Mẹ Albert phải chật vật gánh vác việc gia đình và nuôi dưỡng 2 con trong điều kiện nghèo khó. Bà cũng rất ít khi chuyện trò với con trai vì điếc nặng và không biết chữ.
Bất chấp những khó khăn đó, Albert thể hiện năng lực và quyết tâm theo đuổi con đường học vấn. Năm 19 tuổi, ông đã có bài viết đăng báo. Thầy giáo lớp 5 Loui Germain- người ông đã cảm ơn khi nhận giải Nobel, đã khuyến khích ông tiếp tục học lên cao.
Năm 1930, sau khi tốt nghiệp trung học, Albert theo học ngành Triết học tại ĐH Algiers. Sau đó, ông dự định học tiếp cao học nhưng căn bệnh lao phổi đã buộc ông phải thay đổi ý định.
Sự ra đời Chủ nghĩa phi lý
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít và Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Albert Camus. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản, tích cực tham gia Kháng chiến chống Đức Quốc xã chiếm đóng, đấu tranh chống áp bức và bênh vực công lý.
Chứng kiến những hành động tàn bạo trong chiến tranh càng làm sâu sắc thêm sự khám phá triết học của ông về thân phận con người và cuộc đấu tranh ý nghĩa chống lại bạo lực phi nghĩa.
Năm 1942, ở tuổi 29, Albert Camus cho xuất bản tiểu thuyết gây chấn động giới văn chương Pháp- "Người xa lạ". Tác phẩm nói về một người đàn ông bị tống giam vì tội giết người và ngồi chờ bị hành hình.
Tác phẩm thể hiện sự trăn trở, day dứt của cả một thế hệ trước câu hỏi về giá trị của cuộc sống cũng như lòng khao khát tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Dựa vào hình tượng của Sisyphus trong Thần thoại Hy Lạp, một vị thần bị kết án suốt đời đẩy một tảng đá lên đỉnh núi, rồi lại thấy nó lăn xuống, Albert cho ra đời tác phẩm "Thần thoại Sisyphe" (1942).
Thời gian trôi đi trong những hành động lặp đi lặp lại và kéo dài như bất tận của Sisyphus khiến Albert thấy rằng sự hiện hữu của con người trong đời sống này cũng vô nghĩa và phi lý như vậy.
Sau chiến tranh, khi chủ nghĩa Hiện sinh chi phối đời sống tinh thần người Paris cũng là lúc Albert nổi danh. Các tác phẩm của ông giúp tầng lớp trí thức châu Âu nhận ra giá trị cuộc sống.
5 lần đề cử Giải Nobel và hành trình "đứt đoạn"
Năm 1949, khi mới 36 tuổi, Albert Camus được đề cử giải Nobel và tiếp tục được đề cử vào các năm 1952, 1954, 1955, 1956 và 1957.
Năm 1957, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải cho ông, gọi Albert Camus là “một cây thanh thảo trồng trong vườn, cao quý và chẳng gì thay thế nổi. Khi đem trồng ra ngoài khu vườn ấy, nó vẫn cứ giữ nguyên mọi đặc điểm, bất chấp những ảnh hưởng của truyền thống và sự biến thiên".
Sự nghiệp văn chương lẫy lừng nhưng đường tình của Albert không hề phẳng lặng. Năm 1936, ông kết hôn với một người nghiện ma túy và ly hôn sau 2 năm vì lý do cả 2 không chung tình.
Sau đó, ông kết hôn lần thứ hai, sinh đôi nhưng cuộc sống gia đình sớm đổ vỡ do Albert tiếp tục có mối quan hệ với với María Victoria Casares y Pérez- nữ diễn viên người Pháp gốc Tây Ban Nha nổi bật nhất của sân khấu và điện ảnh Pháp lúc bấy giờ. Chính bản thân ông thừa nhận bản thân không thích hợp cuộc sống gia đình.
Ngày 4/1/1960, khi đang đi cùng một nhà xuất bản và một người bạn trên chiếc xe thể thao Facel Vega gần khu vực Sens (Pháp), Albert đã mất lái và đâm vào một cái cây. Vụ tai nạn khiến ông mãi ra đi ở tuổi 46.
Sự ra đi giữa lúc sự nghiệp Albert Camus thăng hoa đã để lại cho giới văn học và triết học Pháp, châu Âu và thế giới sự tiếc thương vô hạn. Cái chết của Albert đã "cắt ngắn" tiềm năng đóng góp của ông cho chủ nghĩa hiện sinh, khiến nhiều người băn khoăn về hành trình còn dang dở mà ông chỉ mới vừa bắt đầu.
Tuy vậy, các tác phẩm của ông vẫn mang sức ảnh hưởng đến ngày nay, khơi gợi sự suy ngẫm về thân phận con người, tìm kiếm ý nghĩa và phi lý của sự tồn tại.
Cái chết của Albert Camus cũng tạo thêm một lớp suy tư sâu sắc cho những ý tưởng của ông, nhấn mạnh sự mong manh của cuộc sống và sự vô thường của những nỗ lực của con người.
Tử Huy
Bứt phá qua từng bước chạy
Trải qua 2 mùa giải, giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank đã đạt được các dấu mốc vượt trội với sự tham gia của hơn 16.000 vận động viên đến từ gần 40 quốc gia trên thế giới, và nhiều kỷ lục mới được thiết lập.
Với ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô năm nay, giải chạy Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 năm 2024 dự kiến thu hút số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay, bao gồm các vận động viên quốc tế có thành tích nổi bật, các vận động viên xuất sắc nhất trong nước, người nổi tiếng, các doanh nhân và đông đảo người dân thủ đô cũng như trên toàn quốc.
Ông Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội, chia sẻ: “Hướng về kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, thể thao Hà Nội mong muốn đẩy mạnh toàn diện các cuộc vận động, sự kiện từ phong trào quần chúng đến thể thao thành tích cao. Trong đó, giải chạy Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 năm 2024 là sự kiện điển hình, khẳng định quyết tâm nâng cao xếp hạng thành tích thể thao của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời tạo cơ hội quảng bá tuyệt vời về du lịch thể thao đến bạn bè thế giới”.
Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị Techcombank, với vai trò nhà tài trợ chiến lược của giải chia sẻ: “Chúng tôi vinh dự khi giải chạy Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 năm 2024 được UBND TP. Hà Nội lựa chọn là giải chạy tiêu biểu của thành phố trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Với thông điệp “Bước chạy vì một Việt Nam vượt trội”, chúng tôi mong muốn cùng cộng đồng lan tỏa tinh thần sống khỏe, rèn luyện ý chí và nghị lực để không ngừng bứt phá những giới hạn bản thân, từ đó tạo tiền đề để tiến tới phiên bản vượt trội hơn của chính mình, chung sức xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường và phồn vinh.
Mỗi bước chạy là một hành trình bứt phá và chinh phục những giới hạn mới của bản thân. Cùng nhau, chúng ta hãy sải bước để tiến tới phiên bản vượt trội hơn của chính mình trên đường đua năm nay. Techcombank mong muốn tiếp tục tạo nên những trải nghiệm ý nghĩa và giá trị thiết thực cho cộng đồng, thông qua cam kết đồng hành cùng giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank qua các năm”.
“Tôn vinh di sản qua từng bước chạy”
Tuần lễ sự kiện và hoạt động trải nghiệm của các gian hàng tại Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3, từ ngày 13/9 - 15/9/2024, cũng được đầu tư chuyên nghiệp, với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Với ý nghĩa “Tôn vinh di sản qua từng bước chạy”, giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3 năm 2024 là giải chạy có cung đường xuất phát từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, địa danh văn hóa du lịch nổi tiếng tại trung tâm quận Hoàn Kiếm. Các vận động viên cự ly Marathon và bán Marathon sẽ chạy qua cung đường di sản đặc biệt, với 39 địa danh lịch sử của Thủ đô, như Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Nhà Hát Lớn, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tượng đài Bắc Sơn, Cầu Long Biên…
Là giải chạy đạt tiêu chuẩn Quốc tế, tham gia giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank, các vận động viên cũng sẽ được sử dụng thành tích của mình để xét điều kiện tham gia 6 giải Marathon lớn nhất thế giới (6 World Major Marathons như Boston Marathon, Chicago Marathon hay New York City Marathon,…)
Ông Rob Zamacona, Giám đốc điều hành Sunrise Events Việt Nam nhấn mạnh, “Ban Tổ chức cam kết nâng cao tiêu chuẩn vận hành qua mỗi năm, để phát triển quy mô và tiêu chuẩn của các sự kiện sánh ngang với các sự kiện marathon tốt nhất trong khu vực. Chúng tôi luôn đặt tiêu chí đảm bảo an toàn cho vận động viên lên hàng đầu, đồng thời liên tục cải thiện công tác tổ chức qua từng mùa giải để mang đến trải nghiệm tốt nhất, nhằm đưa Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank trở thành giải chạy đáng nhớ với những ai từng tham gia”.
Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Website: https://marathonhn.com/ Facebook: https://www.facebook.com/TechcombankHaNoiMarathon |
Đậu Linh