Samsung không còn giấu giếm các tham vọng về phần mềm hồi tháng 3, khi hãng phát hành một phiên bản thử nghiệm của Samsung Internet (5.4) tương thích với các thiết bị Google gồm các smartphone thuộc dòng Pixel và Nexus, nhằm "đáp ứng nhiều đề nghị trước đó". Hiện tại, ông lớn công nghệ Hàn Quốc chuẩn bị tung ra phiên bản thử nghiệm V6 của trình duyệt này cho bất kỳ smartphone nào chạy hệ điều hành Android 5.0 (còn gọi là Android Lollipop) trở lên.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong bối cảnh Chrome, Firefox và Opera gần như là các trình duyệt thống trị trên di động, Samsung lại bất ngờ quyết định chen chân vào lĩnh vực này? Đặc biệt khi đây không phải là lần đầu tiên hãng giới thiệu một ứng dụng đáp ứng lĩnh vực có nhu cầu không quá lớn. Samsung từng phải khai tử dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Milk Music vào năm 2016, chỉ sau 2 năm ra mắt ngắn ngủi vì "ế khách".
Trình duyệt Samsung Internet ra đời dựa trên Chromium, dự án mã nguồn mở đứng sau Chrome và mang tới mọi thứ bạn kỳ vọng đối với một trình duyệt điển hình, chẳng hạn như khả năng đồng bộ hóa với các thiết bị khác (không phải Samsung) và tìm kiếm ẩn danh bằng chế độ Secret. Ngoài ra, trình duyệt mới của Samsung còn có một số tính năng độc, lạ khác, ví dụ chế độ tương phản cao khiến việc đọc dễ dàng hơn và các tùy chọn cho phép người dùng trực tiếp tương tác với Bluetooth và WebVR từ trình duyệt. Nhiều người dùng cũng có thể đánh giá cao cách trình bày phân chia trang web thành dạng lưới hàng, cột của Samsung Internet.
Có lẽ, điểm cộng lớn nhất của trình duyệt Samsung Internet là việc truy cập nhanh đến các công cụ chặn nội dung với một danh sách các tiện ích mở rộng tích hợp sẵn trong menu Cài đặt. Samsung tiết lộ đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực này và cho phép người dùng chọn loại quảng cáo họ muốn xem, lướt web nhanh hơn.
Tuy nhiên, các tính năng trên có đủ sức hấp dẫn để lôi kéo người dùng Android chuyển từ các trình duyệt lâu nay sang sử dụng Samsung Internet hay không? Câu trả lời có thể là "Không", nhưng việc phát triển trình duyệt có thể đóng vai trò hỗ trợ công nghệ di động tương lai.
Một nhà phát triển Samsung Internet nhấn mạnh, công ty Hàn Quốc "không chỉ khai thác các tính năng từ Chromium, mà còn chủ động đóng góp vào đó và biến chúng thành các tiêu chuẩn web".
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Samsung bất ngờ hỗ trợ trình duyệt mới trên mọi smartphone AndroidLái xe cho Uber tại Nam Phi có thể mất cả tính mạng. David Bhili, 42 tuổi, là tài xế Uber toàn thời gian tại Johannesburg và nói rằng công việc này thật tuyệt vời vì không có ông chủ nào cả nhưng có những thứ cần được khắc phục. Ông nói về tình trạng bạo lực của cánh tài xế taxi.
“Họ mang theo gậy tày, gạch đá, dao hay bất cứ thứ gì khác. Sau khi hành sự, họ còn đốt xe. Họ cũng có thể dùng cả súng”. Gậy tày là một loại gậy nhưng trên đầu có một quả đấm để đánh người. Đây là thứ vũ khí săn người thường dùng ở Nam Phi.
Khi tài xế Uber chuẩn bị thả khách ở các nhà ga, lái xe taxi đã chờ sẵn và sẵn sàng đánh nhau, ông Bhili cho biết.
Một tài xế Uber toàn thời gian khác ở Johannesburg, Eric Vukani, 33 tuổi, cho biết anh cũng nhìn thấy những lái xe taxi khác đang đợi ở nhà ga. Cũng như Bhili, anh chưa gặp vấn đề gì nhưng đó là bởi vì anh luôn sẵn sàng.
“Bạn thậm chí còn không nói chuyện với họ. Nếu thấy ai đó đang tiếp cận, tôi sẽ lái xe thật nhanh. Nếu còn đứng đó chờ, bạn sẽ gặp rắc rối”.
" alt=""/>Lái xe Uber: Nghề nguy hiểm ở châu PhiHội thảo về Khoa học cung cấp thông tin InSITE 2017 vừa được Đại học RMIT Việt Nam cùng Viện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) tổ chức tại TP.HCM.
Trong khuôn khổ hội thảo này, bài diễn thuyết chủ đề “Xác định nguy cơ hay hỗ trợ thành công? Vai trò của phân tích hành vi người học” của GS Gregor Kennedy - Thừa hành Phó chủ tịch Hội đồng đại học kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục bậc cao thuộc ĐH Melbourne, đã nhận được sự quan tâm của hơn 150 chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế.
Theo GS Gregor, để chuẩn bị nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cấp thiết của Cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới đang ứng dụng những phương pháp dạy và học mới lấy sinh viên làm trọng tâm nhằm giúp sinh viên thành công trong quá trình học.
Một trong những xu hướng quan trọng là việc phân tích học thuật tổng quát và phân tích dữ liệu người học. Cùng với sự lên ngôi của big data (Dữ liệu lớn), việc phân tích sẽ ngày càng xác đáng giúp xây dựng được các chương trình học thích hợp, đồng thời góp phần nhiều hơn vào sự thành công của người học.
“Triển vọng quan trọng của phân tích dữ liệu người học là chỉ ra được những hình mẫu ẩn chứa trong quá trình học của sinh viên để từ đó có thể chủ động hỗ trợ giúp sinh viên thành công”, GS Gregor nói.
Minh chứng cho nhận định của mình, GS Gregor đã chia sẻ 3 ví dụ ứng dụng phân tích dữ liệu người học được thực hiện tại ĐH Melbourne gồm: nhận thức và tương tác; lớp học trực tuyến mở quy mô lớn; và mô phỏng kỹ năng phẫu thuật vỏ não. Trong cả 3 ví dụ, từ phân tích cách thiết kế chương trình học cũng như cách học của sinh viên, Giáo sư Gregor đã chỉ ra được những kết quả hết sức tích cực.
Cụ thể, trong ví dụ thứ nhất, GS Gregor chia sẻ rằng những người làm công tác giáo dục có thể dùng việc phân tích để tìm ra mẫu hành vi khác nhau của sinh viên khi các em hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong quá trình học. Những mẫu hành vi khác nhau sẽ gợi ý về cách học và phương pháp tiếp cận khác nhau của sinh viên, cũng như nhận thức khác nhau khi làm bài tập, từ đó cho ra kết quả học tập và mức độ thành công khác nhau.
" alt=""/>Phân tích dữ liệu người học sẽ giúp sinh viên thành công hơn