Jack Dorsey rời Twitter vào tháng 11/2021 để tập trung vào lĩnh vực tiền điện tử. Ảnh: Reuters.
Theo Engadget, Jack Dorsey đã góp phần làm thay đổi và tập trung hóa Internet, cũng như cách con người tiếp nhận thông tin và trao đổi với nhau. Tuy không lớn mạnh như Facebook và TikTok nhưng Twitter vẫn đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng lên ngành công nghiệp thông tin. Công ty này vướng phải nhiều tranh cãi liên quan đến lan truyền tin giả, gây hại đến các cơ quan chính quyền tại Mỹ.
Đây cũng không phải lần đầu tiên cựu CEO Twitter than phiền về tình trạng nhiễu loạn của Internet. Tháng 12/2021, Jack Dorsey chia sẻ những nghi ngại của mình về Web3.
“Bạn không phải là người sở hữu ‘Web3’. Các quỹ đầu tư và công ty công nghệ mới là chủ nhân của nó. Chúng ta không bao giờ thoát khỏi vòng lặp này. Web3 vẫn tập trung giống hiện tại, chỉ được dán nhãn khác đi”, người sáng lập Twitter, hiện là CEO Block nhận định.
Chia sẻ tại một buổi diễn thuyết TED vào năm 2019, ông từng cho biết mình rất hối hận vì đã ưu tiên cho những điều sai trái từ những ngày thành lập Twitter.
“Nếu có thể bắt đầu lại từ đầu, tôi sẽ không chú trọng đến việc tính số lượng người theo dõi và số lượt thích như bây giờ”, ông chia sẻ. Ông thậm chí còn cho rằng đáng lẽ mình không nên sáng tạo ra nút “thích”.
“Đây không phải là điều quan trọng nhất của chúng ta. Việc bỏ nút like sẽ đem lại một hệ sinh thái Internet và cách thức giao tiếp lành mạnh như trước kia”, vị CEO bộc bạch.
Jack Dosey là một trong những nhà sáng lập của Twitter vào năm 2006 và đồng hành cùng mạng xã hội này suốt 15 năm với vị trí CEO. Tuy nhiên, tháng 11/2021, Dorsey tuyên bố sẽ từ chức tại Twitter để chuyển trọng tâm sang công nghệ blockchain. Ông là một trong những tỷ phú công nghệ liên tục lên tiếng ủng hộ Internet phi tập trung.
Tháng 1/2021, Twitter cấm cửa Donald Trump vì vi phạm quy định của nền tảng này. Mặc dù khẳng định Twitter đã làm đúng sau nhiều lần cảnh cáo cựu tổng thống Mỹ, Jack Dorsey vẫn cho rằng biện pháp trừng phạt này rất nguy hiểm bởi “thể hiện quyền lực của một cá nhân hay một tập đoàn vượt trên quyền tự do ngôn luận của công chúng”.
Khi Dorsey còn nắm giữ chức CEO, Twitter đã đầu tư vào Bluesky, một hệ thống mạng xã hội phi tập trung. Ông cho rằng nền tảng này sẽ cho phép nhiều cuộc thảo luận diễn ra hơn. Bluesky hứa hẹn sẽ trao quyền cho người dùng và tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều mạng lưới giao tiếp xã hội.
(Theo Zing)
Jack Dorsey đăng tải hình ảnh chạy phần mềm Bitcoin trên máy tính của mình, một động thái thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền mã hóa này.
" alt=""/>Tỷ phú công nghệ Jack Dorsey ân hận vì tàn phá InternetHải Dương sẵn sàng phát triển Chính quyền số
Tại Hải Dương, hạ tầng CNTT được VNPT đầu tư bài bản, hiện 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) kết nối các phòng ban, đơn vị; tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức đạt 100%.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, được kết nối đến tất cả các sở, ban, ngành, UBND các cấp để phục vụ cho Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ tỉnh đến xã và kết nối với Trung ương.
Tập đoàn VNPT đã thiết lập phần mềm “một cửa” điện tử và dịch vụ công trực tuyến từ tỉnh đến 12 huyện thị xã, thành phố và 235 xã, phường, thị trấn; xây dựng hệ thống mail công vụ; kết nối phần mềm quản lý văn bản vào trục nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia (VDXP) và Cổng dịch vụ công quốc gia với Cổng dịch vụ công của tỉnh; Hệ thống báo cáo VSR.
Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hải Dương cung cấp 1.956 bộ thủ tục hành chính, trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 613, đạt 31.3%; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 1199, đạt 61.3%; số lượng hồ sơ của người dân là hơn 700.000 HS/1 năm. Hệ thống đã kết nối đồng bộ với cổng dịch vụ công quốc gia, nền tảng thanh toán quốc gia (Payment Platform), kết nối đồng bộ với trục LGSP của tỉnh để từ đó kết nối với các hệ thống của các bộ, ngành phục vụ việc chia sẻ dữ liệu một cách đồng bộ thống nhất.
![]() |
Ứng dụng Smart Hải Dương tích hợp, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người dân tỉnh Hải Dương trên một ứng dụng duy nhất. Có khoảng 150.000 người cài đặt Smart Hải Dương… Các Trung tâm DC, IOC, SOC cũng đã được đưa vào vận hành làm nền tảng cho chuyển đổi số, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.
Hệ sinh thái sản phẩm giải pháp số của VNPT cũng đã được đưa vào phục vụ hoạt động trong các ngành/lĩnh vực của tỉnh: Phần mềm Quản lý khám chữa bệnh y tế cơ sở cho 114 trạm y tế xã phường tại 5 huyện/TP; triển khai hơn 100.000 Sổ liên lạc điện tử tới hơn 100 trường học; Phần mềm học trực tuyến VNPT Elearning hỗ trợ các trường học trong những đợt bùng phát dịch Covid-19; hỗ trợ gần 3000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kê khai BHXH trực tuyến kết nối tới cổng của BHXH Việt Nam...
VNPT CA dịch vụ chữ ký số, VNPT Check, Quản lý lưu trú trực tuyến, Dịch vụ hóa đơn điện tử, SMS Brandname, Dịch vụ Website, Domain cũng đã được phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh.
Chuyển đổi số, tăng trải nghiệm mới cho người dân
Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Hải Dương sẽ tập trung ưu tiên lựa chọn chuyển đổi số ở một số ngành, lĩnh vực cung cấp các tiện ích và trải nghiệm mới cho người dân, doanh nghiệp và xã hội như: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, du lịch…
Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Gám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, VNPT sẽ phối hợp, hỗ trợ Hải Dương khảo sát, tư vấn đề án, quy hoạch tổng thể về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh; xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT, viễn thông...
“Chúng tôi cũng sẽ hợp tác triển khai, tích hợp các giải pháp chuyển đổi số cho chính quyền tỉnh Hải Dương, nhằm đẩy mạnh tiến trình cải tiến hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ tỉnh hình thành hệ sinh thái chính quyền số tổng thể với các giải pháp trọng tâm như: Trung tâm điều hành thông minh (VNPT IOC), Kho dữ liệu và báo cáo thông minh, Hệ thống AI camera an ninh và giao thông (VNPT AI Camera), Hệ thống tương tác và xử lý phản ánh kiến nghị đa kênh (VNPT 1022); một cửa điện tử (VNPT iGate)....”, ông Hy chia sẻ.
Về phát triển kinh tế số, VNPT sẽ tư vấn, hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của tỉnh; hỗ trợ triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử, hóa đơn điện tử... hướng tới phát triển toàn diện nền kinh tế số. Ưu tiên đẩy mạnh các sản phẩm phù hợp với thế mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương như: Sàn nông sản, Hệ thống chuỗi giá trị nông sản (VNPT vFarm), Hệ thống truy xuất nguồn gốc (VNPT Check), Giải pháp quản lý OCOP - "mỗi xã, mỗi phường một sản phẩm"…
![]() |
Trong hợp tác phát triển xã hội số, VNPT sẽ phối hợp, hỗ trợ tỉnh Hải Dương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng số của người dân; phổ biến các tiện ích số cho người dân như: hệ sinh thái số VNPT Digilife, ứng dụng VNPT Money…
Theo nội dung hợp tác giai đoạn 2022-2027 vừa được UBND tỉnh Hải Dương và Tập đoàn VNPT ký kết ngày 26/3, trên cơ sở kế thừa và phù hợp với các nhiệm vụ, dự án đã được triển khai và phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương, Tập đoàn VNPT sẽ tham vấn cho tỉnh xây dựng, triển khai các giải pháp hệ sinh thái đồng bộ, thông minh trong các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, du lịch, lao động -thương binh - xã hội, nông nghiệp và tài nguyên môi trường.
Với Hải Dương, chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Với sự chuyển đổi số toàn diện, nhanh, tích cực và đồng bộ, tỉnh Hải Dương kỳ vọng đạt được những thành tích, mang đến lợi ích tốt nhất cho người dân và địa phương.
Ngọc Minh
" alt=""/>VNPT sát cánh cùng Hải Dương đi trước đón đầu trong chuyển đổi số