Có một thực tế lâu nay là, nhiều nhà sản xuất vô danh ở Trung Quốc thường sao chép toàn bộ thiết kế của những smartphone nổi tiếng. Do "vay mượn" hoàn toàn ý tưởng, những chiếc điện thoái "nhái" này trông như anh em song sinh với nguyên mẫu, nhưng thường có phần cứng yếu hơn cùng giá bán siêu rẻ để thu hút người dùng.
![]() |
AnTuTu, trang chuyên đánh giá sức mạnh phần cứng của thiết bị di động (benchmark) vừa công bố một thống kê thú vị cho năm 2017. Sau khi tiến hành rà soát mọi smartphone đã được trang trực tiếp kiểm tra từ tháng 1 - 12/2017, AnTuTu phát hiện, có tới 2,64% thiết bị trong số đó là hàng "nhái" hoặc hàng giả.
![]() |
Trong tất cả các smartphone đã phát hành ra thị trường, Samsung Galaxy S7 edge là mẫu máy bị sao chép nhiều nhất. Trong thực tế, đứng đầu danh sách các điện thoại bị làm nhái là phiên bản S7 edge cho thị trường EU và đứng ở vị trí thứ 2 là phiên bản S7 edge cho thị trường Trung Quốc.
Samsung Galaxy S7 là mẫu điện thoại hay bị sao chép thứ 3 và tiếp theo nó ở vị trí thứ 4 là mẫu điện thoại gập Samsung W2016. Chiếc iPhone đầu tiên và duy nhất lọt vào danh sách smartphone bị làm nhái nhiều nhất năm qua là iPhone 7 Plus, ở vị trí thứ 5.
Như vậy, theo AnTuTu, các mẫu điện thoại Samsung bị bắt chước nhiều nhất năm 2017. Các chuyên gia nhận định, thực tế này bắt nguồn từ một vài lí do. Ví dụ, việc làm nhái một chiếc điện thoại Android nổi tiếng dễ thực hiện hơn.
Trong khi đó, việc nhái giao diện người dùng (UI) giống thiết bị iOS ở một smartphone Android sẽ bại lộ khi người dùng truy cập vào cửa hàng ứng dụng trực tuyến hoặc mục Setttings (Cài đặt) của máy. Vì vậy, nếu muốn "lừa" nhiều người dùng hơn, nhà sản xuất chỉ cần gắn sản phẩm của họ với hệ điều hành họ có thể làm nhái dễ nhất.
Trái với kỳ vọng của nhiều người, iPhone X không phải là mẫu iPhone bán chạy nhất năm 2017 của Apple.
" alt=""/>Điện thoại nào bị làm 'nhái' nhiều nhất năm 2017?Có vẻ như, chương trình giảm giá của Apple đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều tín đồ Táo khuyết, dẫn đến sự quá tải tại các cửa hàng chính hãng (Apple Store) ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo một công cụ đặt lịch hẹn trực tuyến của Apple, thời gian chờ để khách hàng có được cuộc hẹn với nhân viên của Apple Store hiện đã kéo dài tới vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi đó, thông thường, các cuộc gặp với nhân viên Apple sẽ diễn ra trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi khách hàng đặt lịch.
Việc tăng thời gian chờ gặp nhân viên Apple xảy ra ở khắp các cửa hàng chính hãng tại các thành phố khác nhau. Nhiều tín đồ Táo khuyết đăng đàn trên Twitter phàn nàn về việc họ không thể đặt hẹn với Apple Store hoặc tiếp tục phải xếp hàng dài chờ đợi bên ngoài Apple Store dù đến đúng ngày hẹn gặp.
Giới quan sát nhận định, thực trạng trên có thể cho thấy Apple đã không chuẩn bị tốt cho tình huống khách hàng muốn thay mới pin iPhone cũ đông nườm nượp. Ngoài ra, sự quá tải còn có thể bắt nguồn từ việc một số người sở hữu iPhone vẫn dùng tốt, không bị chậm sau cập nhật phần mềm nhưng vẫn muốn đổi mới pin để phòng ngừa.
Tạp chí Business Insider dẫn lời một nhân viên Apple Store ở Midwestern, Mỹ tiết lộ, phần lớn những người muốn thay mới pin thực sự không cần điều đó. Theo nhân viên giấu tên này, sau khi kiểm tra, chỉ có 10% iPhone đăng ký thực sự cần một viên pin mới. Apple có thể sử dụng một công cụ chẩn đoán để xác định tình trạng thực tế của pin, nhưng theo chính sách mới đây, hãng sẽ thay pin cho mọi khách hàng sẵn sàng chi trả 29 USD bất kể iPhone của họ có cần phải thay pin hay không.
Trong một thông báo nội bộ, Apple cho biết, hãng không dự trữ pin iPhone 6 Plus. Do đó, vì hãng đã ngưng sản xuất thiết bị này, các Apple Store sẽ không có sẵn pin thay mới cho các chủ nhân mẫu điện thoại này cho mãi tới tháng 3 hoặc tháng 4 năm nay.
Tuấn Anh(Theo BGR)
Chỉ trong vòng 2 ngày đã xảy ra liên tiếp 2 vụ pin iPhone bốc cháy và phát nổ tại các cửa hàng của Apple (Apple Store) tại hai nước khác nhau trên thế giới.
" alt=""/>Apple Store quá tải vì khách hàng muốn thay mới pin cho iPhoneJean Liu có xuất thân nhà nòi trong ngành công nghệ, là con gái của nhà sáng lập Lenovo.
Cô tốt nghiệp đại học Bắc Kinh chuyên ngành khoa học máy tính và có bằng thạc sĩ đại học Harvard. Sau khi tốt nghiệp, Liu làm việc cho Goldman Sachs trong 12 năm.
Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple từng viết về Liu - người hiện là chủ tịch của Didi: "Cô ấy có chung quan điểm với tôi rằng các công ty có thể và nên làm việc không chỉ để kiếm lợi nhuận".
Liu và đội ngũ của mình liên tục phân tích các dữ liệu về quãng đường di chuyển của mọi người, giống như cách các nhà hải dương học theo dõi thủy triều, để cải thiện dịch vụ của Didi.
Nhưng không chỉ là cỗ máy toàn con số, Liu còn sở hữu khả năng thương thuyết tuyệt vời, giúp mang về khoản đầu tư 1 tỷ USD từ Apple cho Didi. Đây chính là thương vụ góp phần giúp Didi "hất cẳng" Uber ra khỏi thị trường đi chung xe Trung Quốc vào năm 2016.
Ngoài ra, Liu cũng tham gia tích cực trong cuộc chiến vượt qua các quy định của giới chức nước này đối với ngành công nghiệp đi chung xe.
Nhân vật quan trọng không kém khác của Didi Chuxing chính là nhà sáng lập Cheng Wei - người hiện là CEO của công ty.
![]() |
Wei thành lập Didi vào năm 2012, khi mới 29 tuổi và 4 năm sau đó thâu tóm toàn bộ tài sản tại Trung Quốc của đối thủ Uber.
Tốt nghiệp đại học, Wei khởi đầu với vị trí trợ lý giám đốc cho một công ty massage chân và làm việc ở đây trong 1 năm.
Năm 2005, Wei gia nhập Alibaba làm nhân viên bán hàng. Chỉ trong 6 năm, Wei đã leo lên làm quản lý khu vực của Alipay - trở thành người trẻ nhất giữ vị trí này.
Năm 2013, Didi nhận được đầu tư từ Tencent, khơi mào cuộc chiến với đối thủ Kuaidi Dache do Alibaba "chống lưng". Cả hai thi nhau "đốt tiền" vào các chiến dịch khuyến mại nhằm thu hút người dùng. Cuộc chiến kết vào năm 2015 bằng một thương vụ sáp nhập.
Hiện Didi Chuxing nhận được hỗ trợ từ cả 3 gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc - cũng là đối thủ của nhau gồm Tencent, Alibaba và Baidu.
Trong số 5 start-up đắt giá nhất thế giới hiện nay, có 3 công ty của Trung Quốc gồm Didi, hãng điện thoại thông minh Xiaomi, và công ty giao thực phẩm tận nhà Meituan-Dianping.
" alt=""/>'Bộ đôi quyền lực' đứng sau startup đắt giá nhất thế giới