>> Khốn khổ vì mua đất 15 năm không được giao nền
Chờ gần 20 năm vẫn chưa nhận được đất
Sáng 8/10, rất đông khách hàng góp vốn mua nền dự án Khu nhà ở CBCNV đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết.
Theo đơn kêu cứu của gần 200 khách hàng góp vốn dự án này, năm 2001, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) ra quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng khu nhà ở cho CBCNV công ty Tranimexco (thành viên của Cienco 6), với quy mô 86.568m2. Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn đóng góp tự nguyện của CBCNV. Công ty Tranimexco làm đại diện chủ đầu tư, quản lý, điều hành dự án. Ngày 19/4/2002, dự án được UBND TP.HCM ra quyết định giao đất tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức.
![]() |
Cư dân tụ tập trước trụ sở Sở TN-MT |
Từ tháng 3/1999, khi dự án đang trong giai đoạn lập đề án, Tranimexco đã bắt đầu thu tiền góp vốn. Sau đó, Tranimexco ký thỏa thuận góp vốn với CBCNV để huy động vốn thực hiện dự án thông qua đại diện công đoàn công ty.
Theo thỏa thuận góp vốn, Công ty Tranimexco được hưởng 5% giá trị đầu tư dự án, với danh nghĩa là đơn vị quản lý, điều hành dự án. Phương thức góp vốn chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: CBCNV góp 280 triệu đồng để làm thủ tục chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, nộp thuế sử dụng đất.
Giai đoạn 2: Giải phóng nốt phần mặt bằng còn lại, xây dựng cơ sở hạ tầng, số tiền CBCNV phải đóng sẽ được thông báo 30 ngày trước khi thực hiện.
Giai đoạn 3: Chi phí bàn giao nền và nhận giấy chứng nhận chủ quyền, số tiền cũng sẽ được thông báo sau.
Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn có thể có nhiều kỳ góp vốn, tùy theo tình hình thực tế. Sau khi hoàn thành xong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, Tranimexco sẽ ký hợp đồng chính thức.
Dự án nhận được sự đồng tình của CBCNV, nên đến năm 2004, việc huy động vốn cho giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay dự án cũng mới chỉ dừng ở giai đoạn giải phóng mặt bằng. Gần 20 năm trôi qua, dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống, với cỏ dại mọc um tùm.
Cần thêm 236 tỷ mới có thể triển khai tiếp?
Tháng 7/2017, tại hội nghị toàn thể CBCNV góp vốn đầu tư dự án Khu nhà ở CBCNV, Tranimexco đã đưa ra báo cáo và kế hoạch thực hiện dự án. Theo đó, công ty này đưa ra nhiều lý do dẫn tới việc dự án chậm triển khai và cần huy động thêm vốn để thực hiện.
![]() |
Sau 20 năm, dự án vẫn chỉ là khu đất trống |
Theo báo cáo này, từ năm 2003 - 2009, Tranimexco đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, có một số hộ dân không chấp nhận di dời. Ngoài ra, tuyến đường vành đai 2 có đoạn cắt ngang khu đất này và được điều chỉnh từ rộng 60m lên 67m. Do đó, công ty phải điều chỉnh quy hoạch và diện tích dự án, theo hướng thu hẹp lại còn 66,798m2.
Đến tháng 7/2017, Tranimexco đã thu được tổng cộng 59,8 tỷ đồng từ CBCNV. Đơn vị này cũng đã chi hết hơn 55 tỷ đồng. Trong đó, chi cho đền bù giải phóng mặt bằng là hơn 30 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo này, Tranimexco cho rằng, các số liệu dự toán thiết kế đã cũ, giá cả vật liệu có biến động lớn. Do đó, cần phải huy động thêm khoảng 236 tỷ đồng nữa, nâng tổng mức đầu tư của dự án, thì mới có thể tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự kiến tới quý I năm 2019 thì hoàn thành dự án.
Tranimexco cũng đưa ra 2 phương án thực hiện. Phương án 1 là Tranimexco tiếp tục huy động vốn của cư dân thành 4 đợt. Phương án 2 là Tranimexco sẽ ứng trước khoảng 50 tỷ đồng để thực hiện, đồng thời lùi thời gian huy đông vốn theo phương án 1 thêm 3 tháng. Công ty sẽ giảm số tiền góp vốn của CBCNV, nếu nhận được tiền đền bù từ dự án đường vành đai 2.
Tuy nhiên, cả 2 phương án này đều không nhận được sự đồng tình của những người góp vốn. Những người phản đối cho rằng, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bị đội lên tới 236 tỷ là quá cao, không thể chấp nhận được và họ không còn tin tưởng Tranimexco nữa, do dự án đã bế tắc gần 20 năm.
Tại buổi làm việc với đại diện sở TNMT và UBND quận Thủ Đức, vào sáng 8/10, khách hàng góp vốn kiến nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét, giải quyết quyền lợi của những người góp vốn tại dự án này. CBCNV cũng kiến nghị không chi tiền bồi thường dự án đường vành đai 2 cho Tranimexco, mà phải chi trả trực tiếp cho những người góp vốn. Bởi, Tranimexco chỉ là đơn vị đại diện cho CBCNV góp vốn.
Mạnh Đức
Hà Nội đề xuất giao cho doanh nghiệp hơn 3,2 ha “đất vàng” tại khu vực sân vận động Hàng Đẫy trong thời hạn 50 năm theo cơ chế đặc biệt, không qua đấu giá...
" alt=""/>Mua đất từ thế kỷ trước, đến giờ chưa được nhận nềnCông trình biểu tượng
Khu đô thị mới Hà Tiên nằm trong chuỗi dự án khu đô thị (KĐT) lấn biển, là công trình trọng tâm của thành phố có nguồn vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng do công ty C&T làm chủ đầu tư. Với lợi thế trải dài hơn 3km mặt tiền biển, Hà Tiên xác định đô thị mới sẽ là khu phức hợp dịch vụ - thương mại - du lịch hiện đại, mang tính biểu tượng cho toàn thành phố.
![]() |
TP Hà Tiên đang phát triển để trở thành đô thị du lịch hàng đầu khu vực phía Nam |
KĐT sở hữu quy mô hơn 98 ha, tích hợp đầy đủ hệ thống tiện ích của một thành phố hiện đại thu nhỏ bao gồm: trung tâm thương mại, khách sạn du lịch từ 2-5 sao, nhà hàng đặc sản, khu vui chơi giải trí và thể thao dưới nước, nhà ở cao tầng hiện đại, trung tâm hành chính, trường học cấp 1-2, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trung tâm đào tạo, câu lạc bộ hưu trí và dưỡng lão,...
Nằm trong chiến lược đưa đô thị mới thành điểm du lịch hàng đầu của Hà Tiên, trong tháng 11, C&T sẽ giới thiệu ra thị trường khu biệt thự biển cao cấp Hà Tiên Venice Villas. Dự án sẽ tích hợp nhiều tiện ích đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Tiên phục vụ chuyên biệt cho nghỉ dưỡng, du lịch của du khách trong và ngoài nước. Ấn tượng nhất phải kể đến hệ thống tiện ích hiện đại lần đầu xuất hiện tại Hà Tiên như: hồ bơi vô cực, cầu cảnh quan ngắm biển, sân tennis, sân golf trên cao, trung tâm thương mại, đường dạo biển dài hơn 1km,…
Ông Mai Đức Toàn, Giám đốc Kinh doanh công ty CP Xây dựng & Kinh doanh Vật tư (C&T) chia sẻ: “Khách du lịch đến Hà Tiên chín tháng đầu năm 2018 vào khoảng 2,4 triệu lượt người ngang ngửa Phú Quốc với 2,9 triệu lượt người. Tuy nhiên hiện tại Hà Tiên chưa có cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xứng tầm để níu chân du khách. Hà Tiên Venice Villas ra đời sẽ giải tỏa cơn khát dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp đang thiếu hụt, đồng thời nâng tầm cho du lịch Hà Tiên”.
BĐS Hà Tiên tăng tốc
GS Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) nhận định: Đoạn biển từ Rạch Giá tới Hà Tiên đổ ra Phú Quốc là vị trí lý tưởng để phát triển BĐS du lịch.
Trước năm 2017, thị trường BĐS Hà Tiên khá trầm lắng. Cụ thể: năm 2011, giá đất tại KĐT mới khoảng 2-3 triệu/m2 thì đến 2017, giá tăng lên từ 3-7 triệu /m2, tức tăng trung bình từ 15-20%/năm. Tuy nhiên bước sang đầu năm 2018, giá đất ghi nhận có sự tăng tốc mạnh mẽ, đặc biệt ở các vị trí ven biển thuộc KĐT mới Hà Tiên.
![]() |
Hà Tiên là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mekong khi đến Việt Nam qua đường bộ và cửa ngõ du lịch của Phú Quốc qua đường thủy |
Các chuyên gia phân tích, việc giá BĐS Hà Tiên tăng tốc mạnh mẽ là hệ quả tất yếu cộng hưởng bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất, hiệu ứng từ thông tin Hà Tiên lên thành phố lan truyền từ hồi đầu năm đã khiến tâm lý người dân và nhà đầu tư trở nên sốt sắng thu gom quỹ đất. Thứ 2, ngay sau khi lên thành phố, Hà Tiên mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch, trong đó có việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư hạ tầng, dịch vụ, đây là tiền đề của chu kỳ phát triển BĐS du lịch và nghỉ dưỡng.
Thứ 3, đầu năm 2018, thị trường Phú Quốc bước vào chu kỳ chạy đua nóng bỏng. Cơn sốt đất khiến các khu vực vùng ven chịu tác động mạnh. Đến khoảng cuối tháng 6, khi thị trường có dấu hiệu hạ nhiệt, nhà đầu tư có động thái dịch chuyển đến thị trường mới có tiềm năng. Lúc này, Hà Tiên với ưu thế sẵn có về du lịch, vị trí liền kề, đón đầu cơ hội giao thương nên hiển nhiên trở thành “ngư ông đắc lợi” sau cơn sốt đất Phú Quốc.
Đại diện công ty C&T cũng tiết lộ, việc giới thiệu dự án Hà Tiên Venice Villas trong tháng 11 là động thái để nhà đầu tư hưởng lợi từ hiệu ứng Hà Tiên lên thành phố và cơn sốt đất đang có chiều hướng dịch chuyển từ Phú Quốc đến Hà Tiên.
Lê Nghĩa
" alt=""/>Vừa lên thành phố, BĐS Hà Tiên tăng tốc