Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng và Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đồng chủ trì hội thảo.
Trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Minh Cường chỉ rõ, "Thúc đẩy phát triển kinh tế số tại thành phố Hải Phòng" là hội thảo rất quan trọng với thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như với cả tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung.
Theo vị Phó Chủ tịch UBND thành phố, Hải Phòng đang rất quan tâm đến chuyển đổi số, coi chuyển đổi số là một động lực cho sự phát triển của thành phố lâu dài trong những năm tiếp theo. Vì thế, Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết 03 về chương trình chuyển đổi số của thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điểm đặc biệt trong Nghị quyết này là đặt một số mục tiêu về kinh tế số cao hơn so với chương trình chuyển đổi số quốc gia.
“Thúc đẩy phát triển kinh tế số tại thành phố Hải Phòng đang được coi là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và được thành phố rất quan tâm”,ông Hoàng Minh Cường nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) mở ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các địa phương phải tìm cách giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế số.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Hải Phòng, từ tháng 7/2022, Bộ KH&CN và UBND thành phố Hải Phòng đã ký chương trình phối hợp công tác giai đoạn đến năm 2025. Trong chương trình này, một nội dung chính được 2 bên xác định là cần quan tâm đầu tư phát triển, hỗ trợ thành phố Hải Phòng phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh, nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0, thí điểm thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo.
“Với việc triển khai ứng dụng các nhiệm vụ cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân sẽ được hỗ trợ tìm kiếm, ứng dụng, tiếp thu các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ.
Gợi mở nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số địa phương
Đáng chú ý, tại hội thảo, một nội dung trọng tâm về chuyển đổi số nói chung, phát triển kinh tế số quốc gia nói riêng và phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với các đại biểu.
Theo Thứ trưởng, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định 3 trụ cột chính của chuyển đổi số Việt Nam gồm phát triển Chính phủ số để người dân tin theo Đảng, tin theo chính quyền nhiều hơn; phát triển kinh tế số để người dân giàu có hơn và phát triển xã hội số để người dân hạnh phúc hơn. Ba trụ cột này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, Chính phủ số lấy cơ quan nhà nước làm chủ thể, kinh tế số lấy doanh nghiệp làm chủ thể và xã hội số lấy người dân làm chủ thể.
Về phát triển kinh tế số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt căn bản của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số so với các doanh nghiệp truyền thống. Đó là, bên cạnh các yếu tố đầu vào truyền thống, các doanh nghiệp trong nền kinh tế số có 2 yếu tố đầu vào cơ bản mới là dữ liệu số và công nghệ số, trong đó công nghệ được cung cấp như là một dịch vụ trở thành một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, giống như điện, nước.
Thứ trưởng cũng lưu ý, để phát triển kinh tế số của một địa phương, cần nhấn mạnh yếu tố cơ bản trong nhận thức, đó là để phát triển kinh tế số thì chúng ta thúc đẩy mỗi người dân trở thành một doanh nhân, mỗi hộ gia đình là một doanh nghiệp số và chúng ta biến mọi doanh nghiệp trên địa bàn trở thành một doanh nghiệp số.
Nhấn mạnh đặc điểm của kinh tế số là tính cá thể hóa và tính linh hoạt, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phân tích, khác với kinh tế truyền thống, trong môi trường số cơ bản không có rào cản cho việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận thị trường. Trong môi trường công nghệ số, một tổ hợp kinh doanh nhỏ lẻ, gia đình dù không có cửa hàng mặt phố vẫn có thể đạt hiệu suất kinh doanh như một tổ hợp kinh doanh ăn uống lớn, thông qua việc tiếp cận và giao hàng cho khách hàng trên môi trường số.
Cùng với việc nhấn mạnh sự cần thiết phải có những cách tiếp cận mới, khác nhưng lại cần dựa trên cơ sở khoa học để đo lường kinh tế số, đại diện Bộ TT&TT cũng cho hay, trong khi về Chính phủ số, chính quyền số đã có nhiều mô hình điển hình như Đà Nẵng, Huế; về kinh tế số hiện chưa có 1 mô hình điển hình nào để các tỉnh, thành phố khác tham chiếu, học hỏi.
“Chúng tôi mong rằng trong năm 2023, năm trọn vẹn đầu tiên thực thi chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, một số địa phương sẽ có hành động, sáng kiến tiên phong để hết năm 2023, sẽ có một số mô hình kinh tế số cho các địa phương khác tham khảo”, đại diện Bộ TT&TT chia sẻ.
Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận về định hướng phát triển kinh tế số, thương mại điện tử của Hải Phòng; các giải pháp giúp đẩy nhanh được tốc độ phát triển kinh tế số tại địa phương; đề xuất các phương án đo lường, đánh giá kinh tế số của quốc gia và các địa phương…
“Các ý kiến đóng góp tại hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho UBND thành phố Hải Phòng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động chuyển đổi số nói chung và phát triển kinh tế số nói riêng, gợi mở ra những giải pháp cần tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện trong giai đoạn tới”, ông Hoàng Minh Cường cho biết trong kết luận hội thảo.
Em năm nay 24 tuổi, quê ở Cao Bằng. Bố mẹ em chỉ có hai cô con gái, em là cả. Gia đình em sống bằng nghề buôn bán nội thất nên kinh tế cũng khá giả.
Năm 2010, em đậu một trường đại học ở Hà Nội nên xuống Thủ đô để nhập học. Em học được 2 năm, đến năm thứ 3 thì gặp và yêu một chàng kỹ sư xây dựng ở cùng khu trọ.
Trong thời gian yêu nhau, anh cũng đưa em về quê anh ở Hà Nam nhiều lần. Những lần đó, em thấy gia cảnh nhà anh có vẻ khó khăn, bố mẹ anh chỉ làm ruộng và hai đứa em còn đang ăn học. Tuy nhiên, em không quan trọng việc giàu nghèo nên không hề so đo tính toán.
Đến khi em ra trường, bố mẹ anh thường xuyên đốc thúc chúng em làm đám cưới. Mẹ anh còn gọi điện cho em nhiều lần, bảo yêu lâu rồi thì nên cưới sớm kẻo con gái thiệt thòi. Em cảm động lắm. Cứ nghĩ bác gái thật tâm lý và quan tâm đến em.
Chúng em nhanh chóng làm đám cưới. Hôm cưới, gia đình bên ngoại trao cho em khoảng 3 cây vàng trong khi mẹ chồng chỉ trao cho em chiếc nhẫn một chỉ nhưng em cũng không hề so sánh. Tuy nhiên, buổi tối đầu tiên em ở nhà chồng, bố chồng đã khiến em ngỡ ngàng và thất vọng đến tràn trề.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khoảng 9h tối, khách về hết, bố mẹ chồng em bê thùng phong bì ra giữa nhà để đếm. Nhưng đếm đến đâu ông cằn nhằn chửi bới về chuyện ít nhiều đến đó, em nằm phòng bên, nghe mà ngỡ ngàng.
Chưa hết, hai vợ chồng em đang định tắt đèn đi ngủ thì bố chồng gõ cửa và gọi hai đứa em ra nói chuyện.
Đầu tiên, về chuyện phong bì, ông bảo, lẽ ra phong bì của hai đứa bố mẹ sẽ không hỏi đến nhưng vì cỗ bàn thiếu nặng nên hai đứa phải giúp sức. Ngoài ra, chi phí cho đám cưới như giường chiếu, phông bạt, đài điện ... bố mẹ chỉ cho các con một vài khoản còn lại các con phải lo.
Tiếp đến, bố em lấy từ trong tủ ra một cuốn sổ trong đó ông ghi khoản nợ 110 triệu. Bao gồm tiền mua xe máy đi làm, tiền mua máy tính, điện thoại, tiền vay ngân hàng cho chồng em ăn học đại học vẫn chưa trả hết.
Sau đó, ông bảo bây giờ bố mẹ giao lại, chúng em phải có trách nhiệm lo khoản nợ ấy. Chưa hết, đối với hai đứa em đang ăn học đại học, ông cũng bắt vợ chồng em phải có trách nhiệm cung cấp cho hai em, mỗi em 1 triệu/tháng.
Em nghe bố mẹ chồng nói mà há hốc miệng còn chồng em thì mặt tái nhợt. Từ lúc đó, trong đầu em cứ vẩn vơ suy nghĩ. Cả đêm, hai vợ chồng không sao ngủ được. Chồng em còn thở dài bảo không hiểu vì sao bố mẹ lại làm như vậy khi đám cưới vừa diễn ra. Em suy nghĩ rất nhiều bởi lương anh chỉ được 7 triệu, còn em thì chưa đi làm, lấy tiền đâu để trả nợ và lo cho các em hàng tháng ...
Những ngày sau đó ở nhà, bố mẹ chồng cứ liên tục nhắc đến chuyện tiền nong, cái gì cũng tiền, rồi cái gì cũng cười xòa bảo: "Không có thì lên vay bố mẹ vợ. Bố mẹ vợ thiếu gì?".
Em nghe mà không thấy hài lòng chút nào. Đành rằng, bố mẹ em khá giả hơn nhưng có giúp bố mẹ em cũng chỉ giúp chúng em chuyện công việc, nhà cửa chứ không đời nào bố mẹ em giúp việc trả nợ và nuôi các em của chồng em ăn học.
Thậm chí, nếu biết chuyện, em phải gánh một gánh nặng trĩu vai như vậy khi mới chân ướt chân ráo về nhà chồng, chắc chắn bố mẹ em sẽ rất buồn phiền và coi thường thông gia.
Nhưng bây giờ, không nhờ bố mẹ em thì em không biết phải làm thế nào nữa? Mong mọi người hãy tư vấn cho em.
Trần Phương (Cao Bằng)
" alt=""/>Đêm tân hôn: Lặng người vì món quà của bố chồng