Theo Sky Sports, HLV Thomas Tuchel ký hợp đồng có thời hạn 18 tháng với FA khi ngồi vào "ghế nóng" của "Tam sư" nhưng ông chỉ bắt đầu làm việc từ ngày 1/1/2025.
Điều này đồng nghĩa với việc HLV tạm quyền Lee Carsley sẽ tiếp tục dẫn dắt tuyển Anh ở các trận UEFA Nations League gặp Hy Lạp và Ireland vào tháng 11 tới.
HLV Thomas Tuchel thể hiện tham vọng lớn cùng đội tuyển Anh (Ảnh: FA).
Giám đốc điều hành FA, Mark Bullingham cho biết có khoảng 10 ứng viên đã được phỏng vấn cho chiếc ghế HLV trưởng tuyển Anh nhưng cuối cùng HLV Thomas Tuchel được chọn là do có tầm nhìn rõ ràng trong mục tiêu giành chức vô địch World Cup 2026.
Kể từ chức vô địch World Cup 1966, tuyển Anh vẫn chưa một lần đăng quang ngôi vương ở giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh cũng như chưa giành bất kỳ danh hiệu lớn nào khác.
Tại Euro 2020, tuyển Anh để thua Italy trong loạt sút luân lưu ở trận chung kết và chỉ giành ngôi á quân. Đến Euro 2024, "Tam sư" một lần nữa chỉ về nhì khi thất bại trước Tây Ban Nha ở trận chung kết với tỷ số 1-2.
"Tôi hiểu rằng để có thể vô địch World Cup là nhiệm vụ rất khó khăn. Nhưng khi tôi đưa ra kế hoạch cho mình từ tháng 1/2025 cho đến World Cup 2026, tôi cảm thấy phấn khích vì nó phù hợp với đam mê của tôi, phấn đấu thúc đẩy nhóm cầu thủ này tiến lên.
Tôi hy vọng có thể thuyết phục mọi người và chứng minh mình xứng đáng vai trò HLV trưởng đội tuyển Anh. Tôi sẽ làm mọi thứ để thể hiện sự tôn trọng với trách nhiệm được giao phó và đó là mục tiêu của tôi trong 18 tháng tới.
Mọi người có thể yên tâm rằng chúng tôi sẽ thực hiện điều đó bằng niềm đam mê và cảm xúc. Chúng tôi sẽ cố gắng thiết lập các giá trị, nguyên tắc và quy tắc càng nhanh càng tốt để biến giấc mơ thành hiện thực", HLV Thomas Tuchel nói về mục tiêu giúp tuyển Anh tái hiện chức vô địch World Cup năm 1966.
Chiến lược gia người Đức cho biết hợp đồng 18 tháng tương đối ngắn nhưng sẽ rất hợp lý bởi nó cho phép ông tập trung hoàn toàn vào World Cup.
"Đó là 18 tháng và sau đó chúng tôi sẽ quyết định ngồi lại với nhau hay không. Cá nhân tôi có nhiều kinh nghiệm với những bản hợp đồng kéo dài 18 tháng. Tôi nghĩ đây là khoảng thời gian tốt vì nó sẽ giúp chúng tôi tập trung.
Chúng tôi ở đây để làm việc hướng đến kết quả tốt nhất có thể cho World Cup và sau đó hãy cùng xem điều gì sẽ xảy ra", chiến lược gia 51 tuổi chốt lại.
" alt=""/>HLV Thomas Tuchel đặt mục tiêu vô địch World Cup cùng đội tuyển AnhSau khi tổ chức thi đấu nội dung cá nhân 3 môn phối hợp, Ban tổ chức Olympic 2024 lại cấm VĐV tập luyện ở sông Seine (Ảnh: Getty).
Theo L'Equipe, vận động viên (VĐV) 3 môn phối hợp người Bỉ, Claire Michel, đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nhiễm khuẩn E.coli (loại trực khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae thường trú ngụ trong ruột của người và động vật).
VĐV giành huy chương bạc Hayden Wilde (New Zealand) cũng bị nhiễm khuẩn E.coli sau khi tham dự nội dung 3 môn phối hợp cá nhân dành cho nam. Hayden Wilde bị ốm hai ngày sau khi tham gia cuộc thi và không thể tham gia tập luyện cho nội dung tiếp sức đồng đội vào ngày 5/8. Sự vắng mặt của anh khiến đội New Zealand chỉ có thể xếp thứ 14 chung cuộc.
Theo nguồn tin từ AP, số lượng VĐV nhiễm khuẩn E.coli tiếp tục tăng lên. Điều đó khiến cho Ban tổ chức chịu không ít sự phản đối.
Trước tình hình đó, Ban tổ chức Olympic 2024 lại đưa ra quyết định gây tranh cãi khi "cấm cửa" các VĐV tập luyện ở dòng sông này. Ban tổ chức thông báo: "Sau cuộc họp tình hình hàng ngày giữa ban tổ chức Olympic Paris 2024 và World Aquatics (cơ quan quản lý các môn thể thao dưới nước), chúng tôi đã quyết định rằng buổi làm quen với sông Seine bị hủy bỏ".
Hàm lượng E.coli của sông Seine cao hơn mức cho phép rất nhiều (Ảnh: Getty).
Lý do bởi hàm lượng vi khuẩn E.coli vượt ngưỡng tối đa được chấp nhận của World Aquatics. Cụ thể, hàm lượng E.coli tăng lên tới 2.000 CFU trong 100ml. Trong khi đó, Liên đoàn 3 môn phối hợp thế giới quy định mức độ phải thấp hơn 1000 CFU trong 100ml.
Nhiều VĐV đã đặt ra câu hỏi rằng phải chăng Ban tổ chức Olympic cố tình tổ chức nội dung cá nhân 3 môn phối hợp, bất chấp việc nguồn nước không đảm bảo. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều VĐV đã nhiễm bệnh.
Sông Seine còn tổ chức chung kết 3 môn phối hợp tiếp sức hỗn hợp và bơi marathon. Thêm một lần nữa, Ban tổ chức đứng trước sức ép có kịp tổ chức những nội dung thi đấu này hay không trong bối cảnh lễ bế mạc Olympic diễn ra vào ngày 11/8.
" alt=""/>Sông Seine tiếp tục tạo ra tranh cãi vì quá bẩn, Ban tổ chức khó xửViệc giành vé dự World Cup 2023 là cú hích lớn với bóng đá nữ Việt Nam (Ảnh: AFC).
Với việc duy trì số lượng 8 đội ổn định tham dự giải bóng đá nữ VĐQG như hiện nay, mỗi lượt trận phải có từ 2-3 sân thi đấu mới đảm bảo công tác tổ chức giải trong điều kiện thi đấu tập trung. Việc tìm kiếm địa phương vừa đáp ứng đủ số lượng sân thi đấu, sân tập vừa đảm bảo chất lượng mặt cỏ là rất khó khăn, nhưng VFF đã nỗ lực để đảm bảo tổ chức giải đúng kế hoạch.
Mặc dù có những khó khăn nhưng công tác tổ chức giải bóng đá nữ đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác đăng ký cầu thủ trên hệ thống FIFA Connect thực hiện nhanh chóng và tạo điều kiện cho bộ phận tư cách cầu thủ dễ dàng hơn trong việc nhận xét hồ sơ; công tác an ninh, y tế và hậu cần của giải đấu được chuẩn bị kỹ lưỡng, góp phần cho các trận đấu diễn ra an toàn; công tác truyền thông các giải bóng đá nữ thời gian vừa qua đã được nâng cao, các trận đấu được truyền hình trực tiếp cũng như phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội…
Với những thành tích của bóng đá Nữ Việt Nam, Việt Nam được AFC chọn vào danh sách 8 Liên đoàn quốc gia có suất trực tiếp tham dự giải vô địch CLB bóng đá Nữ châu Á - AFC Women's Champion League 2024 từ ngày 6 đến 12/10. CLB nữ TPHCM đại diện Việt Nam tham dự Giải đấu và xuất sắc giành quyền lọt vào tứ kết của giải.
Cũng trong khuôn khổ các hoạt động liên quan đến bóng đá nữ, VFF là một trong 5 Liên đoàn khu vực châu Á được UEFA lựa chọn tham gia Dự án UEFA/AFC hỗ trợ phát triển bóng đá nữ trong thời gian 03 năm (từ 2024-2027). Từ ngày 6-8/11, đoàn công tác của UEFA đã sang Việt Nam làm việc trực tiếp để triển khai dự án hiệu quả.
Trước đó trong tháng 8 và 9/2024, AFC/UEFA và VFF phối hợp tổ chức một số Hội thảo với các nội dung quan trọng như: Phát triển bóng đá phong trào, Phát triển về truyền thông và hình ảnh cho Bóng đá nữ; phát triển CLB và Giải Vô địch quốc gia, phát triển các ĐTQG, Phát triển nguồn nhân lực cho Bóng đá Nữ… với sự tham gia của các bộ phận chuyên môn liên quan thuộc VFF và các đối tác.
VFF đẩy mạnh việc hợp tác với AFC, UEFA để phát triển bóng đá nữ Việt Nam (Ảnh: VFF).
Để tiếp tục nâng cao chất lượng các giải bóng đá nữ quốc gia, Ban Bóng đá nữ đã cùng các Ban chức năng thảo luận về các nội dung Quy chế Bóng đá Việt Nam. Thành viên của Ban đã có ý kiến thảo luận và một số thống nhất về Quy chế Bóng đá Việt Nam: Số lượng cầu thủ ngoại thi đấu tại giải bóng đá nữ; quy định mới về hợp đồng cầu thủ nữ, lộ trình đào tạo và nâng cấp mặt bằng chứng chỉ HLV tại các giải bóng đá nữ…
Nghiên cứu phương án nâng cao số lượng trận đấu cho các cầu thủ được tích lũy kinh nghiệm thông qua việc xây dựng phong trào bóng đá nữ tại các tỉnh, tổ chức các giải đấu tại địa phương hàng năm để phát triển phong trào, tìm kiếm nguồn nhân lực. Bố trí các điều kiện tập luyện và thi đấu tốt nhất cho các Đội tuyển nữ QG. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm đến điều kiện vật chất (chế độ ăn, ở, tiền lương) cũng như đời sống tinh thần đối với cầu thủ nữ.
Bên cạnh đó, VFF đã có kế hoạch phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức thêm các giải bóng đá nữ trẻ lứa tuổi U12-13 toàn quốc để đẩy mạnh phong trào, tìm kiếm thêm nguồn vận động viên cho tương lai. Cử chuyên gia hoặc thành lập tổ theo dõi phát hiện và bồi dưỡng cầu thủ trẻ tại các hoạt động bóng đá phong trào như Hội khỏe phù đổng, lớp bóng đá cộng đồng…
" alt=""/>Bóng đá nữ tiếp tục được đầu tư trọng điểm cho mục tiêu World Cup