Bắt đầu đăng tải các video trên TikTok vào năm 2021, tới nay, Julie đã có 1,5 triệu người theo dõi. Cô chủ yếu nhận được các phản hồi tích cực. Đa số mọi người muốn tìm hiểu sâu hơn về giai đoạn cuối đời của bệnh nhân và cô có thêm kết nối với những người có công việc liên quan đến cái chết. Nữ y tá này còn là tác giả của cuốn sách bestseller Không có gì phải sợ.
Mới đây, nữ y tá người Mỹ đã tiết lộ những gì mọi người nói trước khi họ ra đi mãi mãi. Theo đó, câu nói phổ biến nhất mà hầu hết bệnh nhân nói trước khi chết là “Con yêu bố/mẹ” kể cả khi bậc sinh thành đã mất.
Julie từng tiết lộ các dấu hiệu cho thấy ai đó sắp mất cũng như những hiện tượng mà người bệnh có thể cảm thấy vào những giây phút cuối cùng.
Theo Ladbible, những thay đổi về màu da, hơi thở, sốt và tiếng khò khè khi chết là những biểu hiện điển hình. Julie giải thích: "Bệnh nhân có cách thở khác trong giai đoạn hấp hối, thường là vài giờ đến vài ngày trước khi mất". Da của một số người chuyển sang màu tím còn tiếng kêu khi hấp hối do nước bọt vướng phía sau cổ họng. Nhiều người bị sốt vì mất khả năng kiểm soát thân nhiệt nên nhiệt độ sẽ dao động vào cuối đời.
“Tất cả biểu hiện trên đều là một phần của quá trình tử vong khi một người chết tự nhiên", y tá chăm sóc cuối đời kết luận.
Theo USA Today, Julie cũng nói về những hiện tượng không thể giải thích khác trong video của mình. Một trường hợp nói rằng họ nhìn thấy người thân, bạn bè và thậm chí cả thú cưng đã chết 1 tháng trước khi họ qua đời. Nhưng bệnh nhân không thấy điều đó đáng sợ mà thoải mái vì có cảm giác được ở bên cạnh những người và con vật mình yêu quý.
Một video của Julie bàn tới hiện tượng “ngọn nến trước khi tắt”. Một số bệnh nhân giai đoạn cuối đột nhiên có vẻ khỏe hơn, ăn uống được, nói cười. Tuy nhiên, sự bùng nổ năng lượng này không kéo dài lâu. Họ tử vong trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau đó.
Trao đổi bên lề tọa đàm “Phòng chống tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền” diễn ra ngày 5/4, ông Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc NCSC, qua phân tích, xác định nguyên nhân và đối tượng tấn công các hệ thống thông tin tại Việt Nam gần đây, Cục An toàn thông tin nhận thấy có nhiều nhóm tấn công khác nhau chọn nhắm vào hệ thống của các tổ chức và doanh nghiệp trong nước như Lockbit, Blackcat, Mallox…
Đại diện NCSC cũng cho hay, dù tấn công ransomware đã có từ lâu, song hiện mức độ tinh vi, phức tạp và chuyên nghiệp của các nhóm tấn công cao hơn nhiều so với trước. Trong khi đó, dù Việt Nam đang đẩy nhanh chuyển đổi số, nhiều hoạt động chuyển dịch lên môi trường số; nhưng vẫn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin một cách đầy đủ, khiến cho hệ thống trở thành đích nhắm dễ dàng với các nhóm hacker.
Ông Phạm Thái Sơn cũng chia sẻ thêm, Cục An toàn thông tin thường xuyên, liên tục có các cảnh báo về các lỗ hổng mới, xu hướng tấn công mới đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để các đơn vị có thể cập nhật và xử lý lỗi kịp thời. Thế nhưng, thực tế là nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm xử lý, cũng chưa đầu tư đúng mức để đảm bảo an toàn thông tin.
Theo thống kê, sau hơn 7 năm Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định 85 về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ có hiệu lực, đến nay còn hơn 33% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước chưa hoàn thành việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, và tỷ lệ hệ thống đã triển khai đầy đủ các biện pháp bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ còn thấp hơn nữa, chỉ khoảng 20%.
Có chung quan điểm, đại diện Trung tâm An ninh mạng quốc gia, Cục A05 cũng nhận định: Tình hình an toàn, an ninh mạng Việt Nam đang ngày càng phức tạp, với tần suất tấn công ngày càng dày và thiệt hại cũng lớn hơn. Cách đây khoảng 2 - 3 năm, hacker lấy đi 40 - 50 tỷ đồng đã là rất lớn, song hiện nay có những vụ tấn công mạng gây thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng.
Nhấn mạnh Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số nhưng nhiều tổ chức chưa quan tâm đúng mức đến an toàn, an ninh mạng, đại diện Trung tâm An ninh mạng quốc gia cũng điểm ra một số vụ tấn công nghiêm trọng vào các đơn vị trong lĩnh vực truyền thông, năng lượng, tài chính ngân hàng, trung gian thanh toán, chứng khoán xảy ra trên không gian mạng Việt Nam từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2024, với sự gia tăng quy mô và tần suất tấn công.
Trả tiền chuộc dữ liệu sẽ tạo tiền lệ xấu
Đáng chú ý, dù đều có chung nhận xét về mức độ đặc biệt nguy hiểm của tấn công ransomware, bởi một khi dữ liệu đã bị mã hóa thì gần như không còn cơ hội giải mã dữ liệu, tỷ lệ phục hồi gần như bằng 0, song các chuyên gia vẫn khuyến nghị các cơ quan, tổ chức không trả tiền cho hacker để chuộc dữ liệu bị mã hóa.
Đại diện Trung tâm An ninh mạng quốc gia cho hay, các bên tham gia sáng kiến chống mã hóa tống tiền của thế giới đều thống nhất việc cần vận động các đơn vị không trả tiền vì sẽ tạo ra nhu cầu, kích thích các nhóm tấn công mạng tập trung tấn công hơn.
“Nếu các đơn vị kiên cường trước những cuộc tấn công, động lực của các nhóm hacker sẽ giảm. Tháng 3 vừa qua, một đơn vị ở Việt Nam đã trả tiền chuộc để khôi phục hệ thống. Chúng tôi đã khuyến cáo điều này tạo tiền lệ xấu cho chính doanh nghiệp đó và đơn vị khác trên thị trường. Hiện chưa có quy định cụ thể, vì thế việc trả tiền chuộc dữ liệu hay không vẫn là lựa chọn của doanh nghiệp, tổ chức”, đại diện Trung tâm An ninh mạng quốc gia chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề vấn đề này, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS cũng cho biết: Xu hướng chung của thế giới là cố gắng không trả tiền chuộc cho hacker, không tạo tiền lệ xấu vì hành động này có thể khuyến khích hacker tấn công mục tiêu khác trong nước hoặc khuyến khích những nhóm hacker khác tiếp tục tấn công vào doanh nghiệp, tổ chức trả tiền chuộc.
Lời khuyên chung của cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia là doanh nghiệp, tổ chức cần “phòng hơn là chống” khi đối mặt với tấn công ransomware. Trong ‘Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware’ vừa ra mắt ngày 6/4, Cục An toàn thông tin đã khuyến nghị 9 biện pháp để doanh nghiệp có thể chủ động phòng ngừa loại hình tấn công nguy hiểm này.
Ngày 11/4, UBND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã quyết định tặng giấy khen cho em Trần Cao Nguyên học sinh lớp 8B, Trường THCS Minh Thành vì hành động cứu người ý nghĩa.
![]() |
Học sinh lớp 8 được khen tặng |
Em nhỏ được Nguyên cứu là Đinh Tuấn Phong, học sinh lớp một (Trường tiểu học Minh Thành), em Phong là Hàng xóm của Nguyên.
Trước đó ngày 5/3, do bao vớt bèo bị bẩn, Nguyên đem bao đựng ra mương Yên Lập để giặt thì phát hiện thấy hai cánh tay của một em nhỏ chới với nhô lên rồi chìm xuống trong dòng nước đang chảy mạnh.
Thấy vậy Nguyên liền hô hào mọi người, đồng thời nhanh trí nhảy xuống bơi theo dòng nước rồi dùng hết sức kéo em Phong vào bờ. Ngay sau đó thì mọi người đã đến kịp lúc để hỗ trợ.
Được biết, Nguyên là một học sinh hiền lành, được nhiều bạn bè và thầy cô quý mến.