Báo cáo Chỉ số hội nhập kỹ thuật số ASEAN chỉ ra các chỉ số hội nhập kỹ thuật số của Singapore và Malaysia khá tốt, còn Brunei, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam thiếu một hoặc vài chỉ số.
Các chỉ số trong báo cáo bao gồm bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, thanh toán số, kỹ năng số, đổi mới, doanh nhân, khả năng sẵn sàng về hạ tầng. Campuchia, Lào và Myanmar đạt điểm dưới trung bình ở tất cả chỉ số.
Để tham gia vào kinh tế số, khuôn khổ quy định căn bản là điều rất quan trọng, theo Kenddrick Chan, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Portulans Institute (Mỹ). Ông cho biết, lý do đằng sau sự phát triển không đồng đều này là phân phối lợi ích kinh tế số không đồng đều. Mỗi quốc gia đang ở các giai đoạn phát triển khung pháp lý khác nhau.
ASEAN đã đưa ra các chính sách và khuôn khổ quan trọng như Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025, phác thảo các hành động nhằm hướng dẫn phối hợp giữa các chính phủ. Dù vậy, các mục tiêu này cần nghiên cứu chi tiết, hoạch định chính sách nhìn xa trông rộng và sự ủng hộ đáng kể từ các bên liên quan trong khu vực. Ít nhất, họ phải có chung ý tưởng hoặc quy định đối với chuyển dữ liệu xuyên biên giới, theo ông Chan.
Chẳng hạn, Singapore có các luật bảo đảm quyền riêng tư người dùng, chuyển thông tin tài chính an toàn xuyên biên giới, nhưng Campuchia không có. Quy định thường đi sau các đổi mới công nghệ và phải có luật mới, hiệu quả trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư khi thị trường phát triển, theo James Tan, đối tác quản lý tại hãng đầu tư mạo hiểm Quest Ventures (Singapore).
Bên cạnh đó, còn có khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị trong một nước. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới năm 2021, ngoại trừ Singapore, Malaysia, Brunei, các nước Đông Nam Á khác đều có hơn 40% dân số sinh sống tại nông thôn.
Dù Indonesia ghi nhận tốc độ sử dụng Internet tăng nhanh mỗi năm, sự chênh lệch giữa hai khu vực vẫn rất lớn, tăng nguy cơ bỏ lại cộng đồng vùng sâu vùng xa ở phía sau. Trước dịch Covid-19, khoảng cách số giữa nông thôn – thành thị Indonesia là 24,8% và giảm xuống 22,5% hậu Covid.
Ngoài Singapore, kỹ năng sử dụng công nghệ số của các nước ASEAN khác còn nghèo nàn. Tỷ lệ tiếp cận Internet cao (hơn 70%) và hầu hết sở hữu smartphone không đồng nghĩa với hiểu biết kỹ thuật số.
Ông Chan nhận xét: “Đông Nam Á không thiếu điện thoại di động. Với họ, Internet chính là điện thoại di động. Song, vấn đề chính là chúng bị mạng xã hội chi phối. Có lẽ họ còn không dùng trình duyệt web. Cách họ sử dụng Internet luôn là qua Facebook, Instagram, TikTok. Vì thế, đưa họ vào kinh tế số nói chung cần nhiều kiến thức hơn”.
(Theo CNBC)
Chưa dừng lại ở đây, phía cho vay tiếp tục yêu cầu ông Hưởng chuyển thêm 14,2 triệu đồng tiền phí giải ngân khoản vay vào tài khoản ngân hàng Vietcombank mang tên Phạm Thanh Hợp. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, ông Hưởng vẫn chưa nhận được giải ngân bất kỳ khoản cho vay nào.
Thông qua một tài khoản Zalo thứ 2 mang tên Nguyễn Công Đăng, phía cho vay yêu cầu ông Hưởng chuyển tiền lần thứ 3 với tổng số tiền là 10,6 triệu đồng và tiếp tục được đáp ứng. Đến lần thứ 4, khi được yêu cầu chuyển tiền tiếp một lần nữa, ông Hưởng đã không hợp tác và đến trình báo với cơ quan công an.
Sau gần 30 ngày điều tra, lực lượng công an đã tiến hành bắt giữ 2 đối tượng là Hứa Văn Ngọc Thảo (SN 2002) và Nguyễn Văn Trường (SN 2003). Cả hai đối tượng đều cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tại cơ quan công an, Hứa Văn Ngọc Thảo khai nhận đã chủ động tìm kiếm nạn nhân thông qua việc chạy quảng cáo cho vay trên Facebook. Sau 1 tuần chạy quảng cáo, hàng trăm người chủ động liên hệ do có nhu cầu vay tiền.
Khi con mồi sập bẫy, Thảo chủ động gửi thẻ nhân viên ngân hàng giả của mình cho bị hại để tạo lòng tin, rồi vẽ ra các khoản phí thực hiện hồ sơ, phí giải ngân và lừa chuyển tiền…
Theo đối tượng Nguyễn Văn Trường, nhóm này đã thực hiện trên 10 vụ lừa đảo bằng cách yêu cầu nạn nhân chuyển tiền phí hồ sơ vào tài khoản. Nếu nạn nhân nghi ngờ, yêu cầu gọi cuộc gọi video để kiểm chứng thì sẽ cắt mọi liên lạc.
Thời gian qua trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo tương tự. Trong những vụ việc này, kẻ xấu để ẩn danh, sử dụng SIM rác và thực hiện hành vi qua mạng, gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Để không trở thành nạn nhân, người dân cần cảnh giác với những cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu liên quan đến việc cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền và đặc biệt là mã OTP. Đây đều là các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo, bởi ngân hàng và cơ quan chức năng không bao giờ yêu cầu cung cấp thông tin như vậy.
" alt=""/>Mất 44 triệu vì kẻ xấu mạo danh ngân hàng, lừa chuyển tiền qua mạngTheo Reuters, đoạn video trên có bao gồm nhạc của nhóm Linkin Park, đã biến mất khỏi danh sách cập nhật các thông tin mới trên Twitter của Tổng thống vào tối qua (18/7) với thông báo: “Thông tin bị vô hiệu hoá do báo cáo của người sở hữu bản quyền”.
Được biết, đoạn video được ông Trump chia sẻ và bị dỡ bỏ là của giám đốc truyền thông xã hội Nhà Trắng Dan Scavino.
Twitter đã vô hiệu hoá clip này sau khi nhận được thông báo từ công ty Machine Shop Entertainment – công ty chủ quản của nhóm nhạc rock Linkin Park.
Hiện, Nhà Trắng chưa bình luận gì về sự việc trên.
Twitter bắt đầu để mắt tới các thông điệp của ông Trump từ hồi tháng 5 và liên tục xung đột với nhà lãnh đạo này kể từ đó. Công ty mạng xã hội này đã vài lần vô hiệu hoá hoặc bình luận về các thông điệp của Tổng thống vì họ cho rằng nó có khiếu nại bản quyền hoặc vi phạm chính sách về chống bạo lực.
Twitter đã gỡ một tấm ảnh mà Tổng thống Donald Trump đăng tải vào ngày 30/6 vì khiếu nại của nhiếp ảnh gia chụp bức ảnh, trong đó có ông Trump.
Công ty này cũng gắn nhãn cảnh báo với một thông điệp khác của Tổng thống Mỹ vào cuối tháng 5 vì vi phạm các quy định chống ca ngợi bạo lực. Trong thông điệp bị cảnh báo, ông Trump ca ngợi nhà chức trách Minneapolis cứng rắn khi phản ứng với các cuộc biểu tình về cái chết của Goerge Floyd.
Hoài Linh
Một quan chức Mỹ tiết lộ, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã nói với một số người thân cận về ý định từ chức sau khi Tổng thống Donald Trump phớt lờ cảnh báo của ông về sở thích dùng mạng xã hội Twitter.
" alt=""/>Twitter vô hiệu hoá thông điệp của ông Trump