"Em mới là nhân viên của công ty họ. Họ sẽ túm cổ và bắt em phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì anh gây ra. Anh có hiểu không?", Dũng hét lên với anh trai. Hùng giải thích đang giúp em trai nhưng Dũng cho rằng, Hùng đang hại chứ không phải giúp mình.
"Nếu anh không lên công ty kể về gia cảnh của mình thì chẳng ai coi thường em. Họ sẽ không bao giờ bàn tán việc em mang hoàn cảnh cá nhân ra để được nhận làm. Em xin anh đừng can thiệp vào cuộc sống của em nữa. Anh chỉ khiến mọi việc của em rối tung lên thôi. Em mà bị đuổi việc là vì anh đấy", Dũng nói.
Ở một diễn biến khác, Đông (Cù Thị Trà) an ủi, khuyên Dũng nên thông cảm cho hành động của anh trai. "Hùng vừa làm bố vừa làm mẹ khi mới lên cấp 3. Anh ấy phải bỏ học đại học để kiếm tiền nuôi em. Khổ thân anh ấy, giờ muốn buông cũng không buông được", Đông nói.
Dũng đáp: "Anh ấy yêu thương em. Em là người hiểu rõ nhất nhưng yêu thương phải đúng cách. Ở công ty, người ta bảo em yếu đuối, dựa dẫm vào anh trai. Em muốn là người quyết định cuộc sống của mình".
Cũng trong tập này, Bảo (Trần Kiên) về quê nhưng vẫn bị bố mẹ mắng. Bảo quyết tâm trở lại thành phố lập nghiệp nhưng bố mẹ cậu lại muốn con trai ở nhà để không phải chịu vất vả. "Mẹ xin con! Trong lúc nóng giận mẹ không kiềm chế được lời nói. Mẹ xin lỗi con. Trên thành phố vất vả khó khăn lắm, con không chịu nổi đâu", bà Châu (NSƯT Nguyệt Hằng) nói.
"Bố mẹ thương thì cho con chút vốn làm ăn. Con muốn 500 triệu đồng. Nếu bố mẹ không cho con sẽ lập nghiệp bằng hai bàn tay trắng", Bảo nói. Để xoa dịu con trai, bà Châu quyết định cho Bảo 1 tỷ làm vốn lập nghiệp.
Hùng sẽ làm gì khi em trai phản ứng căng thẳng như vậy? Diễn biến chi tiết tập 16 phim Những nẻo đường gần xasẽ lên sóng tối nay trên VTV1.
Mỹ Hà
Đến năm 2024, AI tạo sinh sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi vị trí và cấp độ trong bộ máy của tổ chức. Khi AI tạo sinh phát triển nhanh chóng, sẽ có ngày càng nhiều các vị trí và nhân viên ở mọi cấp độ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi AI.
Trong vòng 5 năm tới, đa số các lãnh đạo chính phủ dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào AI và tự động hóa hơn là vào con người. Việc áp dụng AI thành công phụ thuộc vào việc bộ máy nhân sự tiếp nhận, thích nghi được với các công cụ và ứng dụng AI mới. Nhân lực có thể làm việc cùng AI vì vậy sẽ dần thay thế nhân lực không có khả năng hợp tác với AI.
Với lợi nhuận to lớn mà dữ liệu mang lại, đến năm 2024, dữ liệu không chỉ là vấn đề công nghệ mà sẽ trở thành một nhu cầu cấp thiết mang tính chiến lược trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Dữ liệu sẽ không chỉ là vấn đề của khối CNTT mà còn ảnh hưởng tới việc điều hành của các cấp lãnh đạo. Năm 2024, các bảng lưu trữ dữ liệu được vận hành bởi AI tạo sinh sẽ ngày càng trở nên phức tạp, giúp người lãnh đạo nhanh chóng nhận ra vấn đề và tăng cường khả năng phản ứng.
Sự phát triển nhanh và nóng của AI tạo sinh đang tái định nghĩa lại các công việc và nhiệm vụ, từ cấp cơ bản đến cấp điều hành. Người lãnh đạo biết tận dụng sức mạnh của AI tạo sinh sẽ nhận được thành quả là các tác động cấp số nhân đối với hoạt động kinh doanh.
Trước câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Tuấn Khang, Giám đốc khối phần mềm của IBM Việt Nam cho hay, những lĩnh vực nào càng có nhiều cạnh tranh trong nghiệp vụ thì AI phát triển càng nhanh.
“Ở Việt Nam, ứng dụng AI tập trung phần lớn vào các dịch vụ về chăm sóc khách hàng, cụ thể là trong ngành ngân hàng, sắp tới đây là bảo hiểm và sẽ mở rộng sang cả lĩnh vực sản xuất, logistics,...”, ông Khang nói.
Từ góc nhìn của mình, các chuyên gia IBM nhận định AI tạo sinh sẽ đưa kinh tế số Việt Nam lên một tầm cao mới. Tuy vậy, trong quá trình này, thách thức lớn nhất của việc ứng dụng AI tạo sinh là vấn đề niềm tin.
Nhiều người lo sợ các mô hình AI tạo sinh bị ảnh hưởng bởi những thiên kiến từ con người, ví dụ như vấn đề phân biệt giàu nghèo, giới tính, chủng tộc. Để AI tạo sinh có thể được ứng dụng rộng rãi hơn, cần thúc đẩy phát triển AI một cách có trách nhiệm, từ đó xây dựng được niềm tin nơi người dùng.
Thống kê chỉ ra rằng, 57% doanh nghiệp khi ứng dụng AI lo lắng về bảo mật, 45% lo ngại về tính riêng tư của dữ liệu. Trí tuệ nhân tạo bắt nguồn từ dữ liệu. Do vậy, trước khi ứng dụng AI tạo sinh, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc quản lý dữ liệu đúng cách và tăng cường bảo mật. Đây là những điểm mấu chốt cần xử lý để AI tạo sinh được ứng dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam.
Người thầy giáo Anh này tên J.D. Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM trong 6 năm rồi trở về nước. Đến năm 2015, ông quay trở lại Việt Nam và làm giáo viên Tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ.
Thế nhưng, dịch bệnh khiến các trung tâm phải tạm ngừng hoạt động, trường học đóng cửa khiến thầy J. rơi vào cảnh thất nghiệp trong suốt 3 tháng.
Không có tiền để ăn, việc trở về nước cũng gần như không thể, thầy J. bỗng chốc rơi vào cảnh khốn khó khi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Trước đó, thầy J. là giáo viên của một trung tâm Tiếng Anh có văn phòng đóng trên địa bàn quận 3. Ngoài ra, thầy J. cũng tham gia giảng dạy Tiếng Anh tích hợp cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Lúc chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tiếng đồng hồ dạy ở trường tiểu học, thầy J. nhận được 300.000 - 400.000 đồng. Nếu chăm chỉ dạy cả tuần thì số tiền thầy J. nhận được khá lớn.
Nhưng đến khi dịch bệnh xảy đến, không có tiền sinh sống nên thầy J. đã cầm tấm biển đứng xin tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương.
Theo vị giáo viên này, trung bình mỗi ngày ông nhận được khoảng 10 USD. Số tiền này được ông sử dụng để mua thức ăn và trang trải chi phí sinh hoạt.
Chia sẻ với Youtuber Phong Bụi, ông J. buồn rầu nói: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên, cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn này. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Không có việc làm, không có lương, tôi chỉ có thể đứng bên đường mong sự giúp đỡ từ một số người tốt bụng".
Được biết, ông J. không lập gia đình, cha mẹ ở Anh đều đã qua đời. Ông còn người em gái đã kết hôn nhưng cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình.
Người thanh niên tìm tới nơi ông J. trọ gửi tặng 1 triệu đồng, nhưng ông J. từ chối (Ảnh: Huy Minh)
Trưa ngày 13/4, chúng tôi ra góc đường Võ Văn Kiệt giao với Nguyễn Tri Phương, nơi ông J. đứng xin tiền, để tìm nhưng không thấy. Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng nói tầm 10h sáng ông J. hay ra đứng, còn buổi chiều thì không. Liên lạc qua điện thoại, ông từ chối gặp mặt và nói sẽ không trả lời thêm nữa các câu hỏi về hoàn cảnh của mình. Ông bảo cũng không nhận thêm quà của mọi người nữa vì đã nhận đủ, và bây giờ ông sẽ tắt điện thoại.
Báo Thanh Niên thông tin sau khi đăng tải câu chuyện, J.D nhận được nhiều cuộc gọi, nhiều người liên hệ để đến dạy kèm con cháu họ. Ông bày tỏ sự cảm kích về tấm lòng của những người Việt.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm tới tới nơi ông J. ở trọ trong một con hẻm ở đường Võ Văn Cừ. Ban đầu, chúng tôi chỉ gặp được mấy người hàng xóm. Họ cho biết ông J. đã về khu này sống khoảng 5 năm. Khoảng chừng nửa tháng nay, ông J. mới đi xin tiền.
"Bữa đó, ông không có tiền, gặp ngoài ngõ mới mượn cô 100 nghìn. Nhưng cô vừa đi chợ về còn có 50 nghìn nên đưa ông ấy. Mấy bữa sau, ông J. trả lại tiền cho cô rồi" - cô Hằng kể.
Bác Ba thì mau mắn bảo mấy hôm trước ông J. đi mua mì với trứng về ăn, sau chỉ thấy đi mua mì không. Đến hôm xem mạng thấy đưa ảnh ông J. đứng ở Nguyễn Tri Phương mới nhận ra "ông Tây gần nhà mình".
"Trong khu này, mọi người không chơi với nhau đâu, hầu như nhà nào biết nhà đấy. Căn nhà ông J. ở trọ cũng đóng cửa suốt". Vậy nên, những người hàng xóm thân thiện này nói lúc đầu, khi ông J. chưa cầm theo tấm bảng ghi chữ mà chỉ mượn tiền những người xung quanh thì không ai biết ông này khó khăn tới mức phải ra đường đứng xin tiền.
Thương cảm ông Tây mà các bà các cô bảo "chẳng biết bao nhiêu tuổi, chỉ thấy già", nên khi có người đến khu này hỏi thông tin của ông để cho quà, các cô cho ngay địa chỉ.
Những người hàng xóm kể từ hôm qua tới giờ có khá nhiều người đến tìm ông J.. Người cho 500 nghìn đồng, người cho gói bánh, cho mì, cho thùng nước uống...
Trong lúc chúng tôi đang đứng trò chuyện, một thanh niên đi xe đến tìm ông J để cho tiền. Thấy anh này cũng không gọi điện được cho ông J., mấy người hàng xóm nhanh nhẹn ra đứng trước cổng gọi với lên hộ.
Cánh cổng đóng kín nãy giờ mở, ông J. dắt xe ra. Ông từ chối 1 triệu đồng người thanh niên đưa tặng, rồi lặng lẽ lên xe đi mất.
Đại sứ quán đã nắm thông tin
Xem câu chuyện của giáo viên này, chị Phan, ở TP.HCM cho rằng ông J. rơi vào tình cảnh như hôm nay một phần do chưa biết chi tiêu hợp lý. Nếu ông biết phân chia số tiền này hợp lý sẽ không lâm vào cảnh đường cùng khi dịch bệnh xảy không còn đồng nào.
“ Rất nhiều người nước ngoài thất nghiệp họ tới Việt Nam sinh sống dư dả với khoản trợ cấp vì chi phí thấp, không phải chịu các khoản phí thuế khác. Thu nhập của ông J. chắc hẳn là hơn họ nhưng bản tính của người tây là có từng nào xài từng đấy nên không tiết kiệm. Với số tiền thu nhập ở ông J. nếu là người Việt thì sẽ không rơi vào cảnh như vậy”- chị Phan nói.
Nhiều người thì thông cảm với ông J. Do dịch Covid-19, nhiều người lao động rơi vào cảnh tương tự như ông J. Ở lĩnh vực giáo dục việc các trường tư, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa khiến nhiều giáo viên rơi cảnh thất nghiệp. Đặc biệt với những người không phải là nhân viên cơ hữu nên không được hưởng bất kì chính sách nào. Khi không có lương, cùng với áp lực các khoản phải chi trả thì việc phải ra đứng đường xin tiền là đương nhiên. Đây cũng là cách để họ bám trụ chờ qua dịch bệnh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/4, một nhân viên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết phía đại sứ quán đã nắm được thông tin về trường hợp thầy giáo người Anh này.
“Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán đã liên hệ tới công dân Anh này và đang hỗ trợ về mặt lãnh sự công dân cho ông, bao gồm nhiều đầu việc”, một nhân viên của đại sứ quán Anh cho hay.
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với khó khăn mà vị giáo viên nước ngoài này gặp phải khi dịch Covid-19 bùng phát. Một nhà báo ở TP.HCM cho hay đã giới thiệu ông J. tới dạy ở một trường trực tuyến liên kết với giáo dục Mỹ và được xem xét.
Tuy nhiên, để được chấp nhận vào dạy, phía trường này sẽ kiểm tra xem ông J. có đạt các tiêu chuẩn không. Ngoài ra, trường cũng muốn lắng nghe mong muốn của vị giáo viên này bởi việc dạy được tiến hành online, và ở tuổi như ông liệu có đủ kỹ năng phù hợp để thực hiện.
Huy Minh - Huyền Anh - Thanh Hùng
Các trường đại học tuyển dụng rất nhiều giảng viên theo dạng hợp đồng có kỳ hạn. Họ chính là những người có khả năng thất nghiệp cao nhất vì đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Thầy giáo Tây mất việc cầm bảng 'giúp tiền để mua thức ăn'