Tuy nhiên, liệu bao nhiêu trường học ở TP.HCM có thể mở cửa đón học sinh trở lại vào thời điểm này?
Trong 10 tiêu chí thành phần, các tiêu chí như thường xuyên rửa tay với xà phòng, khử khuẩn bàn ghế; đeo khẩu trang khi làm việc; kiểm tra nhiệt độ, khai báo y tế khi vào trường; phòng học, phòng cách ly đúng quy định; thành lập tổ an toàn Covid-19; Không tổ chức hoạt động hoặc tổ chức hoạt động bán trú, căn tin, xe đưa rước đảm bảo phòng, chống dịch; không tổ chức hoạt động nội trú... được lãnh đạo nhiều trường học cho biết là đạt được.
Với tiêu chí 1 (100% giáo viên, cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở giáo dục phải có mã QR xanh có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế TP.HCM, hoặc Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid. Trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ như là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc tiêm mũi một ít nhất 14 ngày sau tiêm), các hiệu trưởng cũng cho biết hầu hết giáo viên đã tiêm ít nhất 1 mũi, việc những người chưa tiêm đủ chỉ là vấn đề thời gian.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, cho rằng với các tiêu chí an toàn vệ sinh, an toàn dịch tễ là do ngành y tế quyết định và điều này phải tôn trọng.
Tuy nhiên, trong 10 tiêu chí được đưa ra có tiêu chí 3 về khoảng cách trẻ em, giáo viên, cán bộ, nhân viên tập trung trong phòng học, phòng làm việc từ 1m trở lên và khoảng cách trẻ em, giáo viên, cán bộ, nhân viên ngoài phòng học, phòng làm việc từ 2m trở lên thì nhiều trường học sẽ không đủ.
"Trường THPT Nguyễn Du có diện tích sàn là 10.000m2 và có ba lầu, nên sẽ có diện tích sử dụng khoảng 30.000m2, nhưng nếu chỉ tính mỗi diện tích sàn thì không đủ để thực hiện 5K. Trung bình mỗi lớp học trong trường rộng 55m2 với 45 học sinh, như vậy mỗi học sinh sẽ có hơn 1m2. Còn nếu tính khoảng cách trong lớp là 1m thì nhiều trường học sẽ không đủ".
Do đó, theo ông Phú, dù còn chờ ngành y tế và Sở GD-ĐT quy định về số lượng học sinh, giáo viên tập trung tối đa, thì vẫn có một khó khăn khác. Đó là nếu căn cứ vào đặc thù của ngành giáo dục, tại một thời điểm nếu thực hiện 5K là rất khó vì biên chế giáo viên không có nhiều.
"Nếu thực hiện 5K ở một thời điểm thì biên chế giáo viên phải nở ra gấp đôi hoặc gấp 3, còn nếu không thì 1 giáo viên phải gánh thời gian gấp đôi hoặc gấp 3 thì rất khó".
Theo tiêu chí 2, số lượng học sinh, giáo viên tập trung tối đa tại trường đối với bậc mầm non, tiểu học, THCS-THPT sẽ do ngành y tế và Sở GD-ĐT quy định, nhưng hiện tại chưa quy định chi tiết số lượng. Riêng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục dưới 15 em là đạt. |
Hơn nữa, tới thời điểm này, Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn chưa thực hiện được công tác tuyển viên chức giáo viên năm nay. Đây là sự khó khăn lớn cho các trường học.
Chưa yên tâm khi học sinh chưa tiêm vắc xin
Ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Phổ thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng tình hình như thế này thì được cho là kiểm soát dịch được.
Tuy nhiên, ông Khả cũng nhận định phụ huynh thật sự chưa yên tâm khi cho các em đi học lại trong thời điểm này vì chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Nếu chỉ 1 em bị nghi nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến cả trường chứ không chỉ nhóm lớp đó.
Ông Huỳnh Thanh Phú cũng đồng quan điểm: "Hiện nay, số lượng trẻ em chích ngừa vắc xin phòng Covid-19 trên thế giới cũng đang hạn chế. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ em dưới 18 nhiễm Covid-19 bị tử vong dù chỉ khoảng 0,1% nhưng vẫn khiến phụ huynh không yên tâm. Tuy nhiên, nếu có thuốc thì phụ huynh yên tâm hơn.
Mặt khác, những học sinh đã tiêm vắc xin sẽ là bức tường cho những em chưa tiêm. Nếu trong trường hợp có học sinh bị nhiễm, không nên vội vàng cách ly cả lớp mà có thể cho em uống thuốc rồi nghỉ ở nhà vài ngày đồng thời cho 5 học sinh xung quanh của em bị nhiễm cũng có thể ở nhà, các học sinh khác mang khẩu trang, kính chống giọt bắn…" - ông Phú đề xuất.
Còn ông Lê Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bày tỏ mong muốn trong vòng hai tháng tới TP.HCM có thể tổ chức tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin cho học sinh, còn từ nay đến hết học kỳ I vẫn học online để đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, chị Lê Ngọc Thu (Quận 10, TP.HCM) cho biết sau khi đọc bộ tiêu chí của thành phố ban hành thì cho rằng sẽ khó có trường mầm non công lập nào có thể mở cửa trong thời gian trước mắt.
"Lớp mầm của con gái tôi ở năm học vừa qua là 35 cháu, các lớp khác đều xấp xỉ con số này. Do đó, dù Sở giáo dục và bên y tế chưa công bố cụ thể số lượng học sinh mỗi lớp nhưng tôi cho rằng chắc sẽ khó để giảm quá thấp nhằm đảm bảo 5K.
Hơn nữa, học mầm non thì sao mà bắt các cháu ngồi im để giữ khoảng cách đảm bảo 5K được.
Tôi nghĩ để vài tháng nữa, TP.HCM đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin cho người dân toàn thành phố và học sinh lớn đã được tiêm phòng cơ bản, thì học sinh mầm non mới có thể đến trường" - chị Thu nói.
Lê Huyền - Phương Chi
UBND TP.HCM vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống Covid-19 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống... trên địa bàn thành phố.
" alt=""/>Có tiêu chí, trường học ở TP.HCM vẫn khó cho học sinh đi học trực tiếpThông qua đó, học sinh không những có cơ hội được học tập kiến thức trong sách vở mà còn được trau dồi các kiến thức liên văn hoá, có được sự tự tin và trang bị những năng lực, phẩm chất cần thiết của công dân thế kỉ XXI qua những dự án học tập.
Cô được Quỹ Varkey, đối tác UNESCO ghi nhận nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu năm 2020 và nằm trong danh sách 11 giáo viên xuất sắc khu vực Đông Nam Á do Quỹ giải thưởng công chúa Thái Lan năm 2021 trao tặng vì những nỗ lực, sáng kiến trong giáo dục, trong đó có giáo dục trực tuyến.
Không phủ nhận những khó khăn khi triển khai học trực tuyến như các vấn đề đường truyền Internet, thiết bị học tập, sức khoẻ, tinh thần học sinh, hay vấn đề an toàn trên không gian mạng,… nhưng trong điều kiện bình thường, theo cô giáo Hà Ánh Phượng, vẫn có những lợi ích ưu việt của học trực tuyến.
Cô Phượng là giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ).
Dạy học trực tuyến cho phép giáo viên thiết kế bài dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút sự tương tác của học sinh hơn lớp học truyền thống.
Theo cô Phượng, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép các nội dung số vào trong bài dạy. Ví dụ, giáo viên có thể biến các nội dung bài học dưới dạng các trò chơi, thông qua phần mềm trực tuyến như Quizizz, Kahoot, Blooket, Nearpd, Gimkit…, hay các phần mềm lấy ý kiến, phiếu bầu của học sinh; dễ dàng kết nối với các lớp học khác trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ học tập,...
Cô Phượng chia sẻ, nếu như ở lớp học truyền thống, nhiều trường học không cho phép học sinh sử dụng điện thoại trên lớp thì điều này sẽ rất khó thực hiện.
“Thông thường, học sinh sẽ rất nhàm chán khi học ngữ pháp để ôn thi tốt nghiệp một cách truyền thống. Vì thế, khi dạy đến chuyên đề nào đó, tôi thường kết nối với một lớp học khác tại một ngôi trường trong nước có cùng cấp độ học. Sau phần lý thuyết được hai cô giáo của hai lớp chia sẻ, học sinh sẽ được “thi đấu” dưới hình thức trò chơi. Do tâm lý muốn giành phần thắng cho lớp mình, học sinh sẽ chăm chú nghe giảng từ đầu giờ và cố gắng ghi chép. Tiết học nhờ thế càng trở nên rất sôi động và hiệu quả.
Hay khi tôi kết nối “đấu trường trí tuệ” này với các lớp học ở những quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,... thì quyết tâm giành phần thắng của học sinh càng thể hiện rõ.
Nhưng tất nhiên, cũng có những lúc dở khóc dở cười, như phụ huynh lầm tưởng con mình đang chơi điện tử, do đó giáo viên cũng phải giải thích rõ ràng để phụ huynh hiểu”.
Ngoài ra, nhờ học trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết của một công dân thế kỷ XXI, hướng tới việc trở thành các công dân toàn cầu.
Thực tế, thế kỉ XXI đòi hỏi học sinh cần phải có những kỹ năng, phẩm chất như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sự tự học, sáng tạo và việc giải quyết các vấn đề toàn cầu… Giáo dục trực tuyến cho phép học sinh dễ dàng thực hiện được điều này.
Ví dụ, trong các dự án học tập quốc tế của mình,cô Phượng thường đưa ra các vấn đề nóng để học sinh trong lớp có cơ hội trao đổi, khảo sát và học hỏi từ chính học sinh trong và ngoài nước trên nền tảng số. Bên cạnh đó, thông qua lớp học trực tuyến, học sinh còn dễ dàng trao đổi văn hoá với các bạn đồng trang lứa đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Cũng nhờ học trực tuyến, việc theo dõi tiến độ, kiểm tra, đánh giá cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.Theo cô Phượng, hiện nay có rất nhiều phần mềm có chức năng quản lý và đánh giá sát tiến độ của học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể nắm bắt được mức độ nhận thức và tiếp thu của từng học trò.
Cô Phượng lấy ví dụ, trước đây, trong giờ Writing, giáo viên thường khó có thể quản lý và nắm bắt được học sinh đang viết đến đâu trong lớp học truyền thống. Hơn nữa, trong một tiết học 45 phút, giáo viên cũng không thể chữa bài cho từng em và phát hiện ra lỗi sai nhanh chóng.
Nhưng khi học trực tuyến, trên cùng một giao diện như padlet, whiteboard.fi, livesheet, hệ thống Office online…giáo viên có thể nhìn thấy tiến độ viết, hay quan điểm của từng học sinh trong cả lớp, có thể nhắc nhở, chỉnh sửa trực tiếp vào bài nếu học sinh đó viết sai.
Bên cạnh đó, các phần mềm chấm phát âm, kiểm tra kỹ năng nói từ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép giáo viên và học sinh dễ dàng biết lỗi sai ở đâu mà chưa chắc khi nghe trực tiếp, giáo viên có thể sửa nhanh và chuẩn đến vậy.
Vì thế, khi ra bài tập cho học sinh, cô Phượng thường tận dụng các ứng dụng này để góp phần tạo trau dồi khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Cũng nhờ cách này, giáo viên có thể cá nhân hóa việc học, giúp tất cả học sinh tiếp tục tham gia và tiến bộ theo tốc độ riêng của từng người.
Ngoài ra, cũng nhờ có học trực tuyến, đây sẽ là chất xúc tác khiến các thầy cô giáo tích cực học hỏi từ đồng nghiệp, không chỉ trong một phạm vi hẹp nữa mà trong phạm vi toàn cầu. Giáo viên sẽ tích cực trau dồi chuyên môn để tạo dấu ấn riêng, khiến chất lượng bài học ngày càng tốt lên.
Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người
Theo quan điểm của cô Phượng, để triển khai việc dạy và học trực tuyến thành công, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người.
“Cũng giống như ngành y tế, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành giáo dục cũng phải “vừa học vừa làm”. Thế nên, trên hành trình ấy, vẫn cần phải có sự đồng lòng, tin tưởng, hỗ trợ từ nhiều bên thì mới có thể đem lại hiệu quả”.
Ngay từ khi bắt đầu quá trình này, thầy cô cần phải nghiêm túc cùng học sinh thiết lập văn hóa lớp học, đặc biệt là phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử, văn hoá học trực tuyến.
Bộ quy tắc trong lớp học online của cô Phượng
Ví dụ, học sinh cần phải có vở ghi chép đầy đủ, tránh tình trạng bật mic, tắt camera để làm việc khác mà không tập trung vào việc học, cần triển khai khen thưởng rõ ràng trong lớp,... Cuối giờ, cô Phượng thường yêu cầu học sinh gửi phần ghi chép theo một đường link của lớp.
Cách để duy trì sự chú ý của học sinh là liên tục tương tác, giao nhiệm vụ trong suốt buổi dạy, linh hoạt kiểm tra, đánh giá,...
Bên cạnh đó, ngay chính giáo viên cũng cần phải thay đổi tư duy. Theo cô Phượng, có một thực tế, nhiều giáo viên rất sợ “chạm tay” vào công nghệ. Nhiều giáo viên tâm sự rằng họ e ngại việc số hóa bài giảng hay chưa thành thạo việc dạy học qua mạng,… Nhưng thực tế, đến khi áp dụng, giáo viên mới bắt đầu thấy nhiều cái hay như có thể chia sẻ màn hình, thiết kế trò chơi, chấm bài trực tiếp, thậm chí là thiết kế những thí nghiệm online cho các môn học tự nhiên.
“Tôi cho rằng, khó khăn chính là chất xúc tác để giáo viên nỗ lực hơn trong giảng dạy và đem lại kết quả rất tích cực. Khi đã “vượt qua chính mình”, thầy cô đều nhận ra những tiện ích mà số hóa mang lại trong mỗi bài giảng”, cô Phượng nói.
Về phía cha mẹ học sinh, cần phải có sự phối kết hợp với giáo viên, nhà trường để đồng hành, động viên, đồng thời tạo điều kiện và không gian yên tĩnh cho con học. Cô Phượng cho rằng, có một thực tế, rất nhiều học sinh khi đang học online, các em lại bị gián đoạn vì bố mẹ giao việc nhà cho con như… nấu cơm, trông em hay bán hàng, từ đó rất khó tập trung vào việc học.
“Tóm lại, tôi không phủ nhận những điều còn tồn tại của việc học trực tuyến, nhưng cũng không nên quá cực đoan về cách học này. Nếu biết tận dụng các kỹ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai nghiêm túc thì việc học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Thậm chí, tôi cho rằng, hình thức này còn có thể đem lại rất nhiều lợi thế hơn học trực tiếp”, cô Hà Ánh Phượng nói.
Thúy Nga (ghi)
Thích ứng để dạy học trong điều kiện dịch Covid-19, thầy Bùi Thái Nam (giáo viên Trường THPT Tân Yên số 1, Bắc Giang) đã linh hoạt với lớp học dành cho cả những học sinh đến trường và học sinh đang ở vùng giãn cách.
" alt=""/>Cô giáo Hà Ánh Phượng: 'Học trực tuyến có thể tạo ra kết quả tuyệt vời'- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 3 Điều 4 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (theo Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT).
- Điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT).
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại điểm b khoản 2 Điều 8, quy định đạt trên chuẩn trình độ đào tạo tại điểm a khoản 2 Điều 13 và điểm a khoản 2 Điều 18 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực yêu cầu về đạt chuẩn trình độ đào tạo trong tiêu chuẩn đối với giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT).
- Ngưng hiệu lực quy định đạt chuẩn trình độ đào tạo tại một số điều, khoản của Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ:
+ Điểm c khoản 1 Điều 3 (được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016);
+ Điểm b khoản 1 Điều 4 (được đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 1387/QĐ-BGDĐT);
+ Điểm b khoản 1 Điều 5.
Thời gian ngưng hiệu lực các nội dung nêu trên được thực hiện từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 20/10/2021) cho đến thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các nội dung đó.
Thanh Hùng
Nhiều giáo viên phân vân khi tham gia các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bởi thông tin cắt giảm chứng chỉ đã được công bố từ khá lâu.
" alt=""/>Ngưng hiệu lực quy định chuẩn trình độ đào tạo nhà giáo ở hàng loạt thông tư