Vì sao cái tên Obama có một sức hút lớn như vậy? Phải chăng vì ông là Tổng thống Mỹ - cường quốc số một thế giới? Điều đó đúng, nhưng trong cảm nhận, suy nghĩ của tôi, nó không phải là phần chính yếu.
Đã có những Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam và cũng có nhiều nguyên thủ quốc gia tầm cỡ khác cũng đã đến Việt Nam, nhưng trường hợp của Obama rất khác. Cái khác đó tôi cho rằng đến từ chính con người ông, một Obama- công dân Mỹ, chứ không chỉ là một Obama- Tổng thống Mỹ.
Tôi vẫn biết Tổng thống Mỹ có một trí tuệ lớn. Họ phải ra các quyết định cho nước Mỹ, cho thế giới. Đó là trí tuệ chính trị. Không dễ để xóa bỏ giới hạn cuối cùng (vũ khí sát thương) với Việt Nam. Không dễ để thực hiện bình thường hóa quan hệ với Cuba, vốn có một hệ thống chính trị khác xa với Mỹ…
Ở Obama, tôi thấy ông còn nổi trội ở những trí tuệ khác. Đó là sự hiểu biết sâu rộng đến nhân dân, lịch sử, văn hóa đất nước mà ông đến thăm. Đó là cách đặt và trình bày những vấn đề gai góc với một quốc gia có hệ thống chính trị rất khác với Mỹ. Ông dám nhận nước Mỹ đã sai lầm trong chiến tranh với Việt Nam, ông biết cám ơn những cựu chiến binh Mỹ đã khai thông quan hệ hai nước. Trong vòng 30 phút, bài nói của ông đã đề cập tới rất nhiều vấn đề liên quan đến hai nước, liên quan đến thời sự quốc tế như: phụ nữ, thanh niên, giáo dục, biến đổi khí hậu, bảo vệ thiên nhiên, Internet cho đến chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
" alt=""/>Tổng Giám đốc FPT “giải mã” sức hút của Tổng thống ObamaTriển lãm và Hội nghị quốc tế CommunicAsia là sự kiện quan trọng và có quy mô lớn nhất khu vực Châu Á trong lĩnh vực công nghệ thông và truyền thông. Đây là Triển lãm có uy tín và được tổ chức thường niên, thu hút hơn 31.000 khách tham quan mỗi năm, trong đó 55% là khách quốc tế đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. Song song với Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề về công nghệ thông tin và truyền thông với các chủ đề nóng như thành phố thông minh, internet of things (IoT), điện toán đám mây và dữ liệu lớn, an ninh mạng, chuyển đổi doanh nghiệp số, diễn đàn CIO, diễn đàn chính sách và chiến lược phát triển mạng băng thông rộng Châu Á…
Tại CommunicAsia2016, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tham gia với tư cách là cơ quan bảo trợ chính thức Khu trưng bày quốc gia Việt Nam (Việt Nam Pavilion). Các đơn vị tham gia phối hợp gồm Hội Tin học Việt Nam, các Sở Thông tin và Truyền thông và 6 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và công ty thành viên là VNPT Technology, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn FPT, Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC, Công ty TNHH truyền hình cáp Sài Gòn Tourist(SCTV), Công ty TNHH một thành viên Hanel.
![]() |
Các đơn vị tham gia đoàn đại biểu Việt Nam tại triển lãm CommunicAsia 2016. |
Khu trưng bày quốc gia Việt Nam tại CommunicAsia2016 sẽ giới thiệu và quảng bá về môi trường chính sách, các dự án khu công nghệ tập trung, chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của các địa phương, cũng như các sản phẩm, dịch vụ chiến lược của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông và phát thanh truyền hình của Việt Nam đến khách tham quan quốc tế. Trong khuôn khổ sự kiện, đoàn Việt Nam sẽ tham gia hàng loạt các chương trình, hoạt động kết nối kinh doanh quốc tế.
Triển lãm và Hội nghị CommunicAsia2016 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 31/5/2016 với sự tham gia của Bộ trưởng và Lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông các nước khu vực Châu Á. Các Bộ trưởng và Lãnh đạo cấp cao cũng sẽ tham dự Diễn đàn Bộ trưởng về công nghệ thông tin và truyền thông với chủ đề “Kết nối, Nội dung, An ninh mạng”. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng làm Trưởng đoàn tham dự.
Thanh Tú" alt=""/>Việt Nam tham dự Triển lãm và hội nghị CommunicAsia 2016Góp ý về việc xây dựng chính sách về CNTT, ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số đề xuất, khi nghiên cứu chính sách về phát triển CNTT cần tập trung vào 3 lĩnh vực trọng điểm là hạ tầng, dịch vụ và doanh nghiệp.
Về hạ tầng CNTT nói chung ở nước ta đã có quy hoạch tốt nhưng việc quản lý để phát triển các dịch vụ trên hạ tầng này chưa thấy rõ vai trò của nhà nước. Nhà nước cần phát huy tốt vai trò của mình, đưa ra các chính sách để phát triển tốt mảng này, kể cả về nội dung số và mạng xã hội.
Về phát triển dịch vụ CNTT, cần có biện pháp đưa ra nhiều dịch vụ hơn. Hiện tại Đề án phát triển sản phẩm CNTT trọng điểm quốc gia đã được duyệt, tuy nhiên ông Minh cho rằng, khái niệm này là một tư duy cũ, tư duy của thời kỳ đầu phát triển CNTT; do đó cần thay đổi tư duy về việc phát triển dịch vụ CNTT hoặc đổi tên cho Đề án.
Đối với phát triển doanh nghiệp thì phải có chính sách thúc đẩy nội lực doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm sản phẩm cung cấp cho thị trường CNTT trong nước và thế giới. Sự phát triển chung của toàn thị trường Việt Nam khá nhanh, nhưng số lượng các tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài khá nhiều trong đó có Samsung, các doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh tỷ trọng lớn trên thị trường. Do vậy, rất cần có chính sách giúp các doanh nghiệp Việt có thể phát triển được, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Phải làm thế nào để các doanh nghiệp lớn lôi kéo những doanh nghiệp nhỏ vào làm CNTT.
Ông Hoàng Lê Minh cũng nêu ra một bất cập rất lớn về chính sách. Ví dụ, Viettel có tiềm lực lớn, có nguồn vốn lớn và được Chính phủ cho phép dùng 2.000 tỷ đồng để phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm CNTT Viettel vẫn đi ký với Microsoft và các doanh nghiệp nước ngoài khác mang về bán.
" alt=""/>Cần có chính sách để “ông lớn' lôi kéo doanh nghiệp nhỏ vào làm CNTT