![]() |
Ive gia nhập Apple năm 1992. Nhiệm vụ đầu tiên của ông tại Apple là nghiên cứu thiết kế cho máy "trợ lý số" Newton thế hệ 2 và MessagePad. |
![]() |
Dự án đầu tiên mà Ive và Jobs cùng cộng tác là chiếc máy tính iMac thế hệ đầu tiên ra mắt năm 1998. Thành công của iMac đã tạo dựng lại vị thế của Apple trên thị trường máy tính. |
![]() |
Sau đó, Job và Ive liên tục mang đến hàng loạt sản phẩm mới như iPod, iPhone và iPad. Chúng đều là những thiết bị thành công và có tầm ảnh hưởng lớn trong thế giới công nghệ. Gần đây, ông cũng tham gia giám sát việc sáng tạo và thiết kế các sản phẩm mới của Apple như Apple Watch. |
![]() |
Hiện tại, Ive sống ở San Francisco. Năm 2012, ông mua căn nhà gồm 4 phòng ngủ ở Pacific Heights với giá 17 triệu USD. Nó được thiết kế bởi Willis Polk, một kiến trúc sư nổi tiếng tại San Francisco, người từng thiết kế Cung điện Mỹ thuật của thành phố. Ngoài ra, Ive cũng sở hữu một ngôi nhà cạnh biển trên đảo Kauai ở Hawaii. |
![]() |
Ive có niềm đam mê với với xe hơi. Ông sở hữu bộ sưu tập gồm Austin-Healey Sprite, Aston Martin DB9, Land Rover LR3, một chiếc Bentley Brooklands màu trắng cùng một chiếc khác màu đen. |
![]() |
Tháng 5/2012, Ive được phong tước Hiệp sỹ tại Điện Buckingham bởi công chúa Anne, con gái duy nhất của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. |
![]() |
Ive cũng tích cực tham gia vào các công việc từ thiện. Ông từng thiết kế một chiếc máy ảnh Leica và nó đã thiết lập kỷ lục khi được bán đấu giá. Ông cũng tạo ra chiếc đồng hồ Jaeger-LeCoultre dành cho cuộc đấu giá từ thiện liên quan đến bệnh AIDS. |
![]() |
Tháng 5/2015, Ive được đề cử trở thành giám đốc thiết kế tại Apple. |
![]() |
Từ năm 2015-2017, Ive tập trung vào việc thiết kế trụ sở mới của Apple, "tàu vũ trụ" Apple Park đã được ông chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ. |
![]() |
Ive lấy lại quyền kiểm soát trực tiếp đội ngũ thiết kế của Apple năm 2017. Đội ngũ này trước đó được dẫn dắt bởi Evans Hankey, Phó chủ tịch Thiết kế Công nghiệp và Alan Dye, Phó chủ tịch Thiết kế Giao diện người dùng. |
![]() |
Ngày 27/6, trả lời phỏng vấn Financial Times, Ive cho biết ông sẽ rời Apple để khởi nghiệp với dự án LoveFrom. Công ty thiết kế này dự kiến ra mắt vào năm 2020 và có khách hàng đầu tiên chính là Apple. |
Những tranh cãi đã nhanh chóng nổ ra. Rất nhiều người đã ngay lập tức lên tiếng tỏ ra lo lắng, liệu kịch bản của Terminator (hay Her) đã tới gần? Ở mức độ vĩ mô hơn, nhiều chuyên gia công nghệ tại các trang báo lớn cũng bày tỏ lo ngại. Ví dụ, TechCrunch không ngần ngại cáo buộc: "Duplex (công nghệ giọng nói đằng sau Assistant) cho thấy Google đang thất bại trong việc thiết kế AI có đạo đức và sáng tạo".
Đáng tiếc rằng những mối lo sợ này có phần vô cớ. Đầu tiên, cần phải chỉ ra rằng Google đã lên tiếng xác nhận rằng Google Assistant sẽ luôn tự động nhận diện là AI mỗi lần thực hiện cuộc gọi. Kịch bản con người bị "lừa" nói chuyện với máy móc sẽ không xảy ra.
Khi đã gạt bỏ được mối lo ngại này, chúng ta sẽ phải lý giải câu hỏi tiếp theo: vậy Google cố cho Assistant có thể trở nên "người" hơn để làm gì?
Trí thông minh
Trước hết, hãy cùng bàn lại bản chất của các loại thiết bị/phần mềm thông minh. Bất cứ một tính năng "thông minh" nào cũng đều có 2 phần, phần "trí thông minh" và phần "trình bày". Phần "trí thông minh" có thể coi là phức tạp hơn, là nơi ẩn chứa các luật lệ rối rắm, các logic nghiệp vụ được "dịch" thành các thuật toán phức tạp. Phần "trình bày" có thể vẫn phức tạp, nhưng nhiệm vụ chính của phần này là làm thế nào để con người có thể tương tác với máy móc một cách dễ dàng nhất có thể.
Với trợ lý ảo, cán cân về độ phức tạp giữa phần "trí thông minh" và phần trình bày bớt chênh lệch đi một chút. Do ngôn ngữ nói của con người là một cách "trình bày" không đơn giản, các nhà phát triển sẽ phải dành rất nhiều công sức để có thể tạo ra các trợ lý ảo có khả năng hỏi-đáp với chúng ta. Thế nhưng, một khi đã có thể dạy smartphone/loa Bluetooth/PC có thể "trình bày" (và tương tác) bằng giọng nói, chúng ta lại phải trở về với vấn đề "thông minh". Thế giới AI vẫn tập trung để phát triển trí thông minh, để AI có thể thực hiện nhiều tác vụ hơn trước
Đây chính là mấu chốt của vấn đề với Google Assistant. Màn trình diễn tại I/O quả thật rất đáng kinh ngạc, nhưng nếu nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy "trí thông minh" ở đây vẫn chỉ dừng ở mức độ của một trợ lý ảo/chatbot thông thường. Hãy để ý rất kỹ rằng, nội dung trình diễn chỉ gói gọn trong tính năng đặt lịch hẹn với các cửa hàng/tiệm dịch vụ thay cho người dùng. Mỗi lần bạn đặt chỗ tại cửa hàng, bạn sẽ hỏi và nhận bao nhiêu thông tin? Rõ ràng là không nhiều, chủ yếu vẫn chỉ là thời gian và số người mà thôi.
Tương lai xa
Từ 2 năm trước, Microsoft đã có thể trình diễn các tính năng đặt lịch khách sạn tại Build 2016. Điểm khác biệt của Google nằm ở chỗ, Google Assistant sẽ dùng giọng nói để giao tiếp với nhân viên nhà hàng, còn chatbot của Microsoft sẽ gọi đến API (hoặc dùng một cách nào đó, về mặt kỹ thuật) để tương tác với hệ thống IT của các nhà hàng, cửa tiệm. Theo Google, phần lớn các cửa hàng đều không có hệ thống hay chuyên môn về IT, do đó giao tiếp giữa thiết bị cá nhân và các cửa hàng bằng giọng nói sẽ là một bước tiến lớn về độ tiện dụng.
Nhưng về trí thông minh thì, xét qua tình huống trình bày (đặt lịch), Google vẫn chưa có bước tiến mang tính cách mạng nào cả. "Trí thông minh" của Google Assistant hay các trợ lý ảo khác hiện vẫn chỉ dừng ở mức độ chatbot, vẫn là các bộ luật kiểu "khách nói A thì tôi kết hợp với những gì tôi 'biết' để chọn câu trả lời B hoặc C".
Quan trọng hơn nữa, hãy nhớ rõ rằng dù Google có thể giả lập được cách nói của con người, hiện tại ngay cả các mạng neuron vẫn chưa học được cách hiểu ngôn ngữ của con người. Lĩnh vực NLP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên) vẫn còn một chặng đường dài phải đi. Chừng nào não người vẫn còn là ẩn số, các trợ lý ảo về bản chất vẫn là những trí thông minh... hạng ruồi đặt dưới những giọng nói giống người mà thôi.
Theo GenK
" alt=""/>Hiểu đúng (để bớt sợ) về màn trình diễn giọng nói 'y như người thật' của Google AssistantSau khi để mất cả hai players trụ cột là Gustav "s4" Magnusson và Tal "Fly" Aizik đã chuyển sang Evil Geniusesvào tuần trước, OG đã công bố sự trở lại của Anathan "Ana" Pham trên trang Facebook chính thức vào hôm qua (04/6).
Ana nổi tiếng nhất khi anh khoác áo OG trong hai năm 2016-2017, với điểm nhấn là hai danh hiệu vô địch Boston Major và Kiev Major. Nhưng không may, OG đã không thể tiếp đà hung phấn để giành được kết quả tốt tại TI7, giải đấu mà họ để thua LGD Gaming và chịu cán đích ở hạng tám chung cuộc.
Ngay sau đó không lâu, Ana rời bỏ OG.
Cùng với Ana, streamer kiêm player người Phần Lan Topias "Topson" Taavitsainen, được biết đến nhiều nhất trong quãng thời gian anh còn chơi cho các teams hạng hai là SFTe-sports và Five Anchors No Captain, cũng gia nhập OG.
Topson sẽ là midlaner mới của OG, đúng vị trí mà Ana đã từng đảm nhiệm trước khi anh chia tay với tổ chức vào cuối năm ngoái.
Trước khi Valve tiến hành thay đổi hệ thống ranking theo huy chương cách đây vài tháng, Topson sở hữu 8884 MMR – cho thấy anh còn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Theo Dotabuff, Topson cho thấy sự thành thạo với ba heroes Invoker, Monkey King và Storm Spirit – những cái tên có thể sẽ được anh sử dụng thường xuyên trong thời gian sắp tới.
Trong khi đó, phần còn lại của OG cũng bị xáo trộn với sự xuất hiện của Ana và Topson.
Johan "n0tail" Sundstein sẽ lần đầu tiên chơi support kể từ năm 2015, thời anh còn là người của Cloud9. Sébastien "Mad" Debs chuyển sang vị trí offlane, thay thế cho s4 đã rời đi. Còn Jesse "JerAx" Vainikka nghiễm nhiên trở thành utility support mới của OG.
Fan hâm mộ sẽ được chứng thực sức mạnh của một OG rất mới mẻ trong các vòng loại khu vực châu Âu của TI8 sắp tới đây.
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Ana quay lại, OG sắp xếp lại đội hình