Pháp muốn NATO trước hết “bảo vệ hòa bình và an ninh ở châu Âu”, nhưng Mỹ muốn NATO mở rộng sự can thiệp ra ngoài lãnh địa của khối. Pháp cũng không muốn sự hiện diện của lính Mỹ và các căn cứ quân sự của NATO trên đất Pháp.
Trong tình hình đó, tháng 3/1959, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle ra lệnh rút khỏi mọi cơ cấu “có nguy cơ kéo nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mới”. Đến tháng 3/1966, ông lại gửi thư cho Tổng thống Mỹ L. Johnson thông báo chính thức việc Pháp rút khỏi Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách hạt nhân, rút những cam kết của nước Pháp về chấp hành quy định thể thức tham gia các chiến dịch quân sự của NATO.
Theo giải thích của phía Pháp, quyết định này xuất phát từ việc “nước Pháp muốn bảo vệ toàn vẹn chủ quyền của quốc gia mình, nơi mà các đơn vị LLVT NATO đang hiện diện”. Thực chất, Pháp rút khỏi NATO là hành động tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ để rảnh tay triển khai chính sách đối ngoại độc lập, xây dựng lực lượng hạt nhân riêng của họ.
Đến đầu những năm 1970, Pháp đã xây dựng được lực lượng hạt nhân của mình. Tiếp đó, xây dựng được liên minh Pháp-Đức với ý định làm nền tảng để xây dựng một châu Âu thống nhất. Pháp cũng mở rộng và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc và một số nước XHCN.
Với những thành công trên, Pháp đã tạo ra những điều kiện mới để tăng cường vai trò của Pháp với Cộng đồng châu Âu, đứng vào hàng ngũ những cường quốc hạt nhân, tạo lập được vị trí xứng đáng trong trật tự hai cực, củng cố vị thế của một quốc gia là ủy viên thường trực HĐBA LHQ.
Các đơn vị quân đội Mỹ, các căn cứ quân sự, doanh trại của NATO... phải rời khỏi nước Pháp. Qua đó, giới chức Pháp đã làm hài lòng dân chúng nước này vốn luôn đề cao tinh thần độc lập tự chủ, bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc bản địa. Mặt khác, nó cũng làm cho sự liên kết theo không gian của NATO bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại cho NATO trong việc triển khai lực lượng, đảm bảo hậu cần khi xảy ra tình huống “khủng hoảng”.
Việc rút khỏi hai cơ quan trọng yếu của NATO đồng nghĩa với việc giảm thiểu những đóng góp vật chất cho khối quân sự này, nhờ đó mà bức tranh kinh tế nước Pháp có phần khởi sắc hơn. Trong vòng hơn 11 năm (1961-1970), nền kinh tế Pháp tăng trưởng khá nhanh, dự trữ vàng và ngoại tệ được bổ sung đáng kể; đồng tiền nội địa Pháp được khôi phục chế độ bản vị vàng; kinh tế Pháp dần thoát khỏi lệ thuộc vào Mỹ. Đây là những yếu tố góp phần tạo điều kiện để nước Pháp bước vào Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Quay trở lại NATO
Sau bốn thập kỷ Pháp không tham gia hai cơ quan quan trọng của NATO, tình hình nước Pháp và trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
NATO đã đề ra chiến lược mới theo hướng can dự sâu rộng hơn vào các vấn đề toàn cầu, nâng cao sức mạnh tổng hợp nhằm tăng khả năng răn đe và can dự thông qua việc kết nạp thêm các nước thành viên ở Đông Âu, chuyển mạnh từ một tổ chức phòng thủ sang một tổ chức tiến công. Trong tình hình đó, nếu Pháp vẫn giữ nguyên quan điểm cũ thì vai trò của Pháp đối với các vấn đề quốc tế sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng của Pháp bị thu hẹp, lợi ích của Pháp bị tổn thương.
Thứ hai, nếu đứng ngoài Uỷ ban Hoạch định chính sách phòng thủ và Nhóm Hoạch định chính sách thì Pháp không thể thuyết phục các thành viên NATO thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh châu Âu theo ý tưởng của Pháp. Thứ ba, đứng ngoài các cơ cấu quân sự NATO, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Pháp sẽ để tuột khỏi tay những hợp đồng quân sự mang lại nguồn lợi không nhỏ cho giới kinh doanh vũ khí Pháp, trong bối cảnh NATO đang mở rộng số lượng thành viên và hiện đại hóa vũ khí trang bị.
Thứ tư, tuy rút khỏi hai cơ quan của NATO, nhưng hoạt động của Pháp trong khuôn khổ NATO không hề suy giảm, thậm chí có nhiều mặt được tăng cường hơn trước. Trong các chiến dịch quân sự do NATO khởi xướng, Pháp luôn đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba về số lượng binh lính gửi tham gia. Thực tế này đặt ra nhu cầu về việc các sĩ quan Pháp cần được chiếm lĩnh nhiều hơn các vị trí chỉ huy trong cơ cấu quân sự NATO. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vị thế của nước Pháp được nâng lên đáng kể ở một khối quân sự lớn nhất hành tinh này.
Trong bối cảnh đó, ngày 11/3/2009, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố Pháp quay lại Bộ Chỉ huy NATO. Theo những thỏa thuận đạt được, Pháp cùng Mỹ, Anh và Đức được nắm những vị trí chủ chốt của NATO. Cụ thể, Pháp được quyền nắm giữ chức vụ chỉ huy ACT (Bộ Chỉ huy chuyển đổi liên minh), có trách nhiệm giám sát các chiến dịch tập trận của NATO; và Bộ Chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NRF).
Nguyên Phong
" alt=""/>Vì sao Pháp rút khỏi rồi lại tái tham gia NATO?Theo CNN, tỷ lệ lạm phát tại Anh đã tăng hơn 10% vào tháng 7, lần đầu tiên sau 40 năm. Hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình trung bình đã tăng 54% trong năm nay và được dự báo sẽ còn cao hơn nữa.
Cách đây một tháng, bà Truss đã bác bỏ giải pháp hỗ trợ tiền mặt để giúp các hộ gia đình Anh vượt qua đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong 60 năm qua, thay vào đó hứa hẹn sẽ cắt giảm thuế cũng như cải cách kinh tế. Bà Truss đã bám chặt vào kịch bản này kể từ đó.
Tuy nhiên, tham vọng theo đuổi cách tiếp cận nền kinh tế kiểu cựu Thủ tướng Thatcher đã va chạm với thực tế khủng hoảng. Bộ Tài chính Anh đã đưa ra một loạt các giải pháp để tân thủ tướng lựa chọn và giải pháp ưa thích - đóng băng chi phí năng lượng - bao gồm các khoản hỗ trợ lớn và chi tiêu ngân sách "khủng".
Công Đảng đang chuẩn bị công kích bà Truss, tập trung vào tham vọng của bà về việc tước bớt quyền của người lao động và giảm quy mô của nhà nước, cùng với đó là chi tiêu công cho các dịch vụ vốn đã thiếu tiền mặt như trường học và bệnh viện. Hôm 5/9, Công Đảng đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, quả quyết với các cử tri quan trọng rằng “bà ấy (Truss) không đứng về phía các bạn”.
Dẫu vậy, các đồng minh cho rằng bà Truss là một chính trị gia thực tế và logic, người đã chứng tỏ có khả năng giống như người tiền nhiệm Johnson để chuyển đổi từ một sinh viên theo Đảng Dân chủ Tự do thành một chiến binh văn hóa của Đảng Bảo thủ cánh hữu và từ một người muốn Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý thành một người tích cực ủng hộ Anh rời liên minh (Brexit). Họ tin, bà Truss sẽ có thể vận dụng tính linh hoạt này khi cầm quyền.
Tuy nhiên, theo báo Guardian, thời gian đang không có lợi cho tân Thủ tướng Anh. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận, vốn trước đây cho thấy Đảng Bảo thủ của bà Truss đang kém 10 điểm tín nhiệm so với Công Đảng, thậm chí còn sụt giảm hơn nữa khi xuất hiện tin tức về việc bà sẽ kế nhiệm ông Johnson lãnh đạo chính phủ. Theo một cuộc thăm dò của YouGov hôm 5/9, chỉ 19% số người được hỏi bày tỏ tin tưởng vào chính sách giá sinh hoạt của bà Truss, trong khi tới 67% nói điều ngược lại.
Các thành viên Đảng Bảo thủ nhận định, bà Truss có vài tuần để đưa ra một chính sách chớp nhoáng nhằm đối phó không chỉ với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mà còn với tất cả những thách thức khác trong nước.
Các nhà lãnh đạo mới thường trải qua giai đoạn khởi sắc trong thăm dò dư luận. Nhưng nếu bà Truss không có được điều này hoặc thậm chí bị sụt giảm tín nhiệm, đảng của bà, vốn đã lục đục, nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự nổi loạn.
Tuy nhiên, những người ủng hộ bà Truss cảnh báo không nên đánh giá thấp nữ chính khách này. Họ chỉ ra rằng, bà Truss từng là một bộ trưởng mẫn cán và có năng lực, nhiều kinh nghiệm trong chính phủ hơn hầu hết những người tiền nhiệm và có ý tưởng chắc chắn về những gì mình muốn làm.
Ngoài những thách thức trên, tân Thủ tướng cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về quản lý đảng. Chưa đầy 1/3 số nghị sĩ Bảo thủ ủng hộ bà trong vòng tranh cử quốc hội. Và dù sau đó thêm một số ít đã đứng về phía bà Truss, nhưng trong nội bộ đảng vẫn còn sự hoài nghi sâu sắc đối với nữ chính khách này.
Các kế hoạch của bà Truss nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và chuyển đổi nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng sẽ cần đến việc phê chuẩn luật và điều đó đồng nghĩa bà khẩn cấp cần sự hỗ trợ của các nhà lập pháp Bảo thủ. Tuy nhiên, đã có tin đồn về việc các nghị sĩ bất mãn âm mưu gửi thư để kích hoạt một cuộc tranh cử lãnh đạo khác trước khi bà Truss nhậm chức thủ tướng.
Bà Truss đã phải chịu nhiều áp lực về việc bổ nhiệm một nội các giúp đoàn kết đảng. Nhưng các đồng minh đã bác bỏ một động thái như vậy, viện dẫn lí do điều đó sẽ đồng nghĩa với việc giao trọng trách cho những người từng công khai chỉ trích bà suốt chiến dịch vận động tranh cử ghế lãnh đạo đầy cam go.
Tỷ lệ phiếu ủng hộ (57,4%) giúp bà Truss chiến thắng trong cuộc đua nội bộ Đảng Bảo thủ để giành quyền kế nhiệm ông Johnson cũng ít chênh lệch hơn trước đối thủ Rishi Sunak (42,6%) so với nhiều người kỳ vọng. Thực tế, bà giành chiến thắng với tỷ lệ phiếu ủng hộ thấp hơn so với bất kỳ lãnh đạo Đảng Bảo thủ nào trước đây từng được bầu chọn.
Hiện không có dấu hiệu các đám mây bão chính trị đã hình thành hiện sẽ tan nhanh. Dư luận đang nín thở chờ xem bà Truss có thể vượt qua các thách thức ra sao.
Tuấn Anh