Bạn có thể nghĩ lập bản đồ là chuyện “dễ như ăn kẹo” với gã khổng lồ Google, tuy nhiên, vấn đề không nằm ở bản thân công ty này. Lý do vì sao các bản đồ của Trung Quốc “lạ” như vậy là vì chính phủ Trung Quốc xem thông tin địa lý về nước mình là một vấn đề an ninh quốc gia vì vậy các hoạt động lập bản đồ và khảo sát riêng tư đều là bất hợp pháp tại lãnh thổ Trung Quốc.
Nếu bất kỳ ai muốn công bố dữ liệu địa lý liên quan đến vùng trời, đất, nước hay bất kỳ lãnh thổ nào mà chính phủ Trung Quốc cảm thấy nằm trong quyền hạn, họ trước tiên phải xin phép hoặc sẽ bị trừng phạt.
Thực tế, theo Ibtimes, trong 8 năm qua, Trung Quốc đã tìm ra ít nhất 40 vụ lập bản đồ, khảo sát bất hợp pháp và phạt tiền bất kỳ ai, từ những chuyên gia học thuật Hàn Quốc và Nhật Bản đến sinh viên địa lý Anh từ Cao đẳng Hoàng Gia Luân Đôn và cả các tập đoàn như Coca Cola.
" alt=""/>Bản đồ Google Maps phiên bản Trung Quốc có gì 'lạ'?Công văn về việc hướng dẫn một số giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng ký ngày 1/9, gửi tới Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổ chức tài chính và ngân hàng cùng các doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông.
Công văn nêu rõ, thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016, Bộ TT&TT ban hành hướng dẫn và đề nghị các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan chỉ đạo, đôn đốc sát sao các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các đơn vị vận hành hệ thống thông tin nghiêm túc, khẩn trương thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin.
Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức triển khai hoạt động tổng kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng nhằm đánh giá tổng thể mức độ an toàn thông tin, kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng theo quy trình Bộ hướng dẫn (Phụ lục số 1, 2).
Bộ TT&TT lưu ý trong quá trình kiểm tra, rà soát, đánh giá, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đặc biệt chú trọng phát hiện và xử lý mã độc, tấn công APT (tấn công có chủ đích - PV) có tính chất nguy hiểm, tiềm ẩn sâu bên trong hệ thống và có khả năng gây rủi ro cao.
" alt=""/>Bộ TT&TT yêu cầu tổng rà soát, đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin