![]() |
Công trình thi công dự án Happy One Central tự ý đục khoét tường của Đài truyền hình để lắp ống nước |
Cụ thể, vào giữa tháng 5, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương đã gửi công văn đến UBND phường Phú Hòa đề nghị xử lý việc công trình tự ý đục khoét hai bức tường của Đài, lắp một đường ống dẫn nước từ công trình này xả xuống hệ thống thoát nước trong khu dân cư.
Đến ngày 26/5, UBND phường Phú Hòa phối hợp với Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Quản lý đô thị TP Thủ Dầu Một đến hiện trường để kiểm tra thì phát hiện sự việc trên.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện công trình này có đục khoét hai bức tường rào của Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương (số 46 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa – Một trong những điểm bảo vệ mục tiêu theo quy định của Chính phủ), lắp đặt một đường ống nhựa có đường kính 9cm đấu nối từ bên trong công trình chạy qua khuôn viên Đài rồi xả nước vào hệ thống thoát nước của khu dân cư nằm bên cạnh.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện chủ đầu tư là ông Nguyễn Văn Thắng thừa nhận việc lắp đường ống thoát nước nói trên là để thoát nước mưa và nước ngầm trong quá trình đào đất. Tuy nhiên, chủ đầu tư đưa ra lý do là vì “đơn vị thi công tự ý làm, không thông báo cho chủ đầu tư”.
Do bị phía Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bình Dương và người dân phản ứng, đơn vị thi công đã phải tháo bỏ đường ống này, trả lại hiện trạng ban đầu. Tuy vậy, nước trong công trình này lại bị tràn ra đường N8 gây cảnh nhếch nhác ngay khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một.
![]() |
Công trình dự án Happy One Central trên đường N8, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một |
Đoàn kiểm tra sau đó đã lập biên bản ghi nhận sự việc, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Dự án Happy One Central với quy mô gồm 2 block cao 40 tầng nổi và 3 tầng hầm, được chủ đầu tư giới thiệu là khu chung cư cao nhất tỉnh Bình Dương hiện nay, nằm ở vị trí đắc địa và được thiết kế hiện đại. Đây là công trình chung cư thứ hai của công ty này tại TP Thủ Dầu Một.
Tuy vậy, khi công trình này còn chưa được cấp giấy phép thì lộ ra những bất cập khiến người dân bức xúc.
Bất chấp dự án chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh, đơn vị phân phối và chủ dự án Khu dân cư Đông Bình Dương đã huy động vốn của khách hàng và thi công hạ tầng không phép.
" alt=""/>Công trình cao nhất Bình Dương đục tường Đài truyền hình, nối ống thoát nước vào khu dân cưNguồn tin của Bloomberg tiết lộ, quan chức Mỹ đang vận động Hà Lan cấm ASML bán một số hệ thống in thạch bản cực tím đời cũ (DUV) cho Trung Quốc. ASML là nhà sản xuất hệ thống, máy in thạch bản lớn nhất thế giới – thiết bị đóng vai trò lớn trong quy trính chế tạo bán dẫn. Vị thế của ASML trên thị trường đồng nghĩa nếu bị chặn đường, tham vọng tự cường sản xuất linh kiện điện tử quan trọng của Trung Quốc sẽ bị xói mòn. DUV dù không “xịn” như EUV nhưng không thể thay thế trong sản xuất chip công nghệ cũ, dùng trong xe hơi, điện thoại, máy tính, thậm chí robot.
Theo nguồn tin, vấn đề được đặt ra trong chuyến thăm của Thứ trưởng Thương mại Mỹ Don Graves tới Hà Lan và Bỉ hồi cuối tháng 5 và đầu tháng 6 để thảo luận về vấn đề chuỗi cung ứng. Trong chuyến thăm, ông Graves cũng thăm quan thủ phủ ASML tại Veldhoven và gặp gỡ CEO Peter Wennink.
Chính phủ Hà Lan vẫn chưa đồng ý bổ sung hạn chế xuất khẩu đối với ASML sang Trung Quốc do có thể ảnh hưởng đến quan hệ giao thương với nước này. ASML hiện không bán được hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) hiện đại nhất, trị giá 164 triệu USD/máy cho Trung Quốc, vì không xin được giấy phép xuất khẩu từ chính quyền.
Nguồn tin cho biết, Washington tập trung vào cấm bán các loại công nghệ DUV mới nhất, máy in thạch bản chìm. Quan chức Mỹ cũng muốn gây áp lực lên Nhật Bản để dừng bán công nghệ tương tự cho các hãng chip Trung Quốc. Nikon của Nhật Bản đang cạnh tranh với ASML trong lĩnh vực này.
In thạch bản chìm còn được gọi là ArFi (argon fluoride immersion). Theo Founder Securities, ASML bán 81 hệ thống ArFi năm 2021 so với 4 của Nikon, chiếm 95% thị phần.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hà Lan, sau Đức và Bỉ. ASML phản đối lệnh cấm bán thiết bị in thạch bản DUV cho Trung Quốc. Các nhà máy ở Trung Quốc, dù là nội hay ngoại, chiếm 14,7% tổng doanh thu ASML năm 2021.
Nỗ lực cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc của Mỹ bắt đầu từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Washington đã gây áp lực để chính phủ Hà Lan cấm bán hệ thống in EUV cho Bắc Kinh. Nếu không có EUV, không thể sản xuất chip tiên tiến nhất. Các công ty thiết bị sản xuất chip lớn của Mỹ như Applied Materials, Lam Research đã bị cấm bán một số sản phẩm cho SMIC do nguy cơ an ninh quốc gia. Lệnh cấm DUV nếu thành hiện thực sẽ là đòn đau với SMIC và các đồng nghiệp Trung Quốc.
Johnson Wang, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nhận định thiết bị in thạch bản là quan trọng nhất với Trung Quốc khi nói tới sản xuất bán dẫn. Nếu không thể tiếp cận thiết bị DUV, ngành công nghiệp chip của nước này sẽ bị đình trệ.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Mỹ vừa công bố danh sách cấm vận thương mại mới, bao gồm 25 công ty của Trung Quốc. Trong số này, có một số hãng công nghệ được cho là liên quan đến cuộc chiến Nga – Ukraine.
" alt=""/>Mỹ muốn chặn đường mua máy móc sản xuất chip của Trung QuốcVới chi phí xây dựng 800 triệu đồng, nhiều người cho rằng gia chủ đã bỏ ra số tiền uổng phí hoặc bị bên thầu công trình đội giá.
![]() |
Bề ngoài nhìn nhà đơn sơ, giản dị và không có gì đặc biệt. |
Vậy nhưng, nếu bước vào bên trong, “tận mục sở thị” từng ngóc ngách, chắc chắn ai cũng sẽ xuýt xoa ngợi khen.
Chủ công trình này là anh Trần Đức Công, làm nghề nhiếp ảnh. Anh Công cho biết, ban đầu gia đình chỉ dự định cải tạo lại căn nhà cấp 4 nhưng sau khi kiến trúc sư đến khảo sát, thấy kết cấu xuống cấp, không cải tạo được.
Cuối cùng anh lựa chọn phương án xây mới. Tổng diện tích ngôi nhà là 140m2 với 3 phòng ngủ, 2 vệ sinh, sân vườn, bếp ăn.
![]() |
Phối cảnh mặt cắt ngôi nhà. |
Nhà chia làm 2 khu vực. Phía trước có 1 tầng, là phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh và sân cổng trải cỏ.
Phần phía sau có 2 tầng, là phòng ngủ, vệ sinh. Trên tầng 2 có khoảng không kết nối 2 phần, được kiến trúc sư thiết kế thành nơi uống trà, trồng cây cảnh.
![]() |
Ngôi nhà đủ chỗ cho gia đình 3 thế hệ sinh sống. Vì thế yếu tố sinh hoạt chung được chú trọng nhưng không gian riêng lại tách biệt, đảm bảo yên tĩnh. |
Hiên nhà bên trái rộng rãi, có lối đi dẫn lên cầu thang tầng 2. Cầu thang này hình vòng cung, ôm lấy cây bơ. Điểm đặc biệt là cầu thang xây gạch và trát xi măng, khớp với bố cục ngôi nhà.
Toàn bộ phần mái lợp ngói đỏ, chống nóng. Xung quanh nhà kiến trúc sư bố trí hệ thống cửa nhôm kính tối màu, mở cửa đón gió vào buổi chiều.
![]() |
Phòng khách, bếp ăn trên cùng mặt bằng. Nội thất sử dụng đồ gỗ đơn giản. Kệ tivi đóng tích hợp thành kệ sách. |
![]() |
Cửa kính lớn đón gió, hiên nhà lợp ngói, giúp cản nắng. |
![]() |
Mọi góc trong nhà được tối ưu hóa công năng. Từ đây có thể nhìn ra cổng, phòng khách. |
![]() |
Sân vườn mộc mạc. |
Cầu thang là điểm nhấn hoàn hảo cho công trình.
![]() |
Mái hiên còn được lắp đặt hai xích đu hóng mát. |
![]() |
Xích đu làm từ gỗ và dây thừng bện. |
![]() |
Lưới ngồi thư giãn căng từ nhà sang phía cột chống. Anh Công cho hay, tấm lưới này khá chắc, có thể chịu được tải trọng lớn. |
![]() |
Cầu thang nhìn từ trên cao uốn lượn khá đẹp, tạo thành nét độc đáo. |
![]() |
Khoảng không kết nối hai khu vực được biến thành nơi uống trà và trồng cây. |
![]() |
Ngôi nhà nhìn từ trên cao lại khá nổi bật. |
![]() |
Bóng nắng hắt bên thềm tầng 2. |
![]() |
Anh Công tâm sự, bản thân rất tâm huyết với công trình. Thiết kế này có chút hơi hướng của những ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội xưa. Không gian giúp gia chủ thư giãn, quây quần bên gia đình và cũng mang lại cho anh cảm hứng sáng tạo nhiếp ảnh. |
Ngôi nhà mang phong cách Bungalow có diện tích 35m2, chi phí hoàn thiện khoảng 300 triệu đồng được KTS Trần Huy tự thiết kế, làm nơi ở cho mình và gia đình.
" alt=""/>Ngôi nhà trát xi măng, xây hết 800 triệu đồng của nhiếp ảnh gia Nghệ An