![]() |
Tin nhắn quảng cáo Bất động sản và SIM đẹp chiếm 70-80% tổng lượng tin nhắn rác. |
Thay vào đó, Thứ trưởng Thắng yêu cầu các nhà mạng đẩy nhanh các biện pháp kỹ thuật, tập trung xử lý các thuê bao sử dụng SIM Box hoặc phần mềm phát tán tin nhắn với tần suất cao trong giai đoạn đầu tiên. "Đây là những thuê bao gửi tin với tốc độ lớn, số lượng nhiều, tần suất cao... là đầu trò trong việc phát tán tin nhắn rác. Do đó, cần xác định dồn lực chặn SIM Box trước tiên, chứ nếu muốn cầu toàn, chặn đứng toàn bộ tin nhắn rác cùng lúc là điều rất khó", Thứ trưởng nêu quan điểm.
Trước đó, dự thảo "Tiêu chí hướng dẫn phát hiện, ngăn chặn và quy định và xử lý thuê bao phát tán tin nhắn rác" đã đưa ra khái niệm Hạn mức tin nhắn, nhằm chỉ số lượng tin nhắn được phép gửi đi từ một thuê bao đến một hoặc nhiều thuê bao khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức này sẽ do Bộ TT&TT quy định và có thể được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp với thực tế.
Những thuê bao có nhu cầu nhắn tin vượt hạn mức sẽ phải đăng ký với nhà mạng theo hướng dẫn của doanh nghiệp và phải là thuê bao trả sau. Việc đăng ký phải được tiến hành trực tiếp tại điểm đăng ký thông tin thuê bao.
Đóng góp ý kiến cho nội dung này, đại diện Viettel cho biết, các thuê bao tuổi teen của mạng này nhắn 200 tin/ngày là rất bình thường. Nếu quy định "Hạn mức tin nhắn" thì tầm ảnh hưởng sẽ rất rộng, số lượng thuê bao phải đăng ký vượt hạn mức là rất lớn. Do đó, nhà mạng này mong cơ quan quản lý không áp dụng đại trà chính sách. Có chung ý kiến, đại diện Vietnamobile cũng nhấn mạnh rằng, nếu áp dụng hạn mức, nhóm người dùng học sinh - sinh viên sẽ bị tác động trực tiếp. Hơn nữa, khách hàng bình thường thì ít khi có nhu cầu nhắn tin vượt hạn mức một cách thường xuyên. Nếu bắt cả họ đăng ký thì sẽ rất phiền hà. "Nếu buộc phải áp dụng, nhà mạng nên cho phép thuê bao nhắn tin để đăng ký hoặc hủy đăng ký vượt hạn mức nhằm đơn giản hóa quy trình nhất có thể", Vietnamobile đề xuất.
Cần đánh đúng điểm mấu chốt!
Tại cuộc họp về xây dựng tiêu chí xác định tin nhắn rác sáng nay, 9/6, Thứ trưởng Thắng thẳng thắn thừa nhận cơ quan quản lý và cả nhà mạng đang lúng túng trong việc xử lý tin nhắn rác. "Chúng ta có làm, có chặn nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt như mong muốn - cần phải thừa nhận điều đó". Thực tế là Thanh tra đã xử phạt nhiều doanh nghiệp, Bộ TT&TT cũng ra Chỉ thị 82 để tấn công tin nhắn tổng lực, nhà mạng cũng tập trung chặn tin nhắn rác, nhưng chỉ "êm" được một thời gian thì tin nhắn rác lại bùng lên. Điều này, theo Thứ trưởng, chứng tỏ các biện pháp đã áp dụng chưa "đánh đúng điểm mấu chốt".
Theo đánh giá, số lượng tin nhắn mua bán bất động sản, SIM số đẹp hiện chiếm tới 70-80% số lượng tin nhắn rác lưu hành. Các nhà mạng cần lưu ý việc này khi xây dựng hệ thống "từ khóa" để chặn tin nhắn rác.
Tất nhiên, một mình "từ khóa" thì không thể giải quyết được vấn đề tin nhắn rác. Các ý kiến tham luận tại cuộc họp đều cho rằng, cần phối hợp cùng lúc nhiều tiêu chí khác nhau, chí ít cũng là từ khóa với tần suất để xác định đâu là tin nhắn rác. Số lượng tiêu chí càng nhiều, càng rõ ràng thì việc nhận dạng càng chính xác, tỷ lệ chặn nhầm, chặn sai càng thấp.
Chẳng hạn, đại diện MobiFone cho biết, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2015, nhà mạng này đã chặn 170.000 thuê bao nhưng chỉ có chưa đến 10 trường hợp khiếu nại. Tỷ lệ này thuộc mức "cực kỳ thấp", chứng tỏ gần như không chặn nhầm người dùng bình thường. Tương tự, đại diện VinaPhone cho hay, mạng này đã chặn 200.000 thuê bao trong cùng kỳ và chưa ghi nhận được trường hợp khiếu nại nào.
"Việc khách hàng khiếu nại cũng là bình thường. Nếu tỷ lệ rất thấp, không đáng kể thì giải pháp đó có thể coi là chấp nhận được", Thứ trưởng chỉ ra. Ngược lại, nếu áp dụng tần suất quá chặt thì tỷ lệ khiếu nại sẽ cao, người dùng sẽ phản ứng. Do đó, việc quy định tần suất tin nhắn hợp lệ cần phải được tiến hành rất thận trọng. Bên cạnh đó, việc chặn tin nhắn bằng biện pháp kỹ thuật cần được tiến hành online, tức thời. Nếu nhà mạng xác minh quá lâu, thuê bao "rác" đã nhắn hết tiền trong tài khoản rồi vứt bỏ SIM thì có chặn cũng không còn ý nghĩa gì.
Trọng Cầm
Tin liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Sẽ mạnh tay ngăn chặn tin nhắn rác" alt=""/>Chưa áp dụng hạn mức tin nhắn khi chống tin nhắn rácXây dựng đô thị thông minh nằm trong quá trình chuyển đổi số tổng thể. Như ở Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh vừa có Quyết định Phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính.
Theo mục tiêu chung đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản hoàn thiện chuyển đổi số và hình thành đô thị thông minh; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân.
H.A.H
Trong mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
" alt=""/>Vĩnh Long tập hợp đầu mối phụ trách đô thị thông minh chính phủ điện tửCụ thể, thường trực Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng được bố trí cho thuê biệt thự công vụ diện tích đất khuôn viên từ 450-500m2. Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ rời cho biệt thự công vụ này là 350 triệu đồng. (Xem chi tiết)
Nghiên cứu phát hành trái phiếu để hỗ trợ lãi suất làm nhà ở xã hội
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án phát hành trái phiếu chính phủ hỗ trợ lãi suất cho hoạt động đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng trong tháng 4/2024.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù NHNN đã hai lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm đối với chủ đầu tư và 7,5% đối với người mua nhà; thời hạn được hưởng lãi suất ưu đãi ngắn (3 năm đối với chủ đầu tư, 5 năm đối với khách hàng cá nhân) chưa thực sự thu hút người vay. (Xem chi tiết)
Nhà phố thương mại ở vị trí đắc địa bị bỏ hoang khắp Đà Nẵng
Thị trường nhà phố thương mại - shophouse tại Đà Nẵng từng một thời nóng sốt, thu hút nhiều nhà đầu tư với hy vọng "gà đẻ trứng vàng". Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều dự án shophouse tại TP. Đà Nẵng rơi vào tình cảnh ế ẩm. Không ít căn đã rao cho thuê nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nhưng vẫn bỏ trống.
Ghi nhận của PV VietNamNet, tình trạng shophouse không người ở diễn ra khắp Đà Nẵng, tại những vị trí "đất vàng" thuộc các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ,... Có những căn nhà phố được chào bán từ 10-12 tỷ đồng vào năm 2019. (Xem chi tiết)
Căn nhà tí hon kỳ quặc ở Hà Nội
Căn nhà tí hon của gia đình ông Nguyễn Ngọc Kỳ có hai thành viên đang ở chỉ còn vỏn vẹn hơn 9m2 chia thành hai phần riêng biệt, án ngữ trước sảnh một tòa chung cư ở phường Phương Mai, quận Đống Đa.
Lãnh đạo UBND phường Phương Mai cho biết, mảnh đất thuộc quá trình mở rộng ngõ 102 Trường Chinh đã thu hồi 54m2 đất mà gia đình ông Kỳ sử dụng và có hỗ trợ hơn 68 triệu đồng nhưng ông Kỳ chưa nhận. Diện tích còn lại nằm trong phần đất của Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp 1 Hà Nội trước kia. (Xem chi tiết)
Bên trong dự án nhà ở xã hội hàng nghìn m2 đang ‘nuôi cỏ’ ở Hà Nội
Theo tiến độ yêu cầu của UBND TP. Hà Nội, từ quý IV/2024 dự án nhà ở xã hội Udic Eco Tower được đưa vào khai thác, sử dụng nhưng đến nay khu đất vẫn quây tôn, xanh cỏ. Chủ đầu tư Udic đối diện khoản phạt được thanh tra đề xuất 140 triệu đồng.
Ghi nhận của PV. VietNamNet, hiện dự án vẫn chỉ là bãi đất trống xanh cỏ được quây tôn, không có hoạt động xây dựng. (Xem chi tiết)
Bộ Xây dựng xử lý sao với dự án 'đắp chiếu', người mua nhà mắc kẹt?
Trong loạt bài Hồi sinh những dự án nhà ở đắp chiếu, VietNamNet đã phản ánh thực trạng quỹ đất ngày càng khan hiếm, nhu cầu nhà ở nhiều, nguồn cung trong vài năm qua hạn chế thì tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM… nhiều dự án chung cư, khu đô thị được đầu tư xây dựng lại rơi vào cảnh không người ở, chậm tiến độ “đắp chiếu” dở dang. Hàng trăm khách hàng đã đóng tiền vào các dự án trên nhưng chưa thể nhận nhà trong suốt nhiều năm.
Theo Bộ Xây dựng, nhiều dự án chung cư rơi vào cảnh chậm tiến độ “đắp chiếu” dở dang, nhiều biệt thự trong khu đô thị xây lên rồi bỏ hoang gây lãng phí rất lớn về đất đai, tiền của,... cần sớm được xử lý. (Xem chi tiết)