Bi kịch ập đến khi Giang được 2 tuổi. Thời điểm đó, mắt em có dấu hiệu bất thường. Gia đình đưa đến Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám. Kết quả xét nghiệm cho thấy Giang mắc bệnh ung thư võng mạc.
Căn bệnh ung thư quái ác hành hạ cháu bé |
Vậy là một đứa trẻ mới 2 tuổi, chưa kịp cảm nhận hết thế giới xung quanh đã phải làm phẫu thuật khoét một bên mắt trái, gắn mắt giả. Ngày Giang lên bàn mổ, các bác sĩ cho hay mắt bên phải cũng có u, cần tiến hành truyền hoá chất. Sau 6 đợt hoá trị, em được về nhà ổn định.
2 năm sau, mắt bên phải lại xuất hiện thêm nhiều khối u khác. Lần này, gia đình tiếp tục đưa con đi hoá trị thêm 5 đợt thì khối u tan.
Sống chung với bệnh tật từ nhỏ, Giang mang trong mình nỗi mặc cảm lớn. Tiếp nhận thế giới xung quanh bằng đôi mắt mờ, tuổi thơ Giang chìm trong bóng tối và gắn liền với giường bệnh.
Tháng 3/2020, kết quả khám định kỳ cho thấy khối u lại tiếp tục di căn. Thời điểm hiện tại, Giang đang được hoá trị để chờ làm phẫu thuật bỏ nốt mắt còn lại.
Bé Giang luôn khao khát được chữa khỏi bệnh để đến trường |
Khát khao được đi học như các bạn
Đằng đẵng 5 năm trời đưa con đi điều trị khắp nơi, chị Hà Thị Phương (mẹ Giang) ngày càng trở nên khắc khổ hơn. Nhiều đêm thức trắng, nghĩ đến khối u đang hành hạ con, tim chị như thắt lại.
Chừng ấy thời gian đưa con đi chữa bệnh, vợ chồng chị đã phải vay mượn số tiền lên đến hơn 300 triệu đồng. Đây quả là một con số khổng lồ đối với gia đình nghèo mưu sinh bằng vài sào ruộng.
Nhắc đến con gái mình, chị rưng rưng nước mắt: “Cháu rất thương mẹ. Mỗi lần tôi đau đầu hay đau bụng cháu lại nói rằng chắc vì con bị bệnh này nên mẹ mới đau phải không. Rồi cháu lại bảo con chỉ muốn lớn lên để đi làm giúp mẹ trả nợ thôi".
Hoàn cảnh đáng thương của bé Trịnh Hà Giang đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Xót xa nhất là lúc con đi khám mê laser. Lần nào khám, con cũng gọi tha thiết: "Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Con không thấy mẹ! Mẹ đừng bỏ con". Thế nên mỗi lần đưa con đi khám mê laser, trong lòng người mẹ đau khổ này luôn thấy ám ảnh vô cùng.
Ngay cả khi đang bị bệnh rất nặng, Giang vẫn muốn tới trường vì sợ mất bài. Thương con, chị Phương xin thầy cô giáo để con được đến lớp vài buổi rồi lại phải quay lại bệnh viện điều trị. Mặc dù mắt không còn nhìn thấy mọi thứ nhưng em vẫn luôn khao khát được một ngày hay một tiết học bình thường cùng các bạn…
Những ngày quay lại bệnh viện, một bên mắt sắp bị bỏ đi của Giang cứ cố ngước lên để nhìn mẹ như một thứ bản năng cuối cùng.
“Bây giờ con chỉ ước được gặp bà tiên để được khỏi bệnh còn chăm sóc bố mẹ. Con sợ ngày mai sống trong bóng tối mẹ ơi!”, Giang nói với mẹ trong nỗi tuyệt vọng vô bờ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Hà Thị Phương, ở thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Số điện thoại: 0355773748 |
- Niềm vui mang thai chẳng kéo dài được bao lâu, chị Hương buộc lòng phải bỏ đi con mình chỉ vì căn bệnh ung thư xương quái ác.
" alt=""/>Bé gái 7 tuổi ung thư võng mạc: 'Con muốn lớn nhanh giúp mẹ trả nợ!'Theo thầy Minh, đề thi THPT môn Ngữ văn năm 2020 được ra theo cấu trúc gồm 2 phần: phần Đọc hiểu (3 điểm) ra một văn bản nghị luận và hỏi 4 câu hỏi; phần làm văn (7 điểm) với 2 câu Nghị luận xã hội (2 điểm) và câu Nghị luận văn học (5 điểm).
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng |
Trong đó, câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu. Đây là cấu trúc quen thuộc, ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Học sinh đã quen thuộc với cấu trúc này nên không có gì bất ngờ, bỡ ngỡ.
Phần đọc hiểu cho một đoạn trích trong "Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường", hỏi 4 câu. Với 3 câu đầu mức độ nhận biết, câu 4 mức độ vận dụng, cả 4 câu hỏi này đều ở dạng quen thuộc, mức độ dễ nên học sinh sẽ dễ dàng làm được.
Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Trong bối cảnh dịch Covid–19, theo thầy Minh, đề thi đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa. Tuy nhiên, cách hỏi quen thuộc nên không làm khó học sinh.
Câu nghị luận văn học yêu cầu phân tích tư tưởng "Đất nước của nhân dân" trong bài “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm). Đoạn thơ nói về những con người nhỏ bé, bình dị, vô danh qua bao nhiêu thế hệ đã bền bỉ, lặng thầm góp sức mình bảo vệ và dựng xây đất nước. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thực tế, gợi cho ta liên tưởng đến những “anh hùng thầm lặng, vô danh” trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid–19 của cả nước. Câu này chỉ ra một mức độ cơ bản mà không kèm theo yêu cầu nâng cao như mọi năm.
Thầy Minh nhìn nhận đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm nay được ra với cấu trúc quen thuộc, bám sát chương trình 12, bám sát chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT, mức độ nhẹ nhàng, không làm khó, không đánh đố học sinh.
"Tuy nhiên vì dễ nên độ phân hóa thấp, nhiều học sinh sẽ làm được, dự đoán điểm sẽ cao. Đề này phù hợp với xét tốt nghiệp. Cách hỏi của đề thi năm nay cũng quen thuộc, không có gì mới mẻ, đột phá" - thầy Minh nói.
Cô Nguyễn Thúy Anh, giáo viên dạy Văn của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), cũng cho rằng nhìn chung đề thi năm nay bố cục và kiến thức không khác năm trước. “Đề thi cũng sát với đề tham khảo nên theo tôi không không làm khó học sinh”.
Tuy nhiên, cô Thúy Anh đánh giá cao việc chọn đoạn thơ trong bài Đất nước làm nổi bật công lao đóng góp thầm lặng mà phi thường của nhân dân cho đất nước.
“Sự lựa chọn rất tốt khi khơi dậy được tình cảm thiêng liêng đối với đất nước, cha ông với các thế hệ trẻ ở học sinh. Đồng thời cũng khơi dậy khát khao cống hiến và tình yêu đối với đất nước đẹp đẽ, phi thường”, cô Thúy Anh nhận xét.
Ở câu đọc hiểu, cô Thúy Anh đánh giá, việc chọn ngữ liệu vừa đủ, tư tưởng hành động gần gũi với cuộc sống, suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ.
Cô Thúy Anh dự đoán với đề thi này, điểm thi sẽ không thấp, phổ điểm chủ yếu sẽ trong khoảng từ 6-7 điểm (chiếm khoảng 55%), mức điểm 8,9 khoảng 20%...
Đề không khó nhưng quá dài
Cô Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên Ngữ văn của Hà Nội, cũng cho rằng đề thi chính thức môn Ngữ văn bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo lần 2 do Bộ GD-ĐT công bố.
Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Trong đó, chỉ duy nhất câu 4 là ở mức độ vận dụng cao yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình trước một nhận định rút ra từ ngữ liệu đã cho. Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh.
![]() |
Thí sinh đã trải qua môn thi đầu tiên không mấy khó khăn. Ảnh: Thanh Tùng |
Phần Làm văn (7,0 điểm) giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).
Trong đó, câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu, đó là “sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày” – “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của ý thức “trân trọng cuộc sống mỗi ngày”.
Có thể thấy, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề ít nhiều còn trừu tượng với những học trò 18 tuổi – chưa đủ trải nghiệm để có thể thấu hiểu ý nghĩa của mỗi giây phút được sống trong cuộc đời, vì thế rất có thể sẽ có những bài làm chung chung, lí thuyết và thiếu sự thiết thực thấm thía nhất với mỗi học trò.
Câu 2 (5,0 điểm) là bài nghị luận văn học, đề cập đến một thông điệp tư tưởng quan trọng bao trùm không chỉ trong đoạn trích Đất nước mà còn là tư tưởng chi phối toàn bộ giai đoạn văn học 1945-1975. Và đây cũng là nội dung chính mà học sinh không thể bỏ qua khi tiếp cận những giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.
Tuy nhiên, ngữ liệu nghị luận theo yêu cầu của đề bài là 27 câu trong phần 3 của đoạn trích “Đất nước”, đó là một ngữ liệu quá dài, quá bề bộn trong quỹ thời gian cho phép của toàn bộ đề bài là 120 phút.
"Nhìn chung, đề thi Ngữ văn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Đề bài không khó nhưng quá dài, đặc biệt là câu nghị luận văn học – câu hỏi chiếm quỹ điểm cao nhất trong bài. Điều đó, có thể sẽ khiến học sinh lúng túng để hoàn thành tốt bài thi" - cô Tuyết nhận xét.
Phương Mai
Thí sinh đã làm xong môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020. Sau đây là đáp án tham khảo môn Ngữ văn.
" alt=""/>Đề thi Ngữ văn 2020 'phù hợp' để xét tốt nghiệp![]() |
Trao 40 triệu đồng cho người cha liệt giường, con sơ sinh chưa được gặp bố |
Hễ con trai lên cơn đau, bà Ất lại vội chạy đi vay tiền đưa con vào Bệnh viện cấp cứu. Tính đến nay, số nợ để chạy chữa cho con đã lên đến 400 triệu đồng. Giờ sức cùng lực kiệt, hai vợ chồng bà già yếu không biết lấy tiền đâu để duy trì sự sống dài ngày cho con.
Thương cảm hơn là con trai của anh Thìn mới được 8 tháng, từ ngày anh gặp nạn vẫn chưa tỉnh lại để gặp con.
Một phần hộp sọ của anh Thìn phải gửi lại bệnh viện ở Tây Nguyên nuôi, chờ một ngày nào đó sức khỏe ổn sẽ ghép. Do chi phí quá lớn, gia đình không thể lo nổi nên bà Ất đành đưa con trai về quê nhà chăm sóc. Bà vẫn hi vọng một ngày nào đó anh sẽ khỏe lại.
![]() |
Bà Ất vẫn mong một ngày nào đó con trai bà sẽ khỏe trở lại. |
Sau khi báo VietNamNet đăng tải bài viết, bà Ất đón nhận nhiều sự động viên về tinh thần cũng như vật chất của độc giả.
“Tôi vẫn luôn hy vọng con trai sẽ sớm khỏe lại. Thời gian qua tôi rất xúc động trước tình cảm của mọi người gần xa, thông qua báo VietNamNet đã động viên, ủng hộ, hỗ trợ mẹ con tôi về tinh thần, vật chất”, bà Ất rưng rưng nói.
Cũng trong dịp này, báo VietNamNet trao thêm cho gia đình ông Trần Minh Nhuận (trú xã Gia Phố, huyện Hương Khê) số tiền 3.960.000 đồng (trước đó đã trao hơn 230 triệu đồng) và cho gia đình chị Nguyễn Thị Kiều (trú xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê) 3.800.000 đồng (trước đó đã trao hơn 180 triệu đồng).
![]() |
Trao thêm tiền bạn đọc ủng hộ tới gia đình ông Trần Minh Nhuận và chị Nguyễn Thị Kiều ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) |
Thiện Lương
Bảy năm một mình nuôi 3 đứa con, có thời điểm, chị Thủy phải bế đứa út mới vài tháng tuổi, tay kia dắt theo 2 đứa lớn đi bán vé số. Bi kịch ập tới với mẹ con chị khi bé Thanh Bình không may mắc bệnh hiểm nghèo.
" alt=""/>Trao 40 triệu đồng đến anh Võ Văn Thìn tai nạn liệt giường