Theo Văn phòng Cảnh sát Hạt Fauquier cho biết, chủ xe là một người đàn ông 57 tuổi, đã đâm chiếc Tesla vào hông bên trái của xe đầu kéo khi phương tiện này đang nhập vào làn cao tốc từ điểm dừng đỗ nghỉ chân của xe container.
Đây là sự việc mới nhất trong số hơn 30 trường hợp tai nạn nghiêm trọng được NHTSA điều tra kể từ năm 2016 cho tới nay về nghi vấn độ an toàn và đáng tin cậy của hệ thống Autopilot. Tổng cộng có tới 23 trường hợp ghi nhận tử vong sau tai nạn.
Ngay tháng trước, vào ngày 5/7, một sự việc thương tâm khác khi chiếc Tesla Model 3 đâm trực diện vào chiếc Subaru Impreza di chuyển hướng ngược lại tại tiểu bang California, khiến 2 người tử vong, cũng bị đặt nghi vấn do lỗi của Autopilot.
Autopilot là một Hệ thống Hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) do Tesla phát triển nhằm tích hợp lên các phương tiện hiện đại của hãng. Nó có khả năng tự động điều khiển, hỗ trợ tài xế trong những chuyến đi xa, tăng tốc và phanh khi gặp chướng ngại vật trên làn đường. Hệ thống Autopilot mới nhất thậm chí có thể hỗ trợ tự chuyển làn trên đường cao tốc.
Dù cho là một hệ thống có thể tự động lái, song chính hãng Tesla cũng phải khuyến cáo rằng sản phẩm của họ luôn cần yêu cầu sự giám sát tích cực của con người chứ không thể hoàn toàn tin tưởng vào máy móc lập trình.
Gần đây, Tesla liên tục phải dính vào các lùm xùm về việc lừa dối khách hàng khi sản phẩm bán ra không đạt được những tính năng như quảng cáo, từ chối phản hồi các đơn khiếu nại của khách hàng và giờ đây, là việc hệ thống Autopilot hoạt động thiếu tin cậy gây ra nhiều sự việc tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Hùng Dũng(theo Insideev)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mi chia sẻ, hoàn cảnh của cô rất đặc biệt nên có được một gia đình hạnh phúc trọn vẹn như ngày hôm nay, cô rất biết ơn sự yêu thương của mẹ chồng.
“Gia đình em không được như người ta. Ba mẹ em ly hôn từ năm em học lớp 6. Mẹ đi làm công nhân, em ở nhà với một đứa em nữa. Em út về quê với ba. Nhà ngoại sát bên, nhưng em ở một mình một nhà”.
Nhà cô khi đó không có món đồ nào giá trị ngoài chiếc giường. Đến chiếc ổ khóa, Mi cũng không có tiền mua, mà phải lấy vải vụn thắt lại. “Cũng may không có chuyện gì xảy ra” – Mi nói.
Mẹ đi làm công nhân, chỉ gửi tiền đủ cho con gái đóng học phí. Cơm rau, mắm muối là Mi phải tự kiếm ăn. “Em đi cắm câu, giăng lưới, làm mọi cách kiếm được cá bán”.
Dù hoàn cảnh khó khăn đến vậy, Mi chỉ thi thoảng chạnh lòng chứ không oán trách gì ba mẹ.
Đáng lẽ Mi cũng không được đi học đại học vì nhà không có tiền. “Ban đầu, ngoại đã bảo 'thôi con đi làm với mẹ, mai mốt lấy chồng để bên chồng lo cho đi học, chứ nhà bây giờ nghèo quá, không lo được cho con đi học đâu'. Em ham học nên rất buồn khi nghe ngoại nói vậy”.
Về sau, rất may, ngoại bán 1 chỉ vàng tích cóp để lấy tiền cho Mi đi học.
Thế nhưng, cô đã có một quyết định đặt cược cuộc đời mình, đó là không đóng học phí mà lấy tiền đi buôn. Mi định đi buôn có lãi sẽ đóng học phí sau. Nhưng nào ngờ, khi lấy hàng về bán online, cô không có đơn hàng nào suốt 2 tháng đầu.
Thời gian đó, Mi còn đi làm nhiều công việc khác như phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, bán quần áo… để kiếm tiền.
Khi cặp đôi dọn về chung một nhà trước khi cưới, bà Nhung biết nhưng không phản đối. Hiểu hoàn cảnh của Mi, bà càng thương con dâu tương lai hơn. Thấy con vừa đi học vừa đi làm, bà ở nhà lo cơm nước tinh tươm.
Bà cũng thường xuyên mua sắm quần áo cho Mi, đôi khi còn khiến anh Phi ghen tị vì thấy mình như “con ghẻ”.
“Em thấy mẹ thương và quan tâm em còn hơn mẹ ruột. Khi mẹ quan tâm em quá nhiều mà em không có gì trả lại hết, trong lòng em cũng không được vui. Lúc đó em chỉ muốn kiếm thật nhiều tiền để lo cho mẹ”.
Có lần Mi bị hàng xóm đặt điều nói xấu là lười biếng, không động tay vào việc gì, bà Nhung lại đứng ra bênh vực con dâu.
“Mẹ quyết tâm bảo vệ em. Mẹ nói ‘nếu nói xấu con dâu tôi một lần nữa, tôi không bỏ qua’. Em rất cảm động vì câu nói đó, bởi vì em chưa bao giờ được bảo vệ như vậy” – nàng dâu tâm sự.
Cô cũng chia sẻ, trước đây cô từng quen một số người nhưng họ luôn muốn hai gia đình phải môn đăng hộ đối. Nhưng khi quen anh Phi, bà Nhung không hề quan tâm đến hoàn cảnh của cô như thế nào, mà chỉ cần biết con người cô hiện tại.
Hiện Mi theo học thạc sĩ ngành Luật của Trường Đại học Cần Thơ và là một TikToker có tiếng chuyên đánh giá các sản phẩm thời trang và đồ tiện ích bình dân. Chồng cô là một luật sư. Sau nhiều năm nỗ lực, cả hai đã có những thành công nhất định.
Cuối chương trình, cặp đôi gửi tặng bà Nhung một món quà bất ngờ là cuốn sổ đỏ - tài sản mà hai vợ chồng tích góp 1 năm nay. Bà Nhung xúc động bật khóc vì tình cảm các con dành cho mình.
Cụ thể, các đối tượng sẽ bị tịch thu xe bao gồm: tài xế lái xe say rượu gây tai nạn chết người hoặc đa chấn thương; tài xế lái xe say rượu gây tai nạn rồi bỏ trốn; tài xế lái xe trong tình trạng say rượu 2 lần và gây tai nạn trong vòng 5 năm và tài xế lái xe trong tình trạng say rượu trên 3 lần trong vòng 5 năm.
Đầu tiên cảnh sát sẽ xin lệnh tịch thu phương tiện của những người vi phạm. Sau đó, tòa án sẽ đưa ra phán quyết và chuyển chiếc xe đó vào kho bạc quốc gia.
Không chỉ tịch thu phương tiện, cảnh sát Hàn Quốc còn điều tra người thường xuyên lái xe khi say rượu và người có hành vi đổi chỗ cho tài xế say xỉn và tiếp tay cho việc phạm tội. Lực lượng chức năng cũng sẽ thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra đồng loạt trên toàn quốc vào thứ 6 hàng tuần theo từng khu vực và từng khung giờ riêng.
Theo dữ liệu của cảnh sát Hàn Quốc, số vụ tai nạn gây ra bởi các tài xế lái xe khi say rượu đã tăng lên 15.059 vụ vào năm 2022 so với 14.894 vụ trong một năm trước đó. Số ca tử vong do những vụ tai nạn như vậy là 214 vào năm ngoái, tăng nhẹ so với con số 206 của năm 2021.
Minh Nhật(Theo Koreaherald)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!