tây (the Guardian, Business Insider)đã sử dụng một thuật ngữ có tính linh hoạt hơn là ủng hộ nhà báo hay hỗ trợ tòa soạn. Khoản đóng góp này của người đọc sẽ là một phần giúp cơ quan báo chí nâng cao chất lượng nội dung, loại bỏ quảng cáo gây khó chịu.
Với những cơ quan báo chí kiên trì với mô hình tường phí ‘cứng’, giải pháp sử dụng tường phí của một bên thứ ba chuyên về công nghệ là điều thường được tính đến. Ưu điểm là đồng bộ thiết kế giữa nhiều bên, qua đó giảm được chi phí mà lại có tính tùy biến cao, kiểm soát được hàng rào thiết lập tường phí và được hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi sự cố xảy ra.
Nhược điểm là giải pháp thuê tường phí đòi hỏi chia sẻ doanh thu hoặc yêu cầu trả một khoản phí cố định hàng tháng không hề nhỏ. Đồng nghĩa với việc tạo áp lực doanh thu lên chính cơ quan báo chí khi chuyển từ miễn phí đọc báo sang trả tiền.
![]() |
Các tờ báo phương Tây có một hệ thống thu phí tương đối giống nhau là do cùng được xây dựng bởi một vài bên thứ ba. |
Vậy quay trở lại vấn đề, nếu một cơ quan báo chí tự xây dựng tường phí, liệu có cách nào để hạn chế những nhược điểm nêu trên?
Để trả lời câu hỏi này không đơn giản bởi công nghệ là một khái niệm không có biên giới. Chưa một cơ quan báo chí nào có thể đảm bảo chống được những vụ vượt tường phí hoặc các dạng thức tấn công mạng khác.
Với đặc trưng riêng của thị trường Việt Nam, người dùng còn có khái niệm vượt tường phí tạm gọi là chia sẻ ngang hàng. Trong đó, một nhóm người dùng cùng chia sẻ một tài khoản dùng chung để giảm bớt chi phí bỏ ra, đồng thời gián tiếp khiến chủ sở hữu nền tảng thất thu. Những dịch vụ mua chung tài khoản Spotify, Netflix hay YouTube Premium ở Việt Nam là minh chứng rõ nét nhất.
Vì vậy, cơ quan báo chí muốn thu phí hiệu quả bắt buộc phải nghiên cứu công nghệ lõi hoặc đặt hàng bên thứ ba với những yêu cầu hết sức cụ thể về định danh người dùng, đăng nhập định danh, ghi nhớ truy cập... Chỉ khi có một công cụ bảo vệ hiệu quả tường phí, lúc đó mới có thể tính đến phương án tiếp theo.
![]() |
Báo điện tử thu phí không thể áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống giống như ở các sạp báo hay giao báo tận nhà. |
Bước tiếp, vấn đề khó khăn hơn cả là câu chuyện kinh doanh khi đã có tường phí. Không giống mô hình phân phối báo giấy đến các sạp báo trên cả nước, mô hình thu phí báo điện tử đòi hỏi có một phương thức kinh doanh phù hợp. Bởi mặt hàng nội dung online cơ bản là không thể áp dụng mô hình nhận hàng trả sau (COD) hoặc trả góp.
Một trong số các phương thức mà cơ quan báo chí phương Tây thường áp dụng là chạy quảng cáo trên những nền tảng như Google hay Facebook. Song phương pháp này có hiệu quả ở thị trường Việt Nam hay không còn là một dấu hỏi rất lớn, do tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và tỷ lệ chấp nhận trả tiền (pay rate) ở Việt Nam trên các nền tảng này là rất thấp. Đồng nghĩa với chi phí bỏ ra sẽ là vô cùng lớn cho cơ quan báo chí mà hiệu quả thu về khó đoán định.
Một phương pháp khác phổ biến hơn ở Việt Nam là gọi điện, nhắn tin quảng cáo, vốn có khả năng tiếp cận đa dạng đối tượng khách hàng, mà chủ yếu là các độc giả không am tường về mặt công nghệ. Tuy vậy, Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/10 sẽ khiến cơ quan báo chí gặp khó nếu chọn kinh doanh theo phương án này.
Nhưng ngay cả khi có độc giả trả tiền, cơ quan báo chí cũng phải đảm bảo lưu trữ thông tin người dùng một cách cẩn trọng. Những thông tin có giá trị gắn với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng chắc chắn trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc tấn công một khi được lưu trữ một cách sơ hở hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật khắt khe nhất.
Nhìn chung, tăng cường bảo mật, tích hợp hệ thống, đẩy mạnh quảng cáo cùng nhiều chi phí khác có thể tạo ra rào cản lớn với thu phí báo chí ngay từ khi bắt đầu xây dựng. Chưa kể thói quen và hành vi người dùng không hề dễ dàng thay đổi trong ngày một ngày hai ở nước ta.
Phương Nguyễn
Tường phí cho báo chí trả tiền không phải bài toán dễ giải với các cơ quan báo chí Việt Nam, dù đã có sẵn nhiều mô hình thành công ở nước ngoài.
" alt=""/>Những khó khăn trong xây dựng 'tường phí' cho báo chí trả tiền![]() |
Mẫu SUV Yema Bojun vừa ra mắt thị trường Trung Quốc. |
Thoạt nhìn, Yema Bojun trông giống hệt Geely Boyue. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã cố gắng tạo những đường nét khác biệt cho chiếc Yema Bojun ở một vài chi tiết.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là ở phía trước, lưới tản nhiệt của Yema Bojun đã được làm khác đi với nhiều thanh ngang, còn đèn pha cũng được điều chỉnh thiết kế lại. Ngoài ra, cản trước của xe cũng được làm khác đi, sao cho nhìn vào phần đầu xe không thể nhầm lẫn với chiếc Geely Boyue.
![]() |
Mẫu xe này gây chú ý bởi thiết kế giống hệt Geely Boyue. |
![]() |
Mẫu SUV Geely Boyue. |
Tuy nhiên, nếu nhìn 2 bên thân xe sẽ rất khó nhận thấy sự khác nhau giữa 2 chiếc xe. Nhưng khi bước vào bên trong nội thất xe mới nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn.
Bảng điều khiển trên chiếc Yema Bojun được bố trí hoàn toàn khác, với các lỗ thông hơi được đặt bên cạnh hệ màn hình giải trí cảm ứng thay vì ở phía trên như ở trong chiếc Geely Boyue.
Bên cạnh đó, hệ thống điều hòa không khí cũng được vận hành thông qua bảng điều khiển cảm ứng thay vì mặt số và nút bấm. Yema Bojun cũng có một tay lái vô lăng nhỏ hơn so với Geely Boyue.
![]() |
Nội thất của mẫu xe Yema Bojun. |
Mặc dù có sự tương đồng về mặt thiết kế ngoại thất, tuy nhiên Yema Bojun lại có chiều dài ngắn hơn song lại rộng hơn và cao hơn so với Geely Boyue. Thông số kích thước cụ thể của Yema Bojun gồm: dài 4.360 mm, rộng 1.830 mm, cao 1.680 mm và chiều dài cơ sở 2.550 mm. Trong khi đó, Geely Boyue có chiều dài 4.519 mm, rộng 1.831 mm, cao 1.694 mm và chiều dài cơ sở 2.670 mm.
Yema Bojun có 2 phiên bản cho khách hàng lựa chọn bao gồm động cơ 1,5 lít hút khí tự nhiên cho công suất 112 mã lực đi kèm hộp số sàn 5 cấp. Ngoài ra, xe cũng sẽ có phiên bản sử dụng động cơ 1,5 lít tăng áp đi kèm hộp số tự động vô cấp CVT.
Theo CarNewsChina, mẫu SUV Yema Bojun sẽ có giá bán dao động từ 60.000-90.000 nhân dân tệ (tương đương từ hơn 207 triệu đồng đến hơn 311 triệu đồng).
Anh Tuấn (Theo Paultan)
Sẵn sàng bỏ hàng tỷ đồng ra mua những chiếc xe độ khủng, mô tô độc và dị, đó là tay chơi Đức “Tào Phớ”, 9X Hà Nội đang gây ồn ào giới chơi xe khi vừa mua siêu mô tô 2,7 tỷ Tron Light Cycle.
" alt=""/>Ô tô SUV Trung Quốc đẹp như BMW X4, giá chỉ 207 triệuDù liên tục gặp thế khó, công ty phần mềm lớn nhất thế giới vẫn chưa từ bỏ lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Thay vào đó, họ chuyển sự chú ý sang thị trường doanh nghiệp và chính các nhà khai thác. Trong năm qua, Microsoft, Verizon, Vodafone, Deutsche Telekom và các nhà khai thác khác đã hợp tác để ra mắt mạng riêng dựa trên 5G mới, cho khách hàng doanh nghiệp trong các ngành như sản xuất và hậu cần.
Giờ đây, ngày càng nhiều công ty tin tưởng vào 5G để thay đổi cách thức hoạt động của họ. Họ tin rằng việc giảm thiểu độ trễ của việc truyền dữ liệu qua mạng quan trọng hơn nhiều so với việc liên tục cập nhật công nghệ không dây. Mặc dù trên thị trường tiêu dùng, với sự ra mắt của iPhone mới, công nghệ không dây đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của người dùng.
Đối với Yousef Khalidi, Phó chủ tịch mảng kinh doanh nhà mạng Azure của Microsoft, cho rằng 5G đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán hơn, đó là số phận của Microsoft khi bước vào thị trường này.
Microsoftkhẳng định mình là đối tác của các nhà khai thác mạng và cam kết giảm độ trễ bằng cách đưa các trung tâm dữ liệu (giúp hỗ trợ mạng 5G) đến gần hơn với các khách hàng thương mại. Tháng trước, Microsoft đã tung ra phiên bản dịch vụ đám mây công cộng của Azure cho ngành viễn thông, như một tín hiệu cho thấy ý định mới nhất của hãng.
Tất nhiên, Microsoft không phải là công ty duy nhất có tham vọng như vậy. Những gã khổng lồ trong ngành như Google, Amazon, IBM cũng đang sử dụng vị thế trong lĩnh vực đám mây như một bàn đạp, để đạt được lợi ích từ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ 5G.
Mặc dù thị trường doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu hàng quý hiện tại của các gã khổng lồ, nhưng đây vẫn là một thị trường có lợi nhuận và phát triển nhanh chóng, và nó cũng là một thị trường đáng để cạnh tranh. Tổ chức nghiên cứu Analysys Mason dự đoán rằng, đến năm 2025, giá trị thị trường của "đám mây mạng" bao gồm các chức năng phần mềm và cơ sở hạ tầng đám mây sẽ đạt 36 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 40%.
So với các đối thủ cạnh tranh như IBM, Microsoft dường như đã tiến một bước xa hơn, công ty đã bắt đầu phát triển phần mềm riêng để vận hành mạng viễn thông. Trong năm nay, Microsoft cũng đã mua lại hai công ty chuyên nghiệp là Metaswitch và Affirm Networks. Động thái này cho phép Microsoft đứng ở vị trí trung tâm trong kỷ nguyên 5G khi viễn thông và công nghệ ngày càng được tích hợp. Đồng thời, các giao dịch này cũng khiến Microsoft, Nokia, Ericsson cạnh tranh gay gắt với Huawei.
Nhà phân tích Caroline Chapel của Analysys tin rằng đối với các công ty như Microsoft, “hợp tác không chỉ đơn thuần là hợp tác”. Cũng như tháng trước, Microsoft đã ký một dự án tích hợp điện toán đám mây và 5G với Verizon, công ty viễn thông lớn nhất của Mỹ.
Khi ngày càng có nhiều tập đoàn viễn thông xây dựng 5G thành một hệ thống dựa trên phần mềm tách biệt khỏi các phần cứng (quá trình này được gọi là ảo hóa), một số nhà mạng có thể chọn xây dựng mạng của họ trên các nền tảng đám mây công cộng thay vì sử dụng trung tâm dữ liệu riêng biệt. Caroline Chapel nói: "Chiến tích lớn nhất mà tất cả các nhà cung cấp nền tảng đám mây theo đuổi là chính mạng viễn thông".
Nhưng đối với các nhà mạng, sự nhiệt tình từ các công ty công nghệ lớn lại là con dao hai lưỡi. Trong 20 năm qua, các nhà mạng ra sức tẩy chay những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, những gã khổng lồ này đã đe dọa “ăn bữa trưa” của các nhà mạng bằng cách cung cấp các sản phẩm nhắn tin và gọi thoại miễn phí.
Tháng trước, tại cuộc họp chung được tổ chức bởi Financial Times và Hiệp hội các nhà khai thác mạng viễn thông châu Âu, José María Alvarez Pallete, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Telefónica Group đã phát động một “cuộc tấn công” vào sức mạnh của các công ty công nghệ trong lĩnh vực dữ liệu.
Ông chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn về giá trị giữa ngành viễn thông đang thu hẹp và ngành công nghệ đang bùng nổ, vì vậy ông kêu gọi Ủy ban châu Âu "chấm dứt việc trưng thu thế hệ mạng mới" và ông cũng tuyên bố ủng hộ Brussels (thủ đô thực tế của Liên minh châu Âu) thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với các công ty công nghệ lớn.
Một giám đốc điều hành viễn thông nói rằng việc Microsoft sở hữu Skype đồng nghĩa với việc công ty Mỹ là một "đối thủ cạnh tranh". Công ty có thể nhắm mục tiêu trực tiếp vào một số lĩnh vực nhất định của thị trường viễn thông, chẳng hạn như cung cấp mạng riêng cho các doanh nghiệp, điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm mối lo ngại của các nhà khai thác viễn thông về ý định cuối cùng của Microsoft.
Trên thực tế, một số người tin rằng Microsoft có tiềm năng thâm nhập sâu hơn vào ngành viễn thông. Công ty nghiên cứu CCS Insight hồi tháng trước đã gợi ý rằng Microsoft có khả năng mua lại tập đoàn Nokia Phần Lan và trở thành một công ty thiết bị viễn thông cung cấp thiết bị điện toán đám mây, phần mềm và tần số vô tuyến.
Bất kỳ động thái nào như vậy sẽ là lần thứ ba Microsoft cố gắng sử dụng Nokia như một kênh để đạt được chỗ đứng lớn hơn trong lĩnh vực viễn thông, sau khi bước vào lĩnh vực hệ điều hành và điện thoại di động.
Phong Vũ
Xét theo nhiều phương diện, Trung Quốc không chỉ đi trước mà còn bỏ xa Mỹ khi nói tới 5G.
" alt=""/>Kỷ nguyên 5G sẽ mở ra cơ hội cho Microsoft trong lĩnh vực viễn thông?