Với sự bùng nổ của AI trong thời gian gần đây, đã xuất hiện khái niệm doanh nghiệp chuyển đổi AI, vậy chuyển đổi AI có thay thế cho chuyển đổi số hay không? Đây là câu hỏi được đặt ra cho lãnh đạo CNTT các doanh nghiệp trong phiên thảo luận đầu tiên tại Hội nghị.
Theo ông Đặng Hải Anh, CIO của PNJ, chuyển đổi số là một dòng hải lưu bao gồm nhiều công nghệ và AI là một con sóng lớn trong đó và nó tạo ra khác biệt hoàn toàn so với các công nghệ trước đây như Cloud, Blockchain, IoT…
Ở đây, AI là con sóng rất tiềm năng và đòi hỏi thuyền phải đủ tốt để không bị nhấn chìm, điều đó dẫn đến các lãnh đạo công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phải linh động, làm sao tư vấn để doanh nghiệp chấp nhận chuyển đổi và đi đúng con đường, tạo sự bền vững trong tương lai.
Ông Đặng Hải Anh cho biết, các công nghệ trước đây liên quan đến việc doanh nghiệp chuyển đổi qua tự động hoá nhiều hơn, trong khi đó AI liên quan đến trí tuệ và sẽ cung cấp chất xám nhiều hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
CIO Tập đoàn Becamex IDC Phạm Tuấn Anh cũng chia sẻ, chuyển đổi số được nói nhiều trong vòng 5-7 năm trở lại đây, mặc dù rất rộng nhưng nó được cấu thành từ ba trụ cột chính là quy trình, công nghệ và con người.
Trong đó, nhận thức của lãnh đạo có vai trò quan trọng và công nghệ chỉ là một phần. Ở đây, AI là phương tiện về mặt công nghệ giúp cho quá trình chuyển đổi số trở nên nhanh hơn.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, chuyển đổi AI là chuyển đổi doanh nghiệp từ tự động hoá sang thông minh hoá, làm cho tổ chức, doanh nghiệp trở nên thông minh hơn. Tuy nhiên, để chuyển đổi được trong doanh nghiệp là một câu chuyện rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào lãnh đạo.
Chính vì thế, vai trò của lãnh đạo CNTT ở đây là phải giúp những người đứng đầu, đặc biệt là những người không am hiểu công nghệ chấp nhận sự thay đổi để tạo ra giá trị mới.
“AI sẽ làm cho tổ chức thông minh hơn, nhưng nó tuỳ thuộc vào quyết định của người đứng đầu. Khi người đứng đầu hiểu được vấn đề và đưa ra quyết định, sẽ đem lại hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp. AI tuyệt vời nhưng để chuyển đổi thì điều đầu tiên phải giải quyết được là vấn đề quy trình và con người trong doanh nghiệp”,ông Phạm Tuấn Anh nói.
Ông Võ Tấn Long, Chủ tịch Uỷ ban công nghệ Ngân hàng MSB, cũng cho rằng AI sẽ không thể thiếu trong thời gian tới. Chuyển đổi số có rất nhiều hình thái khác nhau, trong đó có chuyển đổi số sử dụng công nghệ để tự động hoá các quy trình và dùng AI làm cho doanh nghiệp trở nên thông minh hơn.
Chính vì thế, chúng không thể thay thế nhau mà cùng chạy song song. AI là công cụ đắc lực để giúp cho việc chuyển đổi số doanh nghiệp trở nên hữu hiệu hơn và đạt những kết quả không ngờ tới.
Trong khi đó, ông Trần Viết Huân, CTO của SonKim Group, Chủ tịch CIO Vietnam cũng thừa nhận, AI đang là một công cụ làm thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ cho chuyển đổi số. Điển hình là ở một số lĩnh vực, một số khâu trong công việc hiện nay đã được thay thế bằng AI.
Có thể nói, AI đang thay đổi cấu trúc lực lượng lao động, vì thế khi xây dựng mô hình kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc. Theo ông Trần Viết Huân, AI không thay thế con người, nhưng có thể nói nó đang giành mức lương của con người.
Trao đổi với PV VietNamNet bên lề sự kiện, ông Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành eDoctor khẳng định, AI là giai đoạn của tiến trình chuyển đổi số chứ không thể thay thế cho chuyển đổi số. Cụ thể, doanh nghiệp chuyển đổi qua một tiến trình từ chuẩn hoá đến tự động hoá và thông minh hoá. Trong đó, chuyển đổi số diễn ra nhiều ở tự động hoá và AI sẽ là bước tiếp theo.
" alt=""/>Chuyển đổi AI sẽ không thay thế chuyển đổi số trong doanh nghiệp![]() |
Ảnh: SCMP/Reuters |
“Không giống những phương pháp đo nhiệt thông thường, những chú chó này có thể phát hiện ra người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng bên ngoài hay hiện tượng sốt. Chúng có thể phát hiện ra người dương tính Covid-19 với tỷ lệ chính xác tới 94,8%”, giáo sư Kaywalee Chatdarong, người đứng đầu dự án nói.
“Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa các chú chó ra môi trường thực tế. Trong tương lai khi chúng tôi gửi chúng tới các bến cảng hay sân bay, nơi có rất đông khách du lịch, thì những chú chó này sẽ phát hiện người dương tính Covid-19 nhanh hơn so với phương pháp đo thân nhiệt thông thường”, bà Kaywalee nói thêm.
Video: SCMP/Reuters
Tuấn Trần
Tính đến 5h sáng nay, thế giới ghi nhận 98.626.676 người bình phục sau khi nhiễm virus corona.
" alt=""/>Thái Lan huấn luyện chó đánh hơi bệnh nhân mắc CovidTập đoàn SamSung vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Samsung (SamSung R&D) có tổng giá trị đầu tư 300 triệu USD (tương đương 6.750 tỷ đồng).
![]() |
Dự án SamSung R&D dự kiến xây dựng cao ốc 21 tầng và 2 tầng hầm trên khu đất 30.000m2 (3ha) tại khu đô thị The Manor Central Park do Bitexco làm chủ đầu tư, đường Nguyễn Xiển-Hoàng Mai (Hà Nội).
Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, Dự án SamSung R&D thuộc diện được nhà nước khuyến khích triển khai và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Có tác động tích cực đến kinh tế -xã hội của Thủ đô, và Hà Nội sẽ có một trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ cao của hãng điện tử hàng đầu thế giới.
Bên cạnh đó, việc SamSung đầu tư dự án giúp Thành phố Hà Nội có thêm 300 triệu USD vốn FDI, góp phần tạo việc làm giá trị cao, thu hút hàng nghìn lao động chất lượng cao; Gián tiếp góp phần vào ngân sách nhà nước thông qua nguồn thuế thu nhập cá nhân…
Đổi lại, SamSung cũng đòi hỏi khá nhiều cơ chế ưu đãi cho tập đoàn này. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có tới 12 “yêu sách” được SamSung đưa ra, trong đó có nhiều ưu đãi chưa phù hợp.
Thủ tướng vừa đồng ý miễn tiền thuê đất cho SamSung theo quy định của Luật Công nghệ cao và Luật Đất đai. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép đầu tư cho dự án, và kiểm tra giám sát các điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản chi phí tiền thuê đất 50 năm của một dự án có quy mô 3ha ở khu vực này, ước chừng khoảng trên dưới 14 triệu USD.
Ngoài việc, xin không tiền thuê đất 50 năm. Tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy SamSung còn đòi hỏi “được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu đất Dự án”.
“Yêu sách” này của SamSung cũng được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi đây là khoản tiền chính đáng của dân khi mất đất cho nhà đầu tư làm dự án. Nếu SamSung không chi trả khoản chi phí này thì ngân sách TP.Hà Nội phải bỏ ra trả thay cho SamSung. Vậy chi phí liên quan này là bao nhiêu?
Chưa có một con số chính xác về khoản tiền đền bù này liên quan đến Dự án SungSung R&D. Tuy nhiên, dựa trên những thông tin chúng tôi có được có thể ước lượng được chi phí này.
Theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về nhu cầu sử dụng đất của Dự án KĐT Nam vành đai 3 là 65,8ha chủ yếu là đất nông nghiệp của các hộ dân. Đến nay đã hoàn thành GPMB và đền bù theo quy định.
Tổng chi phí dự kiến đầu tư giai đoạn 1 mà Bitexco đưa ra là khoảng trên 7.100 tỷ đồng (gồm chi phí GPMB, chi phí xây hạ tầng kỹ thuật, chi phí nộp tiền sử dụng đất diện tích nhà ở thấp tầng và chi phí xây dựng nhà ở thấp tầng).
Gần đây, trả lời trên Báo đầu tư, đại diện Bitexco cho rằng họ đã hoàn thiện giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án, đền bù cho gần 1.000 đơn vị và hộ gia đình với tổng chi phí đã đầu tư là gần 2.000 tỷ đồng.
Với quy mô 3ha đất thuộc Dự án SamSung R&D, thì theo tính toán một cách đơn giản, khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được phân bổ ước chừng khoảng 90 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 triệu USD).
Về đề nghị này của SamSung, quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như quan điểm của Bộ Tài chính đều cho rằng “không phù hợp quy định pháp luật”.
Theo Trí thức trẻ
>> Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 7.000 tỷ của Samsung" alt=""/>Dự án 6.750 tỷ, đền bù cho dân bao nhiêu mà SamSung không muốn trả?