Sau đó, anh H. có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu nên nằm nghỉ tại chỗ. Đến khoảng 21h cùng ngày, anh chóng mặt, nôn ói và được đưa đi cấp cứu. Vợ con anh và một người trong cuộc nhậu (41 tuổi) cũng có triệu chứng tương tự và được đưa đến bệnh viện.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng sáng 14/7, anh H. tử vong, nghi do ngộ độc rượu. Ba nạn nhân còn lại được chuyển lên Bệnh viện 175 (TP.HCM).
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định các nạn nhân đã uống loại rượu pha sẵn, có dán nhãn hiệu riêng. Vụ việc đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Tôi nghĩ rằng đã đến lúc nên xem xét và tổ chức lại các phong trào, cuộc thi sao cho thiết thực hiệu quả, nhất là thi giáo viên dạy giỏi.
Phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh được tổ chức tuần tự ở cấp trường, hội thi được tổ chức mỗi năm một lần, cấp huyện là hai năm một lần và cấp tỉnh là bốn năm một lần với mục đích nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, chia sẻ phương pháp dạy cho nhau…
Việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ không có gì đáng nói nếu không làm giáo viên lo âu mất ăn, mất ngủ, áp lực... chỉ vì danh hiệu, thành tích của nhà trường.
Là giáo viên dạy Giáo dục công dân trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa), từng được trường chọn đi thi giáo viên dạy giỏi huyện, tỉnh, đến nay tôi vẫn không sao quên được hành trình khi ấy. Tôi muốn sẻ chia phần nào nỗi khổ cùng đồng nghiệp đã, đang và sẽ thi giáo viên dạy giỏi.
Mất ăn mất ngủ cả tháng để chuẩn bị "đón khách"
Bắt đầu hành trình là tham gia hội giảng giáo viên giỏi trường trong tháng 10. Nhiều người nói thi ở trường có khi còn gay go hơn thi huyện, tỉnh nhưng thực chất hơn vì cá nhân tự lo cho tiết dạy của mình mà không có sự trợ giúp nào.
Vượt qua cấp trường, Ban giám hiệu chọn "gà" đi thi đấu huyện.
Tôi mất ăn, mất ngủ cả tháng để chuẩn bị cho tiết dạy cấp tỉnh của mình cũng vì danh hiệu ao ước.
Nào là giáo án phải soạn đi soạn lại cả chục lần, không biết bao nhiêu tranh ảnh phải chuẩn bị, đồ dùng dạy học phải làm, tài liệu vô số kể phải tìm..., rồi dạy thử vài ba lần để đồng nghiệp trong nhóm, tổ, ban giám hiệu dự giờ góp ý và chỉnh đi sửa lại không biết bao nhiêu lần nữa vì mỗi người mỗi ý. Chỉ một tiết dạy thôi mà vất vả vô cùng.
Còn hiện nay Điều 6 Thông tư 21 quy định, trong hội thi, giáo viên sẽ báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; làm một bài kiểm tra năng lực. hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm…về thực hành giảng dạy Thông tư quy định mỗi giáo viên dạy hai tiết một tiết tự chọn bài, một tiết bốc thăm).
Như vậy so với trước đây thi giáo viên giỏi về cơ bản không có gì là khác nhau về bản chất cả “giáo viên dạy-giám khảo chấm) chỉ có nặng thêm về phần lý thuyết và thực hành dạy.Thú thật, giáo viên đi thi như là diễn viên, còn kịch bản, đạo diễn là tổ, ban giám hiệu xây dựng.
Tiếp đến, nếu được chọn đi thi giáo viên giỏi cấp tỉnh thì trình tự lại được chuyển giao cho tổ nghiệp vụ phòng giáo dục dự giờ dạy thử, góp ý cũng năm lần bảy lượt rồi chờ ngày lên đường thi đấu.
Yếu tố "diễn" ở hội thi được thể hiện từ A đến Z, tất cả đều được chuẩn bị công phu từ giáo án, hệ thống câu hỏi, nội dung ghi bảng, phương pháp, phương tiện, đồ dùng…do tập thể (trường, phòng) đầu tư, giáo viên chỉ việc thể hiện theo đúng kịch bản.
Điều này chỉ thể hiện ở những tiết hội thi mà thôi (vì "nhà có khách") còn những tiết dạy bình thường khác thì ngược lại giáo viên thiếu đầu tư (vì nhiều lý do…).
Hỏi việc đánh giá tiết dạy giỏi có khách quan, trung thực, công bằng không cần xem lại?
Vậy mục tiêu hội thi theo thông tư 21, là tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm...không thực tế do tất cả được “lên mâm sẵn” không phải do cá nhân giáo viên nửa mà là của tập thể.
Nếu đánh giá tiết dạy là đánh giá tập thể thì hợp lý hơn còn giáo viên dạy là diễn viên mà thôi giám khảo chỉ chấm vai diễn có tốt không.
Bản thân tôi đã thi đạt giáo viên giỏi huyện, tỉnh rất thấu hiểu việc này nhiều khi suy nghĩ Bộ tổ chức thi giáo viên giỏi để làm gì thêm khổ giáo viên!
Còn học sinh thì sao?
Để phục vụ cho thầy cô dạy thử tiết đi thi huyện, tỉnh, nhà trường điều động các lớp tham gia, đổi tiết, đổi giờ, đổi xuất, dạy thay, dạy thử nghiệm phương pháp này phương pháp khác...
Ở một số trường, ban giám hiệu còn cho giáo viên nghỉ dạy để tập trung vào việc đầu tư cho tiết dạy đi thi, dẫn đến học sinh mất bài, mất tiết, chất lượng học tập bị ảnh hưởng.
Thầy Nguyễn Văn Bổng, hiệu trưởng Trường THCS Trịnh Phong nói: “Để phục vụ cho việc thi giáo viên giỏi vì là thành tích chung của trường nên việc có ảnh hưởng đến học tập của học sinh là không tránh khỏi”.
Để nhập tâm, giáo viên được tự do lựa chọn lớp, chọn học sinh để dạy thử bất cứ khi nào cần. Khi chuẩn bị thi tỉnh môn công dân tôi nhớ phải điều lần lượt cả khối 7 (6 lớp để dạy) đặc biệt có lớp được dạy 2 lần vì thế các em chủ yếu là ngồi để nghe lại do đã dạy thử lần 1; rồi mỗi lớp tôi thử nghiệm một phương pháp khác nhau để chọn phương pháp phù hợp và cuối cùng cũng chọn được phương pháp BGH đồng thuận.
Vậy 3 mục đích thi giáo viên giỏi (Thông tư 21) để nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, chia sẻ phương pháp dạy cho nhau có đạt dược không? Theo giáo viên chúng tôi là khó, vì thi giáo viên giỏi là nhằm mục đích chính là diễn cho ban giám khảo xem chấm mà thôi.
Còn việc nâng cao năng lực nghiệp vụ giáo viên, tạo sự chuyển biến trong dạy tốt học tốt trong nhà trường chỉ là khẩu hiệu, phong trào bởi sau khi thi giáo viên dạy giỏi xong tất cả đâu lại vào đấy trở lại tiết dạy bình thường “nhà không có khách” mà!
Nếu để trao đổi học tập kinh nghiệm theo tôi Bộ, sở nên xây dựng những tiết dạy mẫu trực tuyến hay trên mạng trường học kết nối cho giáo viên cả nước cùng học tập, trao đổi là tốt nhất.
Nhân đây nói về ban giám khảo những người “cầm cân nảy mực” đáng kính cũng lắm chuyện phải bàn, có giám khảo thật sự có năng lực chấm giáo viên giỏi các cấp và cũng không ít giám khảo do cơ cấu nên năng lực tầm tầm bậc trung cũng ngồi ghế “trọng tài”.
Sở dĩ lâu nay phải thực hiện bởi chính do cơ chế, căn bệnh “thành tích” trong giáo dục và bệnh “diễn” trong giáo viên mỗi khi phong trào được ép từ trên xuống.
Ngày 3/3/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn lưu ý: "Việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp là do giáo viên tự nguyện, không được ép buộc tham gia và không được tạo áp lực cho giáo viên để lấy thành tích cho nhà trường dưới mọi hình thức". Khi biết thông báo này, chúng tôi thật hoan hỉ vì được cởi trói trong việc thi giáo viên giỏi. Nhưng thực tế diễn ra vẫn như cũ không có gì thay đổi.
Mong rằng Bộ GD-ĐT cần có sự chỉ đạo quyết liệt và xem lại hiệu quả phong trào thi giáo viên giỏi.
Nguyễn Văn Lực (Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt=""/>Tâm sự của thầy giáo từng khổ sở khi thi giáo viên giỏiTrao đổi với VietNamNet, anh Nhân Nguyễn - nhà sáng lập của Nhân Nguyễn Sharing - một blog chuyên về digital cho biết, theo con số mà vị chuyên gia này nắm được, đã có hàng trăm fanpage Facebook của người dùng Việt Nam bị khóa.
“Đợt rà quét này của Facebook gây ảnh hưởng nặng tới nhiều trang fanpage tại Việt Nam, nhiều trang lớn cả trăm nghìn lượt theo dõi cũng bị ảnh hưởng. Trong số này, có cả fanpage của các doanh nghiệp đang kinh doanh trên mạng”, vị chuyên gia nhận định.
Theo anh Nhân Nguyễn, sau khi phân tích, nguyên nhân của tình trạng này nhiều khả năng không phải do lỗi hệ thống. Có thể Facebook đã tiến hành rà quét các bài đăng vi phạm từ nhiều năm trước nên chủ các trang fanpage không còn nắm được.
“Khả năng cao trong quá trình đăng tải nội dung, quảng cáo, người quản trị fanpage đã có những bài viết vi phạm mà không để ý, hoặc mặc định cái sai là cái đúng. Còn một khả năng nữa do vi phạm của chính người quản trị (admin/owner) khiến trang fanpage bị quét liên đới”,anh chia sẻ.
Việc bị Facebook khóa fanpage sẽ gây thiệt hại về kinh tế nhất định cho chủ các fanpage, bao gồm những người sản xuất, sáng tạo nội dung số và kinh doanh online. Đặc biệt, với những người kinh doanh online, họ có thể bị khách hàng nghi ngờ là lừa đảo khi phát hiện ra trang fanpage không còn truy cập được.
Các chủ fanpage bị khóa vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng vẫn có cơ hội lấy lại trang của mình bằng cách kháng cáo với Facebook. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc này không đơn giản và cũng tốn rất nhiều thời gian.