Thành phố đã có một số ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực công. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tư pháp đã có 4 loại hồ sơ hộ tịch của người dân có thể được thực hiện bất kỳ đâu, không phụ thuộc nơi cư trú. Tổng đài 1022 có thể xử lý các phản ánh của người dân theo thời gian thực. Công bố hệ thống dashboard giúp chính quyền thành phố ra quyết định dựa trên dữ liệu…
Trong năm 2023, thành phố nêu 2 mục tiêu quan trọng cần thực hiện trong mảng dữ liệu số. Trong đó, đặt mục tiêu người dân khi giao tiếp trên cổng dịch vụ công chỉ cần phải cung cấp thông tin một lần. Thêm vào đó, cơ quan nhà nước từ thông tin thu thập được có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu và theo thời gian thực. Đồng thời, chính quyền có hệ thống xử lý để giảm thiểu các báo cáo thủ công.
Riêng trong lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thành phố đã triển khai một số ứng dụng trên địa bàn. Ví dụ, chính quyền quận 1 đã ứng dụng định danh điện tử, Công an thành phố áp dụng camera AI trong giám sát an ninh, HĐND TP đã có công cụ để rút ngắn thời gian thẩm tra, và nhiều phường đã ứng dụng chatbot, callbot trong giải đáp thắc mắc của người dân.
Dù vậy, lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM thừa nhận việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các vấn đề của thành phố chưa nhiều, chưa đồng bộ và bài bản.
Phải dùng AI để cải tiến hoạt động của TP.HCM
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nêu rõ trí tuệ nhân tạo là một trong những công cụ hàng đầu để tháo gỡ các tắc nghẽn trong khu đô thị lớn như TP.HCM. Thành phố xác định trong năm 2023 chú trọng cải cách hành chính và thúc đẩy đầu tư an ninh, an toàn xã hội. Một trong những trọng tâm là thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao và AI để nâng cao chất lượng quản lý.
Trong quá trình thực hiện, Sở TT&TT cùng với Sở KH&CN đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, ông Đức chỉ đạo hai sở cần tập trung giải quyết các bài toán cụ thể, ứng dụng thực chất.
“Phải xác định rõ đưa AI vào để cải tiến, cải cách hiệu quả hoạt động của thành phố. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng gắn mác AI lên nền tảng cũ”, Phó chủ tịch TP nhấn mạnh.
TP.HCM có sẵn nhiều tổ chức giáo dục lớn, nhiều doanh nghiệp mạnh, nguồn lực dồi dào trên địa bàn, do đó cần tận dụng, kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn lực này để giúp thành phố phát triển.
Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung giải quyết 3 vấn đề. Đầu tiên là nguồn nhân lực cả ngắn hạn và dài hạn, cũng là bài toán phải giải thường trực. Tiếp đến, cần lập hạ tầng phần cứng lẫn phần mềm để xây dựng lên dữ liệu, từ đó khai thác lại nguồn dữ liệu phát sinh. Cùng với đó, phải thường xuyên nghiên cứu các vấn đề xảy ra trong thực tiễn vận hành thành phố nhằm nêu các bài toán, mời gọi các tổ chức tham gia giải quyết.
Cần làm thực chất, không hình thức
Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định, TP.HCM là địa phương có đầy đủ điều kiện để thực hiện hầu hết các chiến lược chuyển đổi số của quốc gia. Thành phố nên đi đầu trong ứng dụng công nghệ, đồng thời thúc đẩy hành lang pháp lý nhằm ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.
Chia sẻ chung quan điểm với lãnh đạo TP.HCM, Thứ trưởng Bộ KH&CN khẳng định ứng dụng công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng cần làm thực chất, không hình thức.
Trong hội thảo này, lãnh đạo thành phố và Bộ KH&CN đều thống nhất phải dùng AI để giải quyết các vấn đề thực tiễn cho thành phố lẫn cả nước, không dùng các từ ngữ cao siêu mang tính hình thức. Từ đó, thành phố nêu các vấn đề gặp phải và mời gọi các nguồn lực trong và ngoài nước cùng chung tay thực hiện.
" alt=""/>Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán cho chính quyền TP.HCMChủ tịch VDCA Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, để thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử vào năm 2030 theo như Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam cần nhận thức rõ các tiêu chí còn chưa tốt gồm có thông tin số, hiện mới đạt 0,65/1; tham vấn trực tuyến đạt 0,57/1, tham gia vào xây dựng chính sách và xây dựng pháp luật trực tuyến là 0,15/1.
Thông tin về thực trạng cung cấp thông tin trên các cổng/trang thông tin điện tử, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực Phụ nữ (CEPEW) cho biết, khảo sát của Trung tâm cho thấy tỷ lệ các cơ quan nhà nước công khai quy chế và đầu mối cung cấp thông tin còn hạn chế.
Cụ thể, ở cấp Trung ương, 48,1% cơ quan đã công khai đầu mối và 40,7% công khai quy chế cung cấp thông tin. Ở cấp địa phương, 9,5% UBND cấp tỉnh đã công khai đầu mối và 3,2% công khai quy chế cung cấp thông tin. Các Sở Tư pháp đạt tỷ lệ cao nhất ở cấp tỉnh, nhưng đều dưới 40%.
Kết quả khảo sát của CEPEW về tình hình thực hiện Luật Tiếp cận thông tin trên môi trường số còn chỉ ra rằng, việc triển khai Luật của các cơ quan nhà nước chậm và chưa đồng đều. Trong khi tỷ lệ các cơ quan trung ương thiết lập chuyên mục tiếp cận thông tin và lập danh mục thông tin phải công khai đều đạt 37% thì tỷ lệ này ở UBND cấp tỉnh lần lượt đạt 15,9% và 12,7%.
Đánh giá từ góc độ trải nghiệm của người dùng, đại diện Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) thuộc VDCA đưa ra nhận xét các cổng thông tin điện tử cấp tỉnh chưa thành công trong việc “giữ chân” người dùng. Số liệu cho thấy 80% các cổng thông tin điên tử cấp tỉnh chỉ “giữ chân” người dùng được 2,79 phút; bình quân, 62,42% rời đi ngay sau khi vừa truy cập.
“Các địa phương đã có đầu tư cho yếu tố “đầu vào” – cơ sở hạ tầng của các kênh tương tác với người dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hành, tổ chức thực hiện còn thiếu sự chuẩn hóa và chưa hiệu quả, dẫn đến yếu tố “đầu ra” là mức độ hài lòng cũng như sự tham gia của người dân trong tương tác với chính quyền trên môi trường số vẫn tương đối thấp”, đại diện Viện IPS đánh giá.
Chia sẻ ở góc nhìn của cơ quan nhà nước, ông Mai Thanh Hải, Phó Trưởng phòng Dịch vụ số, Cục Chuyển đổi số quốc gia cho biết, Nghị định 43 ban hành năm 2011 là một văn bản pháp lý quan trọng quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, qua 11 năm triển khai, Nghị định 43 giống như một “tấm áo chật”, không còn phù hợp với tình hình mới.
Cũng vì thế, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 42 ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Theo đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia, các quy định mới tại Nghị định 42 sẽ mang lại nhiều thuận tiện như: người dân, doanh nghiệp có thể truy cập, sử dụng thông tin và DVCTT 24/7 ở bất cứ đâu và lựa chọn kênh theo nhu cầu; người dân, doanh nghiệp sử dụng DVCTT toàn trình trên môi trường mạng và hướng tới chỉ khai báo thông tin 1 lần cho cơ quan nhà nước...
Theo đánh giá của VDCA, việc cập nhật Nghị định 42 mang một ý nghĩa quan trọng, phản ánh tư duy cung cấp dịch vụ, lấy người dân làm trung tâm, cụ thể ở đây là dịch vụ cung cấp thông tin cho người dân. Đồng quan điểm, đại diện CEPEW cho rằng, Nghị định này đạt một bước tiến lớn khi ghi nhận căn cứ pháp lý là Luật Tiếp cận thông tin, luật cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân.
" alt=""/>80% cổng thông tin điện tử cấp tỉnh chỉ “giữ chân” người dùng được 2,79 phútTheo ThS.BSNT Trần Tiến Tùng, việc người dân không có kiến thức y khoa giữ thói quen “tự làm bác sĩ” gây ra những hậu quả khôn lường và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Thứ nhất, không được chẩn đoán chính xác, bệnh vẫn tồn tại và tiến triển trong cơ thể, đến khi phát hiện đã chuyển giai đoạn cấp tính và mạn tính, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ hai, bỏ lỡ giai đoạn “vàng” có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Thứ ba, tự đoán bệnh và tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ dẫn tới việc điều trị không hiệu quả, bệnh kéo dài dai dẳng, hoặc dùng sai thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Giải pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, nhanh chóng
Thấu hiểu thói quen và tâm lý của người Việt, đồng thời mong muốn mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe ưu việt hơn cho cộng đồng, gần 30 năm trước, GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí - nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hệ thống Y tế MEDLATEC đã tiên phong phát triển dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Sự ra đời của dịch vụ này đã giúp người dân chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, góp phần hạn chế tình trạng “tự làm thầy thuốc”. Đại diện MEDLATEC phân tích, dịch vụ này phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cuộc sống ngày càng bận rộn; chỉ cần một cuộc gọi, người dân dễ dàng đặt lịch xét nghiệm theo thời gian, địa điểm mong muốn. Bên cạnh đó, dịch vụ thuận tiện cho các đối tượng người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có tình trạng sức khỏe yếu đang điều trị bệnh tại nhà…; giảm bớt nỗi lo lây nhiễm chéo khi tới bệnh viện trong các thời điểm nhạy cảm.
MEDLATEC có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Labo xét nghiệm thực hiện đạt hai tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012; đảm bảo cho việc xét nghiệm chính xác, tin cậy. Hiện đơn vị này đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm y khoa từ cơ bản đến chuyên sâu.
Hiện nay, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC đã phủ khắp 54 tỉnh thành trên toàn quốc, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu xét nghiệm chăm sóc sức khỏe của người dân cả nước.
“MEDLATEC cam kết mang những lợi ích tốt nhất cho cộng đồng, bên cạnh giá xét nghiệm được niêm yết như tại hệ thống các bệnh viện/phòng khám, trong suốt gần 30 năm qua, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10 nghìn đồng/lượt chi phí đi lại”, đại diện hệ thống y tế nói.
Thông tin liên hệ dịch vụ hoặc đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, hoặc app My Medlatec.
Thế Định
" alt=""/>Bác sĩ MEDLATEC cảnh báo hậu quả nặng nề của việc ‘tự đoán bệnh’