Trong số các trường đại học Việt Nam được xếp hạng, nhóm nghiên cứu chỉ ra điểm đánh giá về tỷ lệ giảng viên/sinh viên ở hầu hết các trường đều đang thấp hơn so với nhóm xếp hạng. Lý giải về điều này, ông Nhật cho hay, các trường được xếp hạng của Việt Nam đều quy mô lớn - trên 12.000 người học - nên việc cân đối tỷ lệ này khó hơn so với các trường quy mô nhỏ.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người học quốc tế của Việt Nam cũng thuộc top dưới, thấp hơn nhiều so với nhóm trong khu vực. Điều này, ông Nhật giải thích, một phần do đặc thù các chương trình học của Việt Nam vốn dùng Tiếng Việt nên khó thu hút sinh viên nước ngoài.
Tuy nhiên, điểm sáng của giáo dục đại học Việt Nam là uy tín tuyển dụng được đánh giá cao. Điển hình như 2 Đại học Quốc gia vốn có truyền thống lâu đời, đều có uy tín học thuật và mạng lưới nghiên cứu quốc tế tốt.
Các trường cần làm gì nếu muốn tham gia bảng xếp hạng?
Tham gia vào các bảng xếp hạng đại học thế giới, theo ông Nhật, các trường có quy mô đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh vực sẽ có nhiều lợi thế, bởi hầu hết các bảng xếp hạng đều hướng tới sự cân bằng giữa các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y tế, giáo dục…
Tuy nhiên với những trường quy mô nhỏ muốn tham gia bảng xếp hạng cần tập trung tăng năng suất, chất lượng nghiên cứu và chú trọng vào xu hướng quốc tế hoá, ví dụ tuyển dụng thêm các giảng viên quốc tế hoặc các chương trình đào tạo thu hút người học quốc tế.
Bên cạnh đó, với những trường cảm thấy nội lực chưa đủ để tham gia bảng xếp hạng thế giới có thể tập trung vào tham gia xếp hạng theo lĩnh vực.
Theo ông Nhật, các trường tham gia xếp hạng nhưng không nên vị xếp hạng. Bởi lẽ việc xếp hạng thực chất là một phương pháp để đối sánh chất lượng giữa các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực và thế giới, giúp các trường biết mình đang đứng ở đâu với thế giới, cơ sở của mình mạnh điểm gì và yếu ở đâu. Vì thế việc tham gia xếp hạng cũng cần được cân nhắc lựa chọn các bảng xếp hạng phù hợp và phải dựa theo năng lực, thế mạnh của trường.
Điều quan trọng sau khi xếp hạng, các trường sẽ sử dụng kết quả như thế nào để nâng cao chất lượng trong cơ sở mình.
“Việc xếp hạng nên có một chiến lược dài hạn, bền vững. Các trường không nên làm sai dữ liệu, phát triển nóng, phát triển thiên lệch. Điều đó có thể gây ra nhiều hệ lụy lâu dài và có thể trở thành “vết gợn” trong quá trình phát triển của nhà trường”, ông Nhật nói.
Theo Luật viên chức, viên chức được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. PGS.TS Đinh Công Hướng nói khi ông đang là giảng viên cơ hữu của Trường ĐH Quy Nhơn đã ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học với hai trường trên vì nhiều lý do. Trong đó có lý do Trường ĐH Quy Nhơn không quy định giảng viên cơ hữu không được ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với trường khác, chỉ yêu cầu giảng viên hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường.
“Tôi cũng xin nhận khuyết điểm là không báo cáo với người đứng đầu nhà trường tại thời điểm đó. Điều này tôi cũng trình bày rõ trong thư xin rút tên khỏi danh sách Hội đồng ngành Toán, Quỹ Nafosted”- theo PGS.TS Hướng.
Sau sự việc xảy ra, PGS.TS Hướng cho hay, điều ông muốn là được an tâm công tác và cống hiến cho khoa học. “Điều kiện kinh tế là một phần, phần khác tôi mong muốn các kết quả nghiên cứu của mình được trân trọng, ghi nhận. Tôi cảm nhận được điều này khi công tác tại đơn vị mới”.
Vị PGS Toán học cũng cho hay, ông cảm thấy rất áy náy vì đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng các nhà khoa học nói chung, cũng như đồng nghiệp Toán đã cân nhắc, tin tưởng giới thiệu ông vào hội đồng nói riêng.
“Chuyện sai đúng đến đâu, thật sự tôi không biết phải nói thế nào lúc này. Khi công tác tại trường mới, tôi thấy có những quy định khen thưởng kèm các chế tài rõ ràng do đó, sự việc này sẽ không lặp lại. Tôi rất mong sự việc qua đi để mình có thể tập trung cho công việc hiện tại”.
8 nguyên tắc công bố khoa học
Về vấn đề công tác cơ hữu ở một nơi nhưng lại ghi địa chỉ công bố khoa học ở một nơi khác, GS Nguyễn Văn Tuấn, ĐH New South Wales (Úc) cho rằng: "Trường hợp nhà nghiên cứu có liên hệ chính thức ở trường khác sẽ không có vấn đề gì". Với bản thân ông, công tác ở ĐH New South Wales Sydney và có hợp tác với đồng nghiệp ở Việt Nam nhưng nếu không có affiliation chính thức, ông chỉ ghi ĐH New South Wales là địa chỉ.
Tuy nhiên nếu ông làm ở ĐH New South Wales và có liên hệ chính thức với viện nghiên cứu khác, khi công bố quốc tế ông sẽ phải ghi 2 địa chỉ.
Theo GS Tuấn, khi công bố khoa học cần phải tuân thủ 8 nguyên tắc. Trong đó, nguyên tắc 1: Trung thực, tức là công bố dữ liệu và thông tin một cách trung thực và chính xác trong suốt quá trình đề xuất, thực hiện, phân tích và báo cáo nghiên cứu.
Nguyên tắc 2: Nghiêm chỉnh, nghĩa là chú ý đến những chi tiết về phương pháp nghiên cứu và duy trì tiêu chuẩn khoa học một cách nghiêm ngặt, đồng thời lưu tâm và thừa nhận những yếu tố nhiễu và thiên lệch.
Nguyên tắc 3: Minh bạch, có nghĩa chia sẻ một cách cởi mở và có trách nhiệm về phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và kết quả, đồng thời khai báo và quản lý các mâu thuẫn lợi ích cá nhân một cách có hiệu quả.
Nguyên tắc 4: Công bằng, tức là đối xử công bằng và tôn trọng các đồng nghiệp và tất cả các thành viên tham gia vào quá trình nghiên cứu. Người công bố phải tham khảo và trích dẫn thông tin một cách thích hợp, đồng thời ghi nhận và công nhận mức độ đóng góp, bao gồm cả quyền tác giả khi thích hợp, cho những thành viên đã đóng góp vào công trình nghiên cứu.
Nguyên tắc 5: Tôn trọng những thành viên tham gia nghiên cứu, đồng nghiệp, sinh viên, nghiên cứu sinh, và cộng đồng rộng lớn hơn, kể các loài động vật và môi trường. Nguyên tắc 6: Ghi nhận và tôn trọng quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là các dân tộc thiểu số; Tích cực tham gia vào nghiên cứu có tác động hoặc có ý nghĩa đặc biệt đối với họ.
Nguyên tắc 7: Trách nhiệm giải trình, bao gồm cả khía cạnh tài chính và phi tài chính, trong suốt quá trình phát triển, thực hiện và báo cáo nghiên cứu. Dự báo các hậu quả và kết quả của nghiên cứu trước khi công bố.
Nguyên tắc 8: Quảng bá văn hoá khoa học, duy trì văn hóa khoa học cả trong đơn vị và và trong lĩnh vực chuyên môn.