Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên vừa ký ban hành văn bản số 1445 về việc khai quật khảo cổ.
Cụ thể, cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại khu vực nền nhà Cục tác chiến thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thời gian khai quật từ ngày 15/4/2017 đến ngày 30/12/2017 trên diện tích 982m2. Chủ trì khai quật là PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học.
![]() |
Một góc trưng bày các hiện vật được khai quật từ Hoàng thành Thăng Long dưới tầng hầm Nhà Quốc hội |
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL.
"Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phương án bảo vệ, phát huy giá trị những hiện vật đó"- Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu cầu.
Đồng thời sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được phép cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.
Thứ trưởng cũng giao Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định.
T.Lê
" alt=""/>Khai quật khu trung tâm Hoàng thành Thăng LongBộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0tập trung vào 6 lĩnh vực cốt lõi: Quản trị và quản lý; An toàn vật lý, đảm bảo hoạt động liên tục và kiểm toán; Kiến trúc và kỹ thuật an toàn; An toàn vận hành và cơ sở hạ tầng; An toàn phần mềm; Phòng thủ không gian mạng.
Ngoài ra, sách cũng đề cập đến an toàn đám mây, hệ thống điều khiển công nghiệp, quản trị dữ liệu…
Nội dung IS-BOK 2.0đóng vai trò như một bản đồ “sống” cho các chuyên gia về an toàn thông tin muốn xây dựng kiến thức nền tảng và cập nhật những kiến thức mới. Theo AiSP, đây là tập hợp các khái niệm, thuật ngữ và hoạt động chuyên môn sâu rộng thuộc lĩnh vực an toàn thông tin ở Singapore.
Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) - ông Nguyễn Thành Hưng nhận định rằng: "Bộ Kiến thức cốt lõi về an toàn thông tin phiên bản 2.0thực sự là tài liệu hữu ích dành cho đông đảo đối tượng bạn đọc, từ sinh viên đến cán bộ, chuyên gia và những người làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin; cũng như bạn đọc quan tâm, yêu thích lĩnh vực này".
"Để theo kịp xu hướng phát triển như vũ bão của an toàn không gian mạng, AiSP sẽ thường xuyên hệ thống hóa các bản cập nhật cho IS-BOKvà tham khảo chéo các luật an toàn không gian mạng cũng như thực tiễn tốt nhất ở nước ngoài với những đối tác trên toàn thế giới. Chúng tôi hy vọng IS-BOKsẽ liên tục được cập nhật và tạo ra một hệ sinh thái an ninh mạng sôi động hơn, năng động hơn"- Giáo sư Steven Wong, Chủ tịch AiSP nhấn mạnh.