Số tiền này, Ban giám hiệu nhà trường không thông báo cho phụ huynh có con gửi bán trú. Khi các phụ huynh phát hiện thì toàn bộ số tiền này được hiệu trưởng chi từ dịp Tết Nguyên đán 2021.
Cùng với việc trên, chị P.T.B.T. – phụ huynh có con đang học lớp 2 và lớp 5 tại Trường Tiểu học Trưng Vương còn phàn nàn về điều kiện bán trú ở đây.
Trường Tiểu học Trưng Vương (xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình).
Chị T. thông tin, một buổi trưa khoảng thời gian cuối năm học 2020-2021, con trai của chị ốm nên cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho gia đình đón về.
“Khi đón con thì tôi bất ngờ vì ở chỗ nằm của con, các bàn học được xếp lại với nhau, trên bàn là những tấm chiếu rách tả tơi dùng để lót cho con nằm”, chị T. nói.
Sau khi con đỡ đau, tôi hỏi thì cháu xác nhận chiếu các cháu và bạn lót để ngủ bị rách. “Điều bức xúc là tôi đã đóng 300.000 đồng khi con mới vào lớp 1 để sắm chiếu mới và đồ dùng cá nhân cho học sinh. Tôi cũng băn khoăn vì sao số tiền dôi dư đó không mua đồ dùng cá nhân và chiếu?”.
Xem xét để báo cáo lên Chủ tịch huyện
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trưng Vương Lê Thị Yên xác nhận tổng số tiền thu dư là 20,9 triệu đồng.
Bà Yên thông tin, học kỳ I năm học 2020-2021, có 220 - 240 học sinh đăng ký bán trú tại trường (gồm 2 điểm trường thôn Thanh Ly và Liễu Thạnh). Nhà trường thu mỗi học sinh 140.000 đồng/tháng. Học sinh ăn và nghỉ trưa tại trường 4 ngày/tuần.
Trung bình một ngày, trường chi tiền ăn 18.000 đồng/học sinh gồm bữa ăn chính (cơm trưa) và bữa ăn phụ (sữa chua, bánh…).
Số tiền còn lại, trường chi lương cho 4 cấp dưỡng (2,3 triệu đồng/người) và các cán bộ, giáo viên tham gia quản lý, quản sinh.
Trong đó, quản lý gồm 4 người là hiệu trưởng, hiệu phó, kế toán và thủ quỹ (mỗi người 1,5 triệu đồng), cấp dưỡng 4 người, còn các quản sinh là 18 giáo viên (trung bình một giáo viên nhận gần 400 nghìn đồng/tháng).
Về việc chi 20 triệu đồng nhưng không thông báo với phụ huynh, bà Yên xác nhận dùng số tiền thu dư của học kỳ I của năm học 2021-2022 hỗ trợ cho quản lý và giáo viên tham gia công tác quản sinh.
“Lý do là vì tháng 1/2021, học sinh tham gia bán trú rất ít, thu nhập của đội ngũ phụ trách bán trú cũng không được bao nhiêu nên tôi linh động dùng số tiền dư để hỗ trợ thêm cho họ nhân dịp Tết.
Tôi tự ý dùng khoản tiền này vì đầu mỗi năm học, phụ huynh thống nhất giao hẳn cho nhà trường tự chủ, điều hành công tác bán trú”, bà Yên nói.
Hiệu trưởng trường Tiểu học Trưng Vương Lê Thị Yên (áo trắng, bên trái).
Về việc tấm chiếu rách, bà Yên cho hay, từ đầu năm học 2020-2021, trường đã không sử dụng chiếu để trải nằm mà chuyển qua nằm bằng nệm xốp.
“Số tiền 300 nghìn đồng đó được thu cho 1 em học sinh trong vòng 5 năm để mua sắm đồ dùng cá nhân như: chén, dĩa, chiếu…
Những chiếc chiếu đó do để quên và gác trên đầu tủ nên phụ huynh thấy chứ trường hoàn toàn không dùng từ lâu”, bà Yên giải thích.
Bà Yên cũng cho biết thêm, trường đã làm báo cáo gửi lên phòng GD-ĐT huyện trong ngày 21/1 và đang đợi quyết định của huyện.
Trao đổi với VietNamNet, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thăng Bình Phan Văn Tuyển cho biết đã nhận được báo cáo.
“Hiện tôi đang đi công tác nên chỉ nghe anh em thông tin đã có báo cáo của trường gửi chiều hôm qua (21/1). Chúng tôi sẽ kiểm tra thông tin và báo cáo lên Chủ tịch huyện, khi nào có thông tin cụ thể sẽ báo lại sau”, ông Tuyển nói.
Công Sáng
Hơn 600 học sinh Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phải đóng tiền ăn bán trú gấp đôi so với giáo viên.
" alt=""/>Lấy hơn 20 triệu tiền thừa bán trú để chia dịp TếtÔng Nguyễn Văn Hậu- Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS Asian Holding cho biết, “Thực tế thời gian qua, sau hàng loạt "ám ảnh" về hỏa hoạn cháy nổ liên tiếp, giới đầu tư dường như đang "ngoảnh mặt" với các dự án chung cư nội thành, kể cả là chung cư trung hay cao cấp. Nhưng lượng khách hàng tìm mua dòng biệt thự nghỉ dưỡng vẫn khá ổn định. Những người mua biệt thự cao cấp đều có nguồn tài chính tốt và không mấy bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế thời gian qua”.
Bên cạnh đó, phần lớn khách tìm mua biệt thự cao cấp biệt lập đều đặt yếu tố chất lượng cuộc sống và đẳng cấp của chủ nhân lên hàng đầu. Chính vì vậy, yếu tố giá cả vẫn bị xếp ở hàng thứ yếu, nên những chủ đầu tư dự án đều phải làm sao cho sản phẩm đưa ra phải thật sự có giá trị và đặc biệt.
![]() |
Crown Villa nằm phía sau khách sạn The Coastal Hill và đối diện khu đô thị FLC Lux City Quy Nhon |
Không còn “nép mình” trong không gian của thành phố “đất chật người đông”, các dự án nghỉ dưỡng cao cấp đang thu hút giới đầu tư với những lợi thế về nhu cầu thực tế và ngày càng cao, càng khắt khe của chủ nhân, trong đó phải đáp ứng tất cả các điều kiện về thiên thời, địa lợi, nhân hòa…
Sự khác biệt ở các hạng mục tiện ích, dịch vụ tại các dự án nghỉ dưỡng không chỉ thu hút khách hàng xuống tiền đầu tư căn hộ khách sạn mà còn như một lời cam kết của chủ đầu tư về sự hấp dẫn của dự án đối với du khách khi đến thăm quan các thành phố du lịch.
Nắm bắt xu thế đó, Tập đoàn FLC đã phát triển Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhon, nằm trên trục đường chính của bán đảo Phương Mai. Chỉ cách trung tâm thành phố 20 phút và sân bay Phù Cát 35 phút. Rất thuận lợi để di chuyển tới các điểm du lịch kế cận như: Đồi cát Phương Mai, Kỳ Co, Hòn Sẹo, đầm Thị Nại, Tháp Đôi, thành Hoàng Đế, bảo tàng Quang Trung…Điều này là một lợi thế về mặt địa lý để có thể xây dựng một cơ sở lưu trú, du lịch tại địa điểm này.
FLC Lux City Quy Nhơn là khu đô thị du lịch, giải trí đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Bình Định bao gồm: biệt thự, nhà phố thương mại, căn hộ liền kề với trên 80 tiện ích dịch vụ cao cấp 5 sao, hứa hẹn mang đến cho chủ nhân một không gian sống hiện đại, đẳng cấp thượng lưu cùng cơ hội đầu tư kinh doanh sinh lời hấp dẫn.
Đặc biệt, FLC Crown Villa nằm ở “vị trí vàng” của thương mại, là sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp cùng một môi trường kinh doanh lý tưởng và khác biệt. Tính đến thời điểm hiện tại, dòng sản phẩm “shop villa” tại FLC Crown Villa là mô hình đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên thị trường BĐS Bình Định.
Nằm xen kẽ giữa “thiên đường nghỉ dưỡng miền nhiệt đới” The Coastal Hill - FLC Grand Hotel Quy Nhon và “Thành phố ánh sáng” FLC Lux City Quy Nhon, FLC Crow Villa bao gồm 116 căn biệt thự thương mại, mang tên gọi của nhiều loại đá quý thượng đỉnh, biểu tượng cho sự tinh khiết, trường tồn, xa hoa và quyền quý.
Trong khi Rubby là điểm sáng cho các hoạt động thương mại và mua sắm nhộn nhịp ngày đêm, còn Sapphire là điểm đến tuyệt vời để nghỉ chân với nhà hàng, quán café và bar, thì Diamond lại là nơi phù hợp cho các dịch vụ lưu trú và khách sạn mini, thỏa mãn nhu cầu kinh doanh và sinh lời của nhiều đối tượng khách hàng.
Lợi thế lớn của cả FLC Crown Villa là được thừa hưởng lượng traffic “khổng lồ” lên đến 10.000 du khách từ khu đô thị FLC Lux City Quy Nhon và 4.000 du khách từ tổ hợp khách sạn The Coastal Hill mỗi ngày.
Với những tiện ích trên hứa hẹn mở ra cơ hội “không thể chối từ “cho cộng đồng đầu tư cũng như đa dạng hóa các phân khúc sản phẩm trên thị trường BĐS Bình Định.
Crown Villa áp dụng chương trình mở bán 50 căn, nhận chiếc khấu 8%, quà tặng tiền mặt 50 triệu đồng cho những khách hàng có giao dịch đầu tiên. Asian Holding đơn vị phát triển độc quyền dự án Crown Villa Hotline: 0948.304.472 - Website: https://duanflcluxcityquynhon.com/ |
Thu Hằng
" alt=""/>Cơ hội đầu tư mới ở thị trường BĐS Quy NhơnVề đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.
Các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp với gia đình học sinh, các giáo viên thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như zalo, facebook, email.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định. Thầy cô tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học trò tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá người học. Trong đó, phụ huynh cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng và trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục. Cha mẹ quan sát các biểu hiện theo yêu cầu cần đạt của một số phẩm chất, năng lực ở học sinh thông qua trò chuyện, tương tác và giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà, để phản hồi thông tin, trao đổi cùng giáo viên trong quá trình đánh giá.
Học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp
Đối với hoạt động đánh giá định kỳ, Bộ GD-ĐT hướng dẫn chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
Các nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Theo đó, đối với lớp 1 và lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Điều này nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.
Cụ thể, nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt để đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện. Ở trường hợp này, theo quy định trong Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT về Quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông sẽ quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ GD-ĐT, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá. Các nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.
Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo các mức theo quy định, tập trung vào nội dung học tập “cốt lõi” theo công văn “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19” mà Bộ đã ban hành ngày 10/9/2021.
Thanh Hùng
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay khoảng 88.000 em học sinh lớp 9 và 66.000 học sinh lớp 12 được sự đồng tình của phụ huynh đi học trực tiếp.
" alt=""/>Bộ Giáo dục: Học sinh lớp 1, 2 phải đến trường thi học kỳ trực tiếp