Anh nói tôi không cần cố học nhiều nếu tôi không muốn. Chỉ cần yêu anh, đi theo anh, anh sẽ lo lắng cho mẹ con tôi suốt cả cuộc đời. Lúc đó, tôi rất hoảng sợ vì cái thai trong bụng. Sợ bố mẹ, sợ nhà trường, sợ bạn bè lan truyền tai tiếng nên anh là chỗ dựa duy nhất của tôi. Vì vậy, tôi đã trốn bố mẹ theo anh về quê sinh sống.
Tôi từng cãi lời bố mẹ để đi theo anh (Ảnh minh họa: TD).
Giai đoạn đầu, anh rất nghiêm túc, trưởng thành, còn hướng dẫn tôi chuẩn bị sẵn giấy tờ cần thiết để sau này đăng ký kết hôn. Anh bảo, hoàn cảnh hiện tại của anh không cho tôi được đám cưới trong mơ, nhưng tờ giấy chứng nhận kết hôn thì tôi xứng đáng được nhận. Anh nói vậy thì còn gì đáng tin hơn nữa? Tôi đã rất tin tưởng anh.
Nhưng ngay trong giai đoạn cuối của thai kỳ, tôi phát hiện anh cặp bồ với đồng nghiệp. Lúc tôi biết, anh tỏ ra vô cùng hối hận. Nhìn chồng tự dằn vặt bản thân, tôi đau lòng nên chỉ sau vài câu xin lỗi, tôi quyết định tha thứ cho anh.
Cơn sóng này qua, cơn sau lại tới. Khi con trai tôi được gần hai tuổi lại có người nói với tôi rằng, anh ngoại tình. Mặc dù đau đớn, thất vọng, rốt cuộc tôi vẫn đi theo lối mòn cũ, tiếp tục bao dung.
Tôi còn ngốc đến độ tin vào sự bao biện trơ trẽn của anh, đổ tại người ta tự si mê anh, chứ anh không yêu ai khác ngoài tôi. Sau lần bị phát hiện ngoại tình này, chồng tỏ ra vô cùng hối lỗi, chăm chút, yêu thương vợ con không điểm gì chê trách được.
Tôi cũng đã xin được làm công nhân ở xưởng may gần nhà để tiện chăm sóc gia đình. Chính giai đoạn này, mẹ tôi tìm tới.
Mẹ và em trai đến tận nơi, khuyên tôi quay về. Mẹ bảo sẽ cùng tôi xin bố bỏ qua, tha thứ cho lỗi lầm của tôi khi trước. Nhưng lúc này, tôi đang hạnh phúc với sự bù đắp của chồng, lại thêm lý do vừa xin được việc nên tôi không theo mẹ quay về.
Bên cạnh đó, tôi vẫn sợ phải đối diện với người bố nghiêm khắc. Nhưng chỉ cách đây vài hôm, tôi phải tiếp một người phụ nữ lớn tuổi hơn tôi.
Người phụ nữ này dắt theo một đứa nhỏ và nói chồng tôi là bố của bé. Cô ấy cùng con quỳ xuống xin tôi rộng lượng bỏ chồng, để cho con cô ấy có bố.
Tôi mỉm cười chua chát. Con tôi cũng cần bố lắm nhưng có lẽ, tôi không cần anh nữa. Chỉ có 4 năm mà mấy lần bị phát hiện ngoại tình, tôi không thể lụy mãi vào người chồng này được nữa.
Chỉ có điều, nếu chia tay thì công việc của tôi không đủ để nuôi hai con nhỏ. Ngôi nhà này cũng là của bố mẹ chồng. Tôi không có gì ngoài 8 triệu đồng tiền lương mỗi tháng. Còn nếu chọn trở về để thú nhận thất bại với người sinh ra tôi, tôi thực sự chẳng còn mặt mũi nào, cảm thấy vô cùng nhục nhã.
Tôi lên mạng tìm đọc chia sẻ của các bà mẹ khác có hoàn cảnh tương tự, nhưng dường như chẳng có ai ngu ngốc như tôi. Về cơ bản, tôi đã biết mình cần làm gì, chỉ là không biết phải tính sao cho tương lai của hai con sắp tới.
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.
" alt=""/>Cãi lời bố mẹ rồi bỏ nhà theo trai, tôi nhận về cái kết không tưởngPhim sẽ chính thức ra mắt khán giả toàn quốc vào ngày 25/1, tức ngày mùng Một Tết Canh Tý đúng dự kiến ban đầu, theo nhà phát hành CGV.
![]() |
Phim 22 tỷ có Trường Giang vượt kiểm duyệt kịp ra mắt dịp Tết. |
Trước đó "30 chưa phải Tết" do đạo diễn Quang Huy cầm trịch, Trường Giang và Mạc Văn Khoa thủ vai chính bị rơi vào nguy cơ không được công chiếu do vướng vào vấn đề kiểm duyệt được cho là sự nhạy cảm về yếu tố Phật giáo, trong đó có tình tiết liên quan tới nhân vật nhà sư Thích Tu do Mạc Văn Khoa đóng.
![]() |
Trường Giang, Quang Huy, Mạc Văn Khoa trong buổi giới thiệu phim. |
Đạo diễn Quang Huy phải di chuyển nhiều lần giữa TP HCM và Hà Nội để trình các bản phim mới lên hội đồng duyệt trước khi nhận giấy chính thức được cấp phép phổ biến.
N.H
Nếu như Trường Giang đã tìm được hạnh phúc bên Nhã Phương cùng con gái nhỏ, thì nữ MC 36 tuổi cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cuộc sống viên mãn.
" alt=""/>30 Chưa Phải Tết vượt kiểm duyệt kịp ra mắt dịp TếtCô thuộc tuýp phụ nữ tự lập, hiện đại, một mình nuôi con mà cứ nhàn tênh. Trong khi các bà mẹ khác suốt ngày tất tả bếp núc, nhà cửa thì mẹ con Mẫn cứ đủng đỉnh chạy bộ, bơi lội, đọc sách, đi du lịch...
Các căn hộ ở tầng Tạo khá thân thiết với nhau, còn có nhóm chat tương tác thường xuyên, cuối tuần hay lễ lạt lại tổ chức ăn uống, vui chơi chung.
Mẫn cũng hay qua lại, hay tám chuyện với Ân vợ Tạo. Dạo gần đây, Mẫn rất hay gọi Tạo, lúc nhờ sửa cái vòi nước, lúc vặn cái ốc vít, lúc treo lại cái rèm, hay thay cái bóng.... Hay có khi bỏ cái tủ cũ, cô cũng nhờ Tạo khuân đi vứt hộ.
Là đàn ông, hay được người phụ nữ đơn thân trẻ đẹp gọi qua nhà nhờ vả, Tạo cũng ngờ ngợ, có chút nghi vấn trong người hay cô này lại có ý gì với mình. Tạo vẻ ngoài cao to, thu nhập khá, ra ngoài cũng có chút vị trí xã hội. Tạo cũng khoai khoái vì Mẫn rất sexy, nóng bỏng lại khéo ăn khéo nói.
![]() |
Nhất là mỗi lần anh qua giúp, Mẫn lại rất lởi xởi, lời một lời hai khoe với cậu con trai: "Con nhìn chú Tạo làm, chú giỏi lắm nha. Con phụ được gì làm cùng chú nhé!" làm anh cứ lâng lâng trong người.
Mới đây, Mẫn hẹn anh xuống quán cà phê ở ngay chung cư. Không hiểu có chuyện gì nhưng Tạo cũng hồi hộp, thấp thỏm rồi diện bộ đồ đẹp hơn đồ hàng ngày ở nhà xuống gặp Mẫn.
Không lòng vòng, Mẫn vào lời đề nghị, Tạo hãy làm bố của con trai mình. Tạo hoảng hốt không hiểu chuyện gì thì Mẫn đã bật cười trấn an Tạo nghe cô giải thích đầu đuôi.
Mẫn nói, cô nuôi con một mình, trong nhà không có đàn ông nên rất cần những mẫu hình những người đàn ông xung quanh làm gương cho con trai.
Cô hay nói chuyện với con vai trò trụ cột của người đàn ông trong gia đình là vừa kiếm tiền, làm những việc nặng, vừa cùng làm việc nhà, nuôi dạy con cái... Nào ngờ, con trai cô gạt đi, lôi các chú trong tầng ra minh họa: Chú Tạo, chú Hùng, chú Đức... có làm gì đâu! Các chú toàn nhậu không hà.
Đó là hình ảnh các chú đi làm về nằm lăn ra ghế sô pha nằm xem tivi. Mặc cho vợ đi đón con, bếp núc, chợ búa, lo cho con. Con nhỏ lại lèo nhèo đòi chơi, các chú quát: Đi lại mẹ!
Không nằm một chỗ trong nhà thì các chú rủ nhau xuống tầng cà phê tám chuyện, đá bóng.
Các chú tụ tập, nhậu nhẹt thường xuyên. Đồ nhậu cũng vợ làm, nhậu xong say quắc cần câu, mặc nhiên để lại cho vợ thu dẹp bãi chiến trường.
"Các chú có làm gì đâu. Như chú Tạo ăn rồi chơi không hà mà suốt ngày con nghe chú chê nhà cửa luộm thuộm. Chú còn quát cô Ân: "Sao giờ này chưa có cơm?", rồi "Đồ ăn thế này ai ăn?". Có hôm con còn thấy chú Hùng đánh cô Mai nữa đấy", con kể với cô.
Tạo bắt đầu thấy thôn thốn. Mẫn bảo cô muốn con trai mình nhìn thấy, học được bản lĩnh, nam nhi, vai trò, trách nhiệm của người chồng, người bố qua hình ảnh những người đàn ông xung quanh mình. Nhưng điều cháu thường nhìn thấy lại là những mẫu hình... đáng tránh xa.
Mẫn nói một hơi: "Xin lỗi anh Tạo, nhà anh sát nhà em nên anh thế nào, con em nhìn thấy, nghe thấy hết. Cháu sẽ học mẫu hình người chồng, người bố qua anh nên em mới mạo muội đề nghị anh "làm bố của cháu" là vậy.
Nhờ anh giúp em để cháu nhìn thấy người chồng, người bố thật sự là như thế nào. Em chăm nhờ anh qua sửa này sửa kia cũng là để "vớt vát" hình ảnh về người đàn ông cho con. Chứ trước giờ em vẫn tự làm, khó quá thì thuê người.
Trẻ con chúng ít khi nghe những gì người lớn nói nhưng lại bị tác động rất lớn với những gì chúng quan sát, nhìn thấy.
Các anh thế này là làm hư con trai mình, làm khổ con gái mình mà còn làm hư cả... hàng xóm như nhà em. Đàn ông sức dài vai rộng, tạo hóa ban cho nhiều lợi thế về thể chất, sức khỏe, không cáng đáng cùng vợ chăm sóc nhà cửa, con cái, vun vén tổ ấm thì để làm gì?"
Mẫn nói thêm, tại sao cô không có chồng thì nhàn nhã, đủng đỉnh làm được bao nhiêu việc. Mà lẽ ra có chồng hỗ trợ, các bà vợ phải ung dung, thư thả hơn, chứ đây lại đầu tắt mặt tối, không có chút thời gian cho bản thân. Các anh phải xem lại mình đã làm gì mà vợ ra nông nỗi vậy?
Tạo nghe đến đâu muốn độn thổ đến đó. Anh gãi đầu gãi tai, nói mình sẽ điều chỉnh xem lại.
Tối đó về, Tạo nói với vợ, từ ngày mai, anh nhận việc đưa đón con và lau dọn nhà cửa... Vợ anh chỉ tủm tỉm cười.
Đàn ông thừa mà thiếu?
Một chuyên gia tâm lý ở TPHCM chia sẻ, trong giáo dục con trẻ hiện nay, một trong những khó khăn nhất chính là thiếu... đàn ông. Thiếu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Thiếu về mặt nghĩa đen, ngay từ bé, trong trường mầm non, các cháu hầu hết chỉ tiếp xúc với các cô giáo. Các cháu không được thấy, ít cơ hội tương tác với hình ảnh người đàn ông phong thái mạnh mẽ, đại trượng phu, ga lăng... của phái nam.
Còn nghĩa bóng thì nhiều vô kể, theo tỷ lệ dân số thì đàn ông thừa nhưng lại thiếu.
Nhiều gia đình có chồng, có cha nhưng có mà như không. Thậm chí còn tệ hơn cả không khi nhiều người không thể hiện vai trò của mình. Họ không tham gia làm việc nhà, không chia sẻ, chăm sóc con cái... mặc nhiên giao hết cho vợ.
Nhiều người lười biếng, cờ bạc, nhậu nhẹt, trai gái, vũ phu, bắt nạt phụ nữ... làm khổ con, khổ vợ, trở thành "tấm gương đen" cho trẻ nhỏ.
Theo Dân Trí
Nhiều chị em cứ hô hào nhau ôm lấy cái kiêu hãnh đàn bà cao ngút mà sống không cần đàn ông. Nhưng tôi nói thật, đấy là với phụ nữ độc lập, yêu lao động, kiếm ra tiền thôi, chứ như vợ tôi thì…
" alt=""/>Thiếu đàn ông, bà mẹ đơn thân đề nghị anh hàng xóm làm 'bố của con'