![]() |
Cá thu một nắng Côn Đảo. Ảnh: Phước Bình. |
2. Mứt hạt bàng
Bàng ở Côn Đảo là loại cây rừng, lá và quả rất to. Tết đến, người dân còn có thể gói bánh chưng bằng lá cây bàng. Người dân nơi đây đến mùa sẽ thu hoạch quả bàng đem phơi cho khô vỏ, sau đó đem ra chẻ lấy hạt, sau đó đem rang với muối hoặc đường tùy ý.
Mứt hạt bàng là đặc sản nổi tiếng của Côn Đảo. Hương vị mứt thường giòn, bùi, thơm và ngậy một cách rất thú vị, là món quà đặc sản mang đậm dấu ấn nơi này.
3. Cháo hàu
Cháo hàu là món ăn du khách thường truyền tai nhau nhất định phải thử khi đến Vũng Tàu nói chung và Côn Đảo nói riêng.
Nguyên liệu chính của một bát cháo hàu là gạo ngon, hạt tròn mẩy, thêm một chút gạo nếp để tạo độ đặc và sánh. Hàu tươi được đánh bắt từ biển, sau đó làm sạch, tẩm ướp gia vị và xào qua cho ngấm. Khi cháo chín, người nấu đổ hàu đã xào vào rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
4. Ốc vú nàng
Loài ốc mang tên này bởi hình dáng giống với đôi gò bồng đảo của phụ nữ, đây là một trong những món ăn hấp dẫn nhất từ tên gọi cho đến hương vị. Ốc vú nàng có hình chóp nhọn thẳng, với thịt bên trong ốc trắng nõn và đầy đặn.
Ốc vú nàng dù được chế biến bằng cách nướng, luộc, xào hay làm gỏi... cũng đều hấp dẫn. Tuy nhiên theo nhiều du khách, ngon nhất vẫn là ốc vú nàng nướng mỡ hành. Đây là đặc sản nổi tiếng của Côn Đảo nên ở bất cứ nhà hàng nào bạn cũng có thể thưởng thức.
![]() |
Ốc vú nàng có hình chóp nhọn thẳng, với thịt bên trong ốc trắng nõn và đầy đặn vô cùng ngon mắt. Ảnh: Hoàng Nhi. |
5. Cua mặt trăng
Cua mặt trăng là một loại cua có hình dáng kỳ lạ, trên lưng có nhiều đốm đỏ mà đậm pha màu hồng tươi. Nếu nhìn kỹ và biết liên tưởng, bạn sẽ thấy nó cũng gần giống với mặt trăng, có lẽ cũng chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên này.
Cách chế biến phổ biến nhất là luộc hay hấp chín, khi đó thịt cua chấm với muối tiêu chanh thực sự rất tuyệt. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách chế biến khác nhau và hấp dẫn cũng không kém như làm lẩu, nấu canh, nấu bún hay dùng thịt cho vào bánh canh. Mỗi cách chế biến đều đem lại những hương vị độc đáo riêng biệt, thơm ngon, ngọt ngào hơn bởi hương vị vốn dĩ đã rất đặc biệt của loài cua này.
6. Mắm nhum
Đây được mệnh danh là loại mắm quý tộc, bởi để đánh bắt và làm ra được một hũ mắm nhum chất lượng đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỳ công. Dưới triều Nguyễn, mắm nhum còn là một trong những lễ vật dâng lên triều đình hàng năm.
Mắm nhum được dùng để chấm các món luộc hay bánh tráng cuộn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt nhum, thêm chút vị mắm mòi của biển, chua chua, bùi béo thú vị.
7. Tôm hùm đỏ
Tôm hùm đỏ còn có tên gọi khác là tôm hùm lửa bởi màu đỏ sậm rất đặc trưng của loài tôm vùng này. Tôm hùm đỏ Côn Đảo không to nhưng thịt cua rất dai, ngọt và săn chắc.
Thịt tôm hùm không chỉ ngon, mà ở dọc sống lưng và đầu của nó còn có một lớp gạch tôm rất giàu dinh dưỡng, mỗi khi mùa đông tới lớp gạch này còn dày hơn. Tôm hùm đỏ có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như sushi, hấp, gỏi, nướng hay làm cháo.
![]() |
Tôm hùm đỏ còn có tên gọi khác là tôm hùm lửa. Ảnh: Cheaptrips. |
8. Sá sùng
Sá sùng là một trong những loại hải sản quý hiếm bởi rất khó đánh bắt và chỉ xuất hiện nhiều vào đầu tháng 3 cho đến tháng 7 hàng năm. Đến với Côn Đảo, bạn nhất định không thể bỏ qua món đặc sản này.
Sá sùng cũng có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như xào rau, nấu cháo, canh, nướng vàng, chiên giòn, làm gỏi... nhưng được ưa chuộng nhất là sá sùng nướng chấm tương ớt. Sá sùng vừa giòn, dai dai, béo bùi lại còn là món ăn rất bổ dưỡng.
9. Gỏi cá mập
Gỏi cá mập là món đặc sản khi đã thưởng thức bạn rất khó có thể quên được. Một đĩa gỏi cá mập sẽ cho bạn cảm nhận hương vị mềm, thơm của cá với vị cay xé của mù tạt và hòa trộn cùng những nguyên liệu tự nhiên của lá mơ, rau ngổ, vị chát chuối xanh, vị chua của dứa và khế.
10. Cá mú đỏ
Cá mú đỏ là một trong những đặc sản của Côn Đảo không thể bỏ qua. Có tên gọi khác là cá song và là loại cá được ưa chuộng nhất trong các loại các biển ở Côn Đảo với những thớ thịt dai ngọt và rất thơm, thường được chế biến thành các món sốt, nướng và gỏi rất hấp dẫn.
(Theo Emdep.vn)
Tin liên quan:
Chinh phục "nóc nhà" của Côn Đảo" alt=""/>Đến Côn Đảo nên ăn gì?Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Cương quyết với công trình vi phạm
Mở đầu hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan bày tỏ, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố là vấn đề nhức nhối. Về vấn đề này, tại hội nghị Thành ủy, HĐND TP và các hội nghị UBND TP mới đây đã bàn luận kỹ. Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị 23/CT-TU để chấn chỉnh.
![]() |
Ngay sau hội nghị này, UBND TP sẽ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện ngay”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định. |
Báo cáo về thực trạng chung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên thông tin, trong năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, tổng số giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp trên toàn thành phố gần 126.400 giấy. Trong đó, GPXD nhà ở riêng lẻ chiếm 89%, chứng tỏ nhu cầu nhà ở của người dân rất cao.
Cũng trong thời gian này, trên địa bàn thành phố có gần 6.830 công trình vi phạm, gồm hơn 3.320 trường hợp sai phép (chiếm gần 49%), xây dựng mà không xin phép trên đất đủ điều kiện cấp GPXD và hơn 2.570 xây dựng không phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất không được phép.
Bà Đỗ Thị Lâm Tuyền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, nêu thêm sự biến tướng trong vi phạm như GPXD xin làm nhà ở riêng lẻ nhưng khi xây dựng thì biến thành nhà xưởng hoặc trổ cửa thành “nhà 3 chung”.
“Công tác cưỡng chế công trình xây dựng sai phép gặp khó khăn”, bà Tuyền phân trần và giải thích, UBND các xã cho rằng việc tháo dỡ hạng mục sai phép không khó. Thế nhưng, việc buộc các chủ đầu tư xây dựng đúng như GPXD hay bít các cửa tự trổ thêm thì rất khó.
Tuy nhiên, UBND huyện Hóc Môn xác định việc xử lý, cưỡng chế công trình không phép phải thực hiện nhanh, quyết liệt để răn đe đối với các trường hợp khác. Do vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các UBND xã - thị trấn, trong trường hợp chủ đầu tư không nghiêm túc khắc phục thì chính quyền xây luôn các hạng mục theo phần GPXD và buộc chủ đầu tư phải thanh toán phần chi phí xây dựng này.
Cùng với đó, các địa phương kiến nghị nhiều giải pháp mạnh mẽ xử lý vi các công trình vi phạm xây dựng. Chủ tịch UBND quận 9 Trần Văn Bảy đề xuất cần có giải pháp xử lý nghiêm minh ngay từ đầu đối với các công trình vi phạm xây dựng. Việc này không chỉ là đấu tranh, phòng ngừa ngay từ đầu mà còn để củng cố hồ sơ ngay từ đầu, làm cơ sở xử lý hình sự đối với các đầu nậu cố tình vi phạm.
Cùng đó, UBND huyện Hóc Môn, UBND huyện Bình Chánh kiến nghị biện pháp cắt điện, nước tại các công trình vi phạm xây dựng. Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú Phạm Minh Mẫn còn đề xuất không cấp phép kinh doanh tại các công trình vi phạm xây dựng.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đề nghị các đại biểu thảo luận thêm về giải pháp này.
![]() |
Các đơn vị doanh nghiệp cung cấp điện, nước cho biết không có quy định cắt điện nước ở các công trình vi phạm. Một người dân sửa nhà, xây nhà sai phép thì còn cân nhắc. Tuy nhiên, những trường hợp xây dựng giữa khu đất trống mà câu điện vào thì có quyền xử lý được. Nếu làm mạnh như vậy sẽ kéo giảm tình trạng vi phạm xây dựng”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định. |
Song, bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị cũng nhìn nhận trách nhiệm về phía cơ quan quản lý Nhà nước.“Được chuyển mục đích, xây nhà nơi bị quy hoạch”
Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ phân tích về sự hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, trong điều kiện đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Theo đó, mỗi năm huyện Bình Chánh tăng trên 30.000 người dân nhưng hàng loạt dự án nhà ở, khu sinh thái, khu công nghiệp như: 410 ha dự án hồ sinh thái Vĩnh Lộc; 1.000ha thuộc khu đô thị Nam thành phố và hơn 870ha đất ở các dự án khác đã không còn hiệu lực hoặc chưa triển khai.
Dù vậy, ông Trần Phú Lữ cũng nhìn nhận về hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, nhất là ở cấp cơ sở. Chẳng hạn, qua thanh tra tại xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân, Bình Lợi và Hưng Long, huyện xử lý 48 cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra vi phạm trong việc chậm cưỡng chế công trình vi phạm, lập hồ sơ xử lý vi phạm, lập hồ sơ xử lý người sử dụng đất… Huyện cũng củng cố hồ sơ chuyển cơ quan điều ra đối với 5 trường hợp tái vi phạm.
Về tình hình chung, lãnh đạo Sở Xây dựng đánh giá, chính quyền cấp cơ sở một số nơi chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, chưa phát hiện ngăn chặn hành vi xây dựng trái phép.
“Đối với các trường hợp xây dựng không phép, một phần do quản lý không chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Công chức được phân công quản lý địa bàn chưa làm hết trách nhiệm, trình độ chuyên môn còn hạn chế”, lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định.
Một số cán bộ, công chức được phân công quản lý trật tự xây dựng chưa thể hiện hết trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công, chậm phát hiện, đề xuất xử lý không kiên quyết, không triệt để. Hệ quả là nhiều công trình vi phạm xây dựng không và chưa được phát hiện xử lý kịp thời, gây khó khăn trong cưỡng chế công trình vi phạm.
Đặc biệt, không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.
Cùng với đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến việc rà soát hiện trạng, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đối với các đồ án quy hoạch đã được duyệt nhưng chậm triển khai thực hiện. Việc này nhằm điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp, thiếu tính khả thi. Đặc biệt, tại các khu vực quy hoạch chức năng đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới chưa có kế hoạch thu hồi đất, chưa có nguồn lực cần có giải pháp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Nguyễn Văn Lưu phân tích thêm, trên địa bàn huyện có nhiều gia đình với nhiều thế hệ sinh sống trên đất nông nghiệp. Nhu cầu cho con cháu ra riêng là rất lớn. Những trường hợp này dù có diện tích đất lớn nhưng lại là đất nông nghiệp nên không được tách thửa, không được chuyển mục đích và không được cấp phép xây dựng.
“Vi phạm xây dựng từ đó đã phát sinh”, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Nguyễn Văn Lưu bày tỏ và cho biết, tại các khu đất được quy hoạch làm cây xanh chậm thực hiện cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ tham gia ý kiến và đề xuất, UBND TP cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở riêng lẻ, cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với người dân có nhà, đất hợp pháp tại các khu vực quy hoạch chức năng đất dân cư xây dựng mới khi chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có kế hoạch sử dụng đất.
Ông NGUYỄN ĐÌNH HƯNG, Phó Giám đốc Sở QH-KT: Cần đảm bảo quyền lợi người dân khu quy hoạch Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị trên địa bàn thành phố vẫn còn một số tồn tại. Trong đó, công tác tổ chức thực hiện quy hoạch chưa có kế hoạch để xác định thời gian, lộ trình thực hiện và công bố công khai cho dân cư. Đặc biệt, các khu chức năng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công viên cây xanh, công trình công cộng thường kéo dài thời gian thực hiện, thiếu khả thi do chưa có nguồn lực thực hiện. Thế nhưng, chính sách về nhà, đất như cấp GPXD, cấp Giấy chứng nhận cũng như các giao dịch, tách thửa… ở nơi quy hoạch chưa công bằng, còn chênh lệch lớn giữa người dân trong và ngoài khu vực quy hoạch. Điều này gây ra bức xúc cho người dân trong khu vực quy hoạch, do ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Để giải quyết bất cập trên, Sở QH-KT sẽ thường xuyên phối hợp rà soát, đánh giá toàn bộ quy hoạch 1/500 của các dự án trên địa bàn thành phố, làm cơ sở điều chỉnh, hủy bỏ hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu quy hoạch. Ngoài ra, Sở QH-KT phối hợp rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của 600 dự án chậm triển khai mà UBND TP đã thu hồi, hủy bỏ chủ trương đầu tư. Từ đó, Sở QH-KT công bố công khai người dân biết, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch của các dự án này. Đặc biệt, Sở QH-KT kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ ban hành chính sách về nhà đất đối trong khu vực quy hoạch, theo hướng tạo sự công bằng, giảm độ vênh giữa người dân sống trong và ngoài các khu vực quy hoạch. Việc này đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong khu vực quy hoạch. |
Theo sggp
Tiêu đề do VietnamNet đặt lại
- Vừa bước vào nhà, mẹ chồng tôi đã gằn giọng: “Chả biết cô sĩ diện thế nào nhưng cứ tham lam mua căn nhà to thế này thì chỉ tội nợ cho con trai tôi...”.
" alt=""/>Vi phạm xây dựngTối cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn tiếp nhận thêm 8 trẻ có biểu hiện ngộ độcsau khi ăn quả Hồng Châu tại thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo. Các bệnh nhi từ 3 tới 11 tuổi. Khi vào viện, các cháu trong tình trạng hôn mê, nôn mửa, đau đầu, đau bụng.
Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tiến hành cấp cứu, xử trí bằng phương pháp thải độc, gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu.
Đến 9h ngày 1/8, tình trạng của 6 cháu tạm thời ổn định, chưa nguy hiểm đến tính mạng. Năm cháu còn lại được chẩn đoán suy đa phủ tạng và chỉ định chuyển lên tuyến trên.
Nhận được thông tin, lãnh đạo huyện Đồng Văn đã đến thăm hỏi, động viên các bệnh nhi và gia đình. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân không ăn quả Hồng Châu rừng và các loại quả không rõ nguồn gốc.
Hồng Châu là loại cây thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, thân màu xanh nhạt, có gai nhọn. Lá cây to dài có màu xanh đậm, khi quả chín, vỏ có màu tím và mềm. Tại Đồng Văn, cây Hồng Châu thường có ở các xã Tả Lủng, Tả Phìn, Lũng Táo, Ma Lé và thị trấn Đồng Văn. Đây là loại cây rất độc, khi ăn phải sẽ bị suy hô hấp, trụy tim mạch dẫn đến tử vong.