"Ngày đặt chân vào Bách khoa, mình không đặt mục tiêu nào xa xôi, chỉ tập trung cho hiện tại và dám thử sức với những gì mình hứng thú. Thành quả hôm nay, một phần nhờ may mắn", Khoa nhìn nhận.
NSND Trà Giang: Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng
NSND Trà Giang (sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là "Dòng sông hoa trắng" (đạo diễn Trần Phương).
Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).
NSND Trà Giang nổi tiếng với phim "Chị Tư Hậu".
Bố của nghệ sĩ Trà Giang là NSƯT Nguyễn Văn Khánh. Chồng của bà là NSƯT, GS âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai vợ chồng có một người con gái cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.
Có lần bà tâm sự về gia đình, quê hương. Bà kể ba chị quê Quảng Ngãi, má quê Phan Thiết. Cả sáu chị em trong gia đình Trà Giang đều được ba lấy tên những vùng quê Quảng Ngãi đặt tên cho mỗi người con. Anh lớn là An Sơn (núi Thiên An); rồi đến Trà Giang; Bút Sơn; Thạch Bích…
Nhan sắc NSND Trà Giang lúc còn trẻ.
NSND Trà Giang kể rằng năm 1959, bà thi đỗ trường múa. Lẽ ra sự nghiệp của bà là một diễn viên múa. Nhưng ba NSND Trà Giang, NSƯT Nguyễn Văn Khánh đã nói: "Con có một gương mặt đẹp, sao không thi vào trường điện ảnh?". Và bà đã làm theo lời bố.
Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
Các phim NSND Trà Giang tham gia: Một ngày đầu thu (1962), Chị Tư Hậu (1962), Làng nổi (1965), Lửa rừng (1966), Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn (1969), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Bài ca ra trận (1973), Em bé Hà Nội (1974), Ngày lễ thánh (1976), Mối tình đầu (1977), Cho cả ngày mai (1981), Huyền thoại về người mẹ (1987), Hoàng Hoa Thám (1987) vai vợ ba của Đề Thám, Kẻ giết người (1988) vai bà Phượng, (đạo diễn Hoài Linh), Dòng sông hoa trắng (1989), (đạo diễn Trần Phương).
NSND Trà Giang: Nỗi buồn xa con gái và sở thích hội họa tuổi xế chiều
NSND Trà Giang đã rời xa màn ảnh hơn 30 năm nay nhưng bà vẫn theo dõi những hoạt động của nền điện ảnh nước nhà. Nói về điều này, nữ nghệ sĩ gạo cội nói: "Tôi vẫn dõi theo khi Hãng phim truyện Việt Nam còn hoạt động và quan tâm đến nền điện ảnh của nước nhà. Khi tôi dừng lại ở thời điểm vẫn còn sung sức, vẫn còn nhiệt huyết, vẫn còn đất diễn và nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả cũng có người bảo tôi dừng lại ở thời điểm đó là hợp lý.
Hình ảnh mới nhất của NSND Trà Giang trong đêm hội "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2020.
Thời gian chờ đợi đã hơn 30 năm cho những vai diễn đã qua rồi, tôi giờ bước sang tuổi 80 quả thực làm phim sẽ rất khó. Với nghệ sĩ trẻ làm phim hiện nay đã khó với những người có tuổi như tôi lại càng khó hơn. Đúng 30 năm tôi không đóng phim, nhưng trái tim và tình yêu tôi dành trọn cho điện ảnh không bao giờ thay đổi".
Hiện tại, NSND sống một mình bình yên với thú vui hội họa. Bà kể ở tuổi 80, bà tự chăm sóc bản thân. Phần lớn thời gian bà vẽ tranh, hội họa khiến bà không cảm thấy cô đơn. "Con gái tôi dù ở xa nhưng luôn đồng hành, bên cạnh đó tôi luôn có những người bạn thân thiết. Với tình yêu nghệ thuật và sự lạc quan tôi vẫn luôn luôn sống một cách khỏe mạnh, hạnh phúc. Tôi cũng rất nhớ màn ảnh, nhớ những người đồng nghiệp đã cùng làm những bộ phim cùng mình và rất yêu những nghệ sĩ trẻ bây giờ", NSND Trà Giang chia sẻ.
NSND Trà Giang với niềm đam mê hội họa.
Trên VietNamNet, nhà thơ Dương Kỳ Anh cũng chia sẻ về người con gái tài hoa của NSND Trà Giang. Theo đó, con gái của bà là nghệ sĩ piano Bích Trà. Chị hiện tại đang ở Anh quốc và có cuộc sống tốt, mua được nhà cửa định cư bên nước ngoài. Nói về niềm vui của gia đình đàn chị, nhà thơ Dương Kỳ Anh tâm sự: "Tôi cũng rất vui. Tôi điện cho chị Trà Giang để chúc mừng. Mừng chị đã nuôi dạy con nên người, trở thành tài, thành một nghệ sĩ piano nổi tiếng".
Theo GĐXH
Khi GS Bích Ngọc mất, chị Trà Giang rất buồn. Nhiều lúc tôi muốn nói với chị rằng, sao chị không động viên cháu Bích Trà về nước?
" alt=""/>Tuổi xế chiều của 'chị Tư Hậu' NSND Trà Giang: Sống một mình, con gái thành đạt ở nước ngoàiSống thử, không kết hôn hay DINK (kiểu gia đình trong đó vợ chồng có thu nhập ổn định nhưng không sinh con) cùng nhiều mô hình khác nhau đang được người trẻ hình thành và tiếp nhận.
Thích yêu, ngại cưới
Zhang Xuesong, nghiên cứu sinh xã hội học tại Đại học Thượng Hải (Trung Quốc), đồng ý với quan điểm cho rằng người trẻ ngày nay đều tích cực hẹn hò, yêu đương, kết bạn nhưng khó khăn để tiến tới hôn nhân.
![]() |
Nhiều người trẻ tìm hiểu, yêu đương song sợ phải kết hôn, sinh con bởi có quá nhiều gánh nặng về kinh tế, xã hội. Ảnh: AP. |
Zhang giải thích các phương thức kết nối giữa mọi người ngày càng đa dạng với tốc độ cực cao, tuy nhiên điều đó cũng khiến chuyện yêu đương ngày càng khó khăn.
Nỗi lo kết hôn và sinh con ngày càng mở rộng trong giới trẻ, song không phải ai cũng may mắn tìm được đối tượng phù hợp. Trong khi đó, các bậc phụ huynh ở đất nước tỷ dân vẫn giữ quan điểm về một cuộc hôn nhân dị tính, mong con cái sẽ kết hôn rồi sinh con, có người nối dõi tông đường rồi an dưỡng tuổi già.
Một lý do khác là sự cô đơn trong xã hội làm tăng khoảng cách tâm lý, khiến nhiều người mất niềm tin.
Những buổi hẹn hò mù quáng, chóng vánh ở các thành phố lớn là một minh chứng cho vấn đề này.
Phần mềm xã hội cùng các ứng dụng hẹn hò liên tục ra mắt các sản phẩm mới, tuy chuyên nghiệp nhưng lại khiến quá trình tìm hiểu lẫn nhau trở nên rập khuôn, giả tạo và nhàm chán. Mặt khác, không gian ảo không đáng tin cậy và tại Trung Quốc, việc hẹn hò qua mạng không phổ biến như ở nhiều nước phương Tây.
Vị thế trong hôn nhân thay đổi
Theo Zhang, có hai mô hình cơ bản trong hôn nhân là "mô hình nền tảng" - hai người cùng nhau phấn đấu, đi lên từ con số 0, và "mô hình đỉnh cao" - hai người độc lập về tài chính, sau đó yêu và kết hôn.
Hôn nhân truyền thống phân công đàn ông là người chu cấp kinh tế và phụ nữ lo chăm sóc gia đình. Ngày nay, kết hôn cần nhiều tiền hơn ngày xưa, và các doanh nghiệp kinh doanh còn tạo ra ngày càng nhiều "nhu cầu giả" khiến gánh nặng tiền bạc tăng.
Tỷ lệ dân số chênh lệch khiến phụ nữ Trung Quốc có nhiều quyền lựa chọn hơn, nhưng nhìn chung, phái yếu vẫn ở vị thế bất lợi trong hôn nhân.
Nhiều người trẻ muốn đảm bảo về tài chính trước khi kết hôn, phụ nữ cũng tích cực kiếm tiền. Trong tương lai gần, sẽ có ngày càng nhiều mối quan hệ hôn nhân bình đẳng.
Phụ nữ ngày càng độc lập, khiến những thỏa thuận trong hôn nhân truyền thống đảo lộn. Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ cũng tạo gánh nặng lớn về kinh tế, tinh thần đối với đàn ông, khiến họ không còn tích cực theo đuổi phụ nữ để tiến tới việc lập gia đình.
![]() |
Nhiều người muốn ổn định kinh tế trước khi kết hôn, lựa chọn không có con để tận hưởng cuộc sống. Ảnh: SCMP. |
Nhiều phụ nữ trẻ cảm thấy điều quan trọng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi là phấn đấu cho sự nghiệp và tận hưởng cuộc sống riêng, họ lựa chọn không sinh con. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thường coi đó là thái độ "ích kỷ", quan điểm truyền thống cho rằng không có con là một thiếu sót trong cuộc đời.
Zhang cho rằng mọi người nên dũng cảm theo đuổi ước mơ và tận hưởng cuộc sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
"Bố mẹ vốn dĩ luôn muốn tôi có con. Ban đầu họ không hiểu, nhưng khi tôi chia sẻ về áp lực của nuôi dạy con cái, cạnh tranh trong giáo dục đã khiến họ thay đổi suy nghĩ. Cha mẹ không muốn tôi phải kiệt sức".
Theo Zhang, cuộc sống của mỗi người là của chính họ. "Hãy theo đuổi suy nghĩ tích cực bên trong bạn và giao tiếp nhiều hơn với cha mẹ. Hãy khơi dậy trong họ rằng họ cần yêu và tôn trọng bạn, để họ thấy được bạn có thể sống tốt và hạnh phúc mà không cần kết hôn và sinh con".
Theo Zing
Nhiều phụ huynh Nhật Bản thay con đi xem mặt, ghi danh tham dự các sự kiện hẹn hò, mai mối với hy vọng tìm được chàng rể, nàng dâu ưng ý.
" alt=""/>Lý do người trẻ thích thú yêu đương nhưng ngại kết hôn